Điều mà ai cũng nên biết về Góc nhìn của con người

Việc học cách nhìn nhận thế giới giúp bạn tránh việc tự lừa dối bản thân.

 NHỮNG Ý CHÍNH

  • Góc nhìn của con người là một quá trình mang tính sáng tạo đầy bất ngờ.
  • Niềm tin ảnh hưởng đến cách chúng ta quan sát thế giới quanh mình, thông thường nó sẽ khiến chúng ta chỉ nhìn nhận những gì mình mong muốn.
  • Tất cả những gì chúng ta nhìn nhận có thể ở quá khứ hoặc có thể là một phán đoán đã dự tính trước ở tương lai.

 


“Đột nhiên anh ta cảm thấy như mình là một chú bướm đêm vô dụng, chỉ biết lượn vòng ở ô cửa sổ của thực tại, lờ mờ thấy nó từ bên ngoài.” — trích từ cuốn tiểu thuyết Ubik (1969) của Philip K. Dick.

 

Chúng ta gần như là không thể dựa vào trực giác để hiểu được quá trình phức tạp và đáng ngạc nhiên theo góc nhìn của con người. Vì vậy, nhiều người thiếu đi khả năng nắm bắt cơ bản về cách họ nhìn nhận. Đây là một tình huống không thường thấy mặc dù chúng ta dựa dẫm vào góc nhìn khá nhiều. 

 

Mặc dù nền khoa học của ta chưa được hoàn thiện, nhưng chúng ta có đủ kiến thức để suy ngẫm về những gì ta “nhìn thấy” một cách hợp lý hơn và ngăn cản bản thân đặt quá nhiều lòng tin vào cái ta nhìn thấy. Thật đáng buồn khi sự tự cao lại khá phổ biến. Tôi đã trải nghiệm nó thường xuyên trong những buổi trò chuyện và phỏng vấn về những nhận định phi thường và những vấn đề lập luận quan trọng. Ví dụ như nhiều người không hề ngần ngại mà đặt niềm tin mù quáng vào những nhân chứng tận mắt chứng kiến sự xuất hiện của người ngoài hành tinh, người khổng lồ, ma quỷ, v.v.. (Theo Nghiên cứu của Harrison vào năm 2013).

 

Khoa học đã chỉ ra rằng góc nhìn của con người giống một rạp chiếu nhận thức hơn là một máy quay giám sát. Nhưng có bao nhiêu người biết được điều này? Đa số chúng ta nhận thức được rằng việc nhìn nhận đa phần là một hành động sáng tạo, một quá trình đem đến cho chúng ta một phiên bản khác của thực tại hơn là một bản sao chính xác. Đôi mắt và bộ não của chúng ta đơn giản là không chụp lại và trưng bày thế giới như cách nó vốn dĩ là thế.


Liệu chiếc "màn hình" nhỏ bé kia có chiếu được hết những gì hiện hữu ở thực tại? | Nguồn ảnh: Unsplash.com


Thay vào đó, bộ não sản sinh ra một loạt hình ảnh đã qua chỉnh sửa của một cảnh tượng nào đó. Những gì ta nhìn thấy, như một thói quen hằng ngày, được biến thành những hình ảnh viễn tưởng được dùng trong cuộc sống thực tế. Nếu có nhiều người dùng nhận thức của chính họ để lọc lại những thứ họ quan sát được hơn, ta có thể giảm đi lượng lớn sự tự lừa dối bản thân và những phán đoán vô lý. Và đó sẽ là một bước đi trọng đại tiến đến một thế giới hợp lý hơn.


Sơ lược về cách chúng ta nhìn nhận

 

Tầm nhìn của con người bắt đầu khi photon (lượng tử ánh sáng) chạm vào mắt. Võng mạc của chúng ta có một chức năng tự nhiên thần kỳ là chuyển những năng lượng ánh sáng thành những thông tin mang tính điện, chúng được truyền thông qua dây thần kinh thị giác đến não bộ. Một khi đã đến đó, những thông tin trần trụi này sẽ được đọc và dịch thành những khuôn mẫu. Đây là cách mà chúng ta nhận dạng một hình tròn lớn và một hình vuông nhỏ hoặc nhận thức được một con sư tử đang tấn công thì khác với một đóa hoa đẹp.


Mặc dù nó kì lạ và không hoàn hảo, tầm nhìn của chúng ta thông thường sẽ hoạt động khá tốt. Rốt cuộc, loài người chúng ta có thể tung hứng, điều khiển máy bay, và vẽ tranh phong cảnh. Dù vậy, sự chệch hướng về nhận thức khá phổ biến vì quá trình nhìn nhận thông thường bao gồm việc nhìn thấy những thứ không tồn tại và đã biến mất hoặc việc hiểu nhầm một cách tai hại về những thứ đang tồn tại.


Quá nhiều người quan niệm sai lầm rằng tầm nhìn/góc nhìn của con người hoạt động như một chiếc máy ảnh và đưa thông tin từ thực tế vào bộ não ta một cách chính xác. Vấn đề ở đây là, sự tin tưởng quá mức vào đôi mắt có thể khiến một người ít khi đưa ra sự nghi ngờ hoặc tìm kiếm bằng chứng xác thực sau khi đã chứng kiến thứ gì đó quan trọng. Chúng ta dễ đánh lừa bản thân theo nhiều cách, nhưng sự tin tưởng quá mức vào góc nhìn nhận là một trong những con đường nhanh nhất và chắc chắn nhất dẫn đến sự tự lừa dối.


Tầm nhìn chiếm một phần lớn trong toàn bộ hoạt động của bộ não, nên, nếu bộ não muốn tìm kiếm sự hiệu quả bằng cách giảm thiểu sự hỗn loạn thông tin là hợp lý. Khi chúng ta nhìn vào một bãi cỏ, chúng ta không cần phải bị choáng ngợp bởi từng chi tiết của từng ngọn cỏ. Đáng tiếc, nhiều người lại không thể nhận thức được việc có bao nhiêu chi tiết đã bị bỏ qua. Bộ não chỉ cho chúng ta thấy một khu vực cực kỳ nhỏ trong tầm nhìn có nhận thức của mình. Thường thì hơn 99% môi trường xung quanh sẽ trở nên vô hình. Chúng ta bỏ qua rất nhiều thứ (Theo Nghiên cứu của Chabris và Simons vào năm 2010). Tuy nhiên, có vẻ như điều rắc rối nhất là cách niềm tin và kinh nghiệm của chúng ta ảnh hưởng đến những gì ta nhìn thấy.



 

“Chúng ta không nhìn thấy thế giới này. Chúng ta chỉ xem những bộ phim về thế giới này.” | Nguồn ảnh: Unsplash.com

 

Đa số những người mà tôi từng tiếp xúc thông qua chủ đề này đều ngạc nhiên khi biết rằng, những hình ảnh về những sự vật không hề tồn tại có thể được tạo nên dựa vào những gì mà bộ não tiềm thức cho rằng là hữu dụng, đáng khao khát, đáng mong muốn, hoặc đúng với một niềm tin nào đó. Họ thường có xu hướng cảm thấy ngạc nhiên hơn, khi tôi giải thích rằng nghiên cứu chỉ ra chúng ta thường đặt nhiều niềm tin vào những hình ảnh tự tạo ra hơn là những hình ảnh hiện diện ở thực tại (Theo Nghiên cứu của Ehinger vào năm 2017). Do đó, để tổng kết lại, những hình ảnh ta nhìn thấy trong đầu mình không chỉ không hoàn hảo và đã được chỉnh sửa quá mức mà còn thường bao gồm những yếu tố tưởng tượng theo thói quen. Nó giống như là ta có một kịch bản phim để tham khảo, và tất cả chúng ta đều có một đội ngũ tạo hiệu ứng đặc biệt CGI của Hollywood. Chúng ta không nhìn thấy thế giới này. Chúng ta xem những thước phim về thế giới này. Để công bằng hơn, hãy gọi chúng là những bộ phim truyền hình tài liệu, những buổi thuyết trình dựa vào thực tế — nhưng được làm cho nghệ thuật hơn.


Có thấy mới tin (Seeing is Believing) và Tin gì thấy nấy (Believing is Seeing)

 

 

Nếu vào một buổi sáng, vì vài lý do nào đó, một cái hố lớn xuất hiện trên sàn phòng khách của bạn, bạn có thể không nhìn thấy nó. Nó ở ngay trước mặt bạn. Mắt bạn lướt qua nó. Nhưng nó lại trở nên vô hình trong não bạn. Tại sao vậy? Bạn không nhìn thấy nó vì nó không nên nằm ở đó. Nó là một sự chệch hướng bất ngờ trong một quyển sách hướng dẫn đáng tin. Bạn tin vào một sàn nhà vững chãi trong phòng khách, và đó là những gì bộ não của bạn nhìn thấy. Do vậy, bạn bước vào cái hố đó và rơi xuống chết.


Sức ảnh hưởng của niềm tin lên những góc nhìn thị giác của ta, dường như giải thích được vô số những lời nói của nhân chứng về một hiện tượng siêu nhiên và không thể xảy ra. Ví dụ như một nguồn sáng kỳ lạ trên bầu trời có thể được nhìn nhận theo nhiều cách khác nhau bởi những người với những quan điểm khác nhau. Dựa vào những gì ta biết về sự tác động lẫn nhau giữa niềm tin và góc nhìn, những fan trung thành của UFO có thể sẽ nhìn thấy một phi thuyền ngoài hành tinh hơn là những người không tin vào điều đó. Tôi chợt nghĩ đến một lời thoại từ tiểu thuyết Xứ cát (Dune) của Frank Herbert: “Niềm hy vọng sẽ tô hồng thực tại.”


Chúng ta không chỉ thất bại ở việc nhìn nhận thế giới một cách chính xác và hoàn hảo, mà chúng ta còn không thể nhìn nhận nó ở thời gian thực. Tất cả những gì chúng ta quan sát được xung quanh mình đều là những tin tức cũ. Nó đã xảy ra rồi (Theo Nghiên cứu của Anwar vào năm 2013 và của Maus cũng vào năm 2013). Có một sự trì hoãn vài trăm mili giây khi chúng ta dùng thị giác để trải nghiệm môi trường quanh mình. Điều đó nghe có vẻ như chẳng là gì, nhưng đôi khi nó đóng vai trò quan trọng. Bộ não con người đã tiến hóa để giải quyết sự trì hoãn này một cách khá hiệu quả trong đa số trường hợp. Trong tiềm thức, nó cố gắng đo lường tốc độ và vị trí của những đồ vật đang chuyển động một cách tự nhiên rồi mang đến những hình ảnh đã được dự đoán về vị trí trong tương lai của chúng. Điều này có nghĩa là cái “hiện tại” mà chúng ta nhìn thấy xung quanh mình là một hỗn hợp của quá khứ và tương lai đã được dự báo. 


Không một thông tin nào ở đây là nhằm mục đích xem thường và chê bai đôi mắt hay bộ não của chúng ta. Hệ thống tầm nhìn của con người rất tuyệt và kỳ diệu, là một thành phẩm vĩ đại của tiến hóa. Nhưng hãy chắc rằng chúng ta hiểu được các cách hoạt động kỳ lạ của nó — và chú ý kỹ đến những điểm yếu đặc biệt đi cùng nó.

 

————————————————————————

Dịch bởi: Mahoney Queen

Biên tập: SweetIvy

Nguồn bài viết: <https://www.psychologytoday.com/intl/blog/about—thinking/202202/what—everyone—should—know—about—human—vision>

Tham khảo:

Harrison, Guy P. 2013. Good Thinking: What You Need to Know to be Smarter, Safer, Wealthier, and Wiser. Amherst, NY: Prometheus Books, 127—138.

 

Chabris, Christopher and Simons, Daniel. 2010. The Invisible Gorilla: How Our Intuitions Deceive Us. New York, NY: Crown Publishers.

 

Ehinger, B., et al. 2017. Humans treat unreliable filled—in percepts as more real than veridical ones. eLife, 6:e21761 DOI: 10.7554/eLife.21761.

 

Maus, Gerrit W., Fischer, Jason, and Whitney, David. Motion Dependent Representation of Space in Area MT+, Neuron 78, no. 3 (May 8, 201): 554–62.

————————————————————————

BẢN THẢO
Bài viết liên quan