Để một đứa trẻ lớn lên thật tốt.

"Có một điều rất thú vị đó là phụ huynh thường lo lắng rằng con của họ sẽ bị bắt nạt thay vì lo rằng chúng trở thành kẻ bắt nạt." Bản dịch một bài phỏng vấn của tác giả Melinda Wenner Moyer của cuốn sách 'How to raise kids who aren't asshole'.

Một quyển sách mới đưa ra các lời khuyên khoa học để giúp bố mẹ có thể dạy trẻ sự hào phóng, không kỳ thị. 


Không thiếu những lời khuyên nuôi dạy trẻ trong sách hoặc trên mạng, phần nhiều trong số đó khá mâu thuẫn: ví dụ như ‘Hãy bắt đầu giáo dục vô thức cho con bạn’ và ‘Đừng, dù thế nào cũng không được, giáo dục vô thức con bạn’. Nhưng phần lớn những cơ sở của hướng dẫn chỉ dưa trên những kinh nghiệm thiếu chính xác và các niềm tin cá nhân - rất ít trong số đó có bằng chứng khoa học, nhà khoa học Melinda Wenner Moyer, cha đẻ của cả hai. Bà đặt ra để tìm hiểu xem khoa học phải nói gì khi nhắc đến một câu hỏi mà cha mẹ nào cũng thắc mắc “Làm thế nào để con tôi trở thành một người có ích?”


Hay là, ‘Làm sao để tôi chắc chắn rằng con tôi không lớn lên trở thành một kẻ thô lỗ ích kỉ?’. Trong cuốn sách mới của bà Làm thế nào để nuôi một đứa trẻ không hư (G.P.Putman’s Sons), xuất bản ngày 20 tháng 7, Moyer thăm dò nghiên cứu làm thế nào để khuyến khích trẻ con trở nên hào phóng, trung thực, có ích và tốt bụng. Bà tóm gọn lại nghiên cứu bằng cách làm thế nào để trẻ con thấm nhuần niềm tin về sự bình đẳng và chắc rằng chúng sẽ đứng lên chống lại sự phân biệt chủng tộc và bất bình đẳng giới tính. Bà cũng chia sẻ đến các nhà khoa học về các khó khăn các lặp đi lặp lại khi làm bố mẹ như sự ganh đua giữa anh chị em trong nhà, dạy về an toàn tình dục và sử dụng thiết bị điện tử điều độ. Scientific American đã gửi tới Moyer phương pháp nuôi dạy trẻ trở thành công dân tốt dựa trên các cơ sở khoa học. 


Tôi thích cách mà quyển sách đưa ra rất nhiều câu hỏi và sự bất an mà tôi có khi là một bậc cha mẹ. Tại sao bạn lại quyết định viết nó vậy? 


Tôi muốn con tôi trở thành một người có lòng trắc ẩn, tốt bụng, sẵn sàng chống lại phân biệt chủng tộc và định kiến giới. Và tôi nghĩ ‘Mình có thể học về cách nuôi dạy trẻ con theo cách này và thấm nhuần các giá trị dựa vào khoa học hơn là chỉ dựa vào bản năng’. Tôi đã rất bất ngờ khi thấy có rất nhiều nghiên cứu dựa trên vấn đề này và chỉ có một số rất ít trong số chúng được biết đến. 


Ngày nay bố mẹ vốn đã có rất nhiều áp lực. Tôi không muốn phải chỉ bảo các bố mẹ khác phải làm gì. Nhưng tôi có thể viết một cuốn sách để đưa cho các bố mẹ phương pháp có thể khiến cho thế giới trở nên tốt hơn, cảm giác đó là một điều quan trọng. Tôi muốn quyển sách này giúp cho cuộc sống của các bố mẹ dễ dàng hơn, đưa cho họ câu trả lời của câu hỏi họ luôn trăn trở và cả khoa học rồi phương pháp họ tìm kiếm bấy lâu. Tôi không muốn đưa cho họ thêm gánh nặng hoặc những lời phán xét mà họ đã và đang phải chịu hàng ngày.


Đã có trường hợp nào bạn tìm thấy bằng chứng khoa học chống lại những gì bạn nghĩ trước đây và khiến bạn bất ngờ chưa? 


Một trong những nhiều câu hỏi lớn mà tôi có, ‘Làm thế nào để con tôi lớn lên bao dung và tốt bụng?’. Chúng ta nghe rất nhiều về tầm quan trọng của việc dạy con cho đi và sự hào phóng. Nhưng nghiên cứu mà tôi đã đọc cho rằng nó bắt đầu từ việc chia sẻ cảm xúc của chính chúng ta. Khá bất ngờ - điều đó đâu có liên quan gì đến chuyện trẻ con lớn lên trở nên hào phóng và bao dung đâu? Rõ ràng là giúp lũ trẻ hiểu được cảm xúc của chúng là cho chúng khả năng để hiểu cảm xúc của người khác và giúp chúng quyết định giúp và bao dung hơn với bạn bè. Đây là một phần của thứ được gọi là giả thuyết tâm trí - làm thế nào để thấu hiểu cảm xúc của người khác. Nghiên cứu cũng gợi ý cho bố mẹ hãy nói chuyện nhiều về cảm xúc của chính họ và những người khác, càng nhiều thì trẻ con sẽ càng trở nên bao dung và biết giúp đỡ. 


Vậy khoa học nói gì về việc nuôi dạy trẻ trở thành những người không phân biệt chủng tộc?


Các bậc phụ huynh thường nghĩ rằng nếu chúng ta không nói về chủng tộc, trẻ con sẽ không biết, và không phát triển sự phân biệt chủng tộc. Trong thực tế, điều ngược lại đã xảy ra. Trẻ con nhìn thấy sự khác biệt về chủng tộc từ rất sớm và rất tuân thủ các trật tự trong xã hội. Chúng như những thám tử nhí cố gắng tìm hiểu về cơ chế và lý do hoạt động của các phạm trù xã hội. Chúng thấy hầu hết những tổng thống Mỹ đều là người da trắng và rất nhiều bạn học ở nhà to thì đều có bố mẹ là người da trắng. Chúng hiểu đơn giản rằng người da trắng tốt hơn hoặc thông minh hơn. Nghiên cứu chỉ cho chúng ta thấy cần phải chỉnh lại những hiểu lầm mà trẻ con đang có. Chúng ta cần nói về điều đó, có thể sẽ hơi khó cho những bố mẹ da trắng; nó cũng khó đối với tôi. Một vài điều tôi học để viết sách cũng rất khó. Những điều đó cần sự luyện tập và hoàn toàn không dựa vào bản năng, nhưng nghiên cứu cũng cho thấy những cuộc hội thoại khó nhằn rất hữu ích kể cả khi chúng không hoàn hảo. 


Tôi có một cô con gái nhỏ 4 tuổi, và tôi không nghĩ là cháu biết gì về việc mọi người cho rằng con gái không được bằng con trai. Nó có ích gì không khi tôi dạy cháu về định kiến giới từ bây giờ? 


Tôi cũng có cùng một câu hỏi, và tôi đã gửi chúng cho các nhà nghiên cứu. Con gái tôi và tôi đã cùng đọc Câu chuyện trước giờ đi ngủ cho các cô gái nổi loạn, và mỗi câu chuyện về trải nghiệm của những người phụ nữ đã vượt qua định kiến giới đều khiến chúng tôi rất cảm động. Tôi cứ nghĩ về việc nên làm thế nào để con có ý thức về việc phải đứng lên chống lại định kiến giới. Nhưng sau đó tôi hiểu rằng tôi không cần phải làm thế, vì thật ra, chúng đã tự nhận thức được ở một mức nhận định nào đó, dù chúng chưa được dạy. Chúng thấy những vị tổng thống hầu hết đều là nam giới, những người quyền lực nhất cũng là nam giới. Chúng chú ý hết. Khi chúng ta dạy và bắt đầu nói về nó, điều này sẽ giúp chúng vượt qua được nó. Nó sẽ không thể không xảy ra chỉ vì bạn muốn thế. 


Một trong những điều rất thú vị mà bạn nhắc đến trong sách là có những phụ huynh thường lo lắng rằng con của họ sẽ bị bắt nạt thay vì lo rằng chúng là kẻ bắt nạt. 


Chúng ta có ý nghĩ như vậy vì cho rằng có một kiểu trẻ con sẽ trở thành kẻ bắt nạt. Nhưng một hạt giống xấu chưa chắc đã nảy mầm thành một cái cây xấu. Ai cũng có thể đi bắt nạt. Chúng ta nên thường xuyên nói chuyện với con trẻ về vấn đề này. Một vài nghiên cứu đưa ra rằng những đứa trẻ thực hiện hành vi bắt nạt thường không biết rằng hành động của mình gây tổn thương người khác. Đến đây chúng ta lại quay trở về chuyện chia sẻ cảm xúc với con trẻ. Đôi khi chúng không cố ý tổn thương ai cả - chúng không hiểu tác hại từ hành động mà chúng đang làm.


Một chương khá hấp dẫn nữa là về sự nguy hiểm của việc ép buộc trẻ con có thành tích học tập tốt. 


Đó cũng là chương khiến tôi cảm thấy rất hứng thú. Tôi bị bất ngờ khi hiểu rằng mong muốn tốt đẹp của chúng ta dành cho con trẻ về thành tích có thể tổn thương lòng tự trọng của chúng. Tôi đọc bản báo cáo và nghĩ ‘Mình có đang làm điều này không? Mình có đang biến con mình thành một con quái vật không?’ Chúng ta chỉ muốn con làm tốt và tốt hơn nữa. Chúng ta lo lắng về việc vào đại học của con, và nỗi sợ cứ bủa vây chúng ta - nó khó khăn hơn cả ngày trước nữa.Nhưng nếu chúng ta không cẩn thận, chúng ta có thể gieo mầm một vấn đề rất nghiêm trọng mà chúng ta muốn tránh xa. Nếu con cứ liên tục tự hỏi rằng tình cảm của bố mẹ dành cho mình chỉ dựa vào thành tích trên lớp, thì sẽ sinh ra rất nhiều vấn đề liên quan đến sự tự tin vào giá trị bản thân của con.


Khoa học vẫn đang cố gắng tìm ra tính cách bẩm sinh và sự nuôi dưỡng ảnh hưởng thế nào đến con người. Liệu bố mẹ có phải là người ảnh hưởng nhiều nhất đến việc sau này con trở thành ai không? 


Tôi nghĩ gen di truyền giữ một vai trò khá quan trọng, nhưng cả bố mẹ và môi trường cũng vậy. Xu hướng phát triển đặc điểm cá nhân của mỗi đứa trẻ là khác nhau, thế nhưng chúng ta có thể dẫn lối con về đúng đường với vai trò làm cha mẹ. Tôi quan sát thấy 2 đứa trẻ của tôi có những nét tính cách khác nhau và nghiêng về hai hướng khác nhau là bao dung và thấu cảm. Nhưng những kiến thức tôi có, đã đề cập trong sách, tôi đã thấy cả 2 đứa thay đổi. 


Biên dịch: Khánh Ngọc 

Nguồn ảnh: https://www.gettyimages.com/detail/photo/naughty-corner-a-tin-sign-mounted-on-a-wall-royalty-free-image/1322190088?adppopup=true

Biên tập: Ori

Link: https://www.scientificamerican.com/article/how-to-raise-kids-who-dont-grow-up-to-be-jerks-or-worse/

BẢN THẢO
Bài viết liên quan