Đọc tiểu thuyết hư cấu làm gia tăng sự đồng cảm và khuyến khích sự hiểu biết như thế nào?

Đọc tiểu thuyết hư cấu làm gia tăng sự đồng cảm và khuyến khích sự hiểu biết như thế nào? Có lẽ có một vài sự thật từ câu trích dẫn được yêu thích: “Một người đọc sách sống hàng …

Đọc tiểu thuyết hư cấu làm gia tăng sự đồng cảm và khuyến khích sự hiểu biết như thế nào? Có lẽ có một vài sự thật từ câu trích dẫn được yêu thích: “Một người đọc sách sống hàng ngàn cuộc đời trước khi anh ta mất”. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng đọc tiểu thuyết hư cấu có thể cho chúng ta thấy những quan điểm khác nhau – và định hình cách mà ta liên kết với nhau. Liệu thế giới có trở nên tốt hơn nếu chúng ta đọc nhiều sách hơn?

Dĩ nhiên, rõ ràng rằng việc đọc có thể sửa chữa những vấn đề của thế giới có thể khá ngây thơ. Nhưng nó còn có thể giúp thế giới trở thành một nơi cảm thông hơn. Một nhóm nghiên cứu đang phát triển đã phát hiện ra rằng những người đọc tiểu thuyết có xu hướng hiểu và chia sẻ cảm xúc của người khác tốt hơn – ngay cả những người khác với họ. “Đó là bởi vì văn học hư cấu về cơ bản là một cuộc khám phá trải nghiệm của con người”, Keith Oatley, một tiểu thuyết gia và giáo sư danh dự về tâm lý học nhận thức tại Đại học Toronto, nói.

Oatley nhận định: “Việc đọc tiểu thuyết cho phép chúng ta hiểu rõ hơn về người khác và những điều mà họ đang làm”. [Với] người kết hôn cùng bạn…hoặc một người bạn thân, bạn thực sự có thể trở nên hiểu họ. Việc đọc tiểu thuyết hư cấu cho bạn những hình mẫu về nhiều con người và hiểu được điều gì đó về sự khác biệt giữa họ.”

Quan điểm về sự đồng cảm

Các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng sự thấu cảm là bẩm sinh, vì ngay cả trẻ sơ sinh cũng thể hiện điều đó. Và trong khi một vài người thấu cảm một cách tự nhiên hơn những người khác thì hầu hết mọi người trở nên đồng cảm hơn cùng với tuổi tác. Ngoài ra, một vài nghiên cứu chỉ ra rằng nếu bạn có động lực để trở nên cảm thông hơn, bạn hoàn toàn có thể làm được. Mặc dù có nhiều cách để nuôi dưỡng sự đồng cảm, chúng chủ yếu liên quan đến việc thực hành các hành vi xã hội tích cực, như tìm hiểu người khác, đặt mình vào vị trí của họ và thách thức thành kiến ​​của chính mình. Và những câu chuyện – đặc biệt là những câu chuyện hư cấu – cung cấp một cách khác để vượt thoát ra khỏi chính mình.

Sách hư cấu có khả năng đưa bạn vào tâm trí của một nhân vật khác, cho phép bạn thầy và cảm nhận những điều họ thực hiện. Điều này có thể khiến chúng ta tiếp xúc với những hoàn cảnh sống rất khác so với cuộc sống của chúng ta. Thông qua tiểu thuyết hư cấu, chúng ta có thể trải nghiệm thế giới như một giới tính khác, dân tộc, văn hóa, tính dục, nghề nghiệp hoặc tuổi tác khác. Ngôn từ trên trang giấy có thể giới thiệu cho chúng ta cảm giác khi mất một đứa trẻ, bị cuốn vào chiến tranh, sinh ra trong cảnh nghèo đói, hoặc rời xa gia đình và nhập cư đến một vùng đất mới. Và kết hợp với nhau, điều này có thể ảnh hưởng đến cách chúng ta liên hệ với những người khác trong thế giới thực.

William Chopik, nhà tâm lý học tại Đại học Michigan, nói: “Truyện hư cấu và những câu chuyện làm rất nhiều điều cho chúng ta. Chúng khiến chúng ta tiếp xúc với những ý tưởng không thoải mái… và cho chúng ta cơ hội để nhìn nhận quan điểm của những người khác một cách an toàn, không lạc quan. Theo cách đó, tiểu thuyết hư cấu đóng vai trò như một sân chơi để rèn luyện kỹ năng thấu cảm”.

Sự liên kết giữa truyện hư cấu và lòng cảm thông

Vào năm 2006, Oatley và những đồng nghiệp của ông đã công bố một nghiên cứu tạo một sự liên kết mật thiết giữa đọc truyện hư cấu và hiệu suất tốt hơn làm tốt hơn trong các bài kiểm tra đồng cảm và nhạy bén xã hội. Họ đã kiểm tra khả năng nhận diện tên tác giả của người tham gia, điều này giúp họ ước lượng đánh giá số sách viễn tưởng mà ứng viên đã đọc. Sau đó, những ứng viên được hoàn thành “Thước đo chỉ số cá nhân”, chỉ số này chấm điểm mọi người thông qua những khía cạnh khác nhau của sự đồng cảm.

Những người tham gia cũng thực hiện bài đánh giá “Trí óc của đôi mắt”, bài đánh giá này kiểm tra mọi người về khả năng phát hiện và hiểu các dấu hiệu thị giác về suy nghĩ và cảm xúc của người khác. Trong thử nghiệm này, ứng viên đã ghép các từ cảm xúc với ánh mắt của mọi người. Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng những người tham gia càng biết nhiều tên tác giả viễn tưởng – và họ có lẽ càng đọc nhiều truyện hư cấu – thì họ càng đạt điểm cao trong các bài kiểm tra về sự đồng cảm. Kể từ đó, khám phá sự giao thoa giữa sự đồng cảm và hư cấu đã bắt đầu nghiên cứu trong tâm lý học. Nói chung, người ta đã chỉ ra rằng bản thân hành động đọc sách là điều thúc đẩy sự thay đổi của các cá nhân chứ không phải là những người tự nhiên có xu hướng đồng cảm hơn với tiểu thuyết hay những người đọc tiểu thuyết có những đặc điểm tính cách cụ thể được ưu tiên để có sự đồng cảm nhiều hơn. Oatley chia sẻ: “Khi chúng tôi loại bỏ tất cả những thứ này, điều chúng tôi đã làm [trong nghiên cứu của mình], thì ý tưởng rằng việc đọc tiểu thuyết giúp mọi người hiểu người khác tốt hơn vẫn còn đó.”

Qua nhiều năm, một vài nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng văn học ảnh hưởng tới cách chúng ta tương tác với mọi người hơn mọi thể loại sách khác. Ví dụ, các nhà nghiên cứu của một bài báo năm 2013 đã xuất bản trên “Science” đã chỉ định mọi người đọc văn học viễn tưởng, thể loại viễn tưởng, phi hư cấu hoặc không gì cả. Sau đó, những nhà nghiên cứu đã đo lường sự cải thiện của ứng viên trong bài kiểm tra “Lý thuyết về tâm trí”. Lý thuyết về tâm trí, là một khái niệm liên quan với sự đồng cảm, đề cập đến khả năng ta có thể hiểu những điều mà người khác tin tưởng và khát khao, và những điều ấy có thể hoàn toàn khác biệt so với chúng ta. Những người được chỉ định đọc văn học viễn tưởng hầu như đã cho thấy những sự tiến bộ trong bài kiểm tra về sự thấu cảm. Còn những người được chỉ định đọc những tác phẩm phi hư cấu ,tác phẩm hư cấu phổ biến hoặc không gì cả thì không hề có sự cải thiện về điểm số.

Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng có nhiều điểm khác biệt giữa văn học viễn tưởng và thể loại viễn tưởng có thể giải thích sự khác biệt về điểm số. Những tác phẩm văn học hư cấu có khuynh hướng chú trọng hơn vào sự phát triển của nhân vật. Con người và những viễn cảnh được mô tả trong văn học gần như làm sụp đổ những kỳ vọng của người đọc. Ví dụ điển hình của văn học viễn tưởng là “Thương” của Toni Morrison hoặc “Anna Karenina “của Leo Tolstoy… Mặt khác, các thể loại hư cấun- như tiểu thuyết lãng mạn của Danielle Steele hay tiểu thuyết kinh dị pháp lý của John Grisham – có nhiều cách tiếp cận theo hướng cốt truyện hơn. Mặc dù chúng thường mang tính chất giải trí khi đọc nhưng những quyển sách bám vào những chủ đề nhất quán và có thể dự đoán được, có xu hướng củng cố quan điểm của người đọc thay vì thử thách họ.

Một vài ví dụ mạnh mẽ về tác động của truyện hư cấu với lòng cảm thông đến từ những nghiên cứu xem xét cụ thể thái độ của mọi người đối với những thành viên của những nhóm bị kì thị. Ví dụ, một nghiên cứu năm 2014 cho thấy học sinh của trường tiểu học và trung học ở Ý và Anh trở nên đồng cảm hơn với những người nhập cư, tị nạn, đồng tính nam và nữ sau khi đọc “Harry Potter”. Trong công trình của mình, các nhà nghiên cứu đã giải thích rằng “thế giới trong Harry Potter được đặc trưng bởi những hệ thống phân cấp xã hội nghiêm ngặt và kết quả là những định kiến, với những điểm tương đổng rõ ràng với xã hội của chúng ta.”

Ví dụ, những người không có những sức mạnh phép thuật bị phân biệt đối xử trong bộ truyện.Trong cùng năm đó, một nhóm nghiên cứu khác phát hiện ra rằng những người đọc “Saffron Dreams”(Tạm dịch:Những giấc mơ nghệ tây) – một câu chuyện hư cấu của một người phụ nữ Hồi giáo gốc Trung Đông ở New York, nạn nhân của các cuộc tấn công phân biệt chủng tộc – ít có thành kiến tiêu cực hơn với những người thuộc chủng tộc hoặc sắc tộc khác nhau. Nhưng những ứng viên chỉ đọc những bản tóm tắt của cuốn sách hoặc một phần tác phẩm phi hư cấu không thể thể hiện một sự thay đổi tương tự về quan điểm.

Oatley lưu ý rằng những người khác nhau cần những thứ khác nhau từ những câu chuyện khác nhau. (Nhưng trong trường hợp bạn mong muốn một đề xuất, ông ấy nói bạn không thể sai với “Kiêu hãnh và Định Kiến”). Ông nói, hồi ký, tiểu sử và một số truyện phi hư cấu lịch sử cũng không nên bị loại trừ hoàn toàn. Miễn là có những câu truyện mạnh mẽ về con người và hoàn cảnh của họ, có khả năng chúng sẽ để lại tiếng vang và ấn tượng lâu dài. Và việc xem một câu chuyện diễn ra trong một bộ phim cũng có thể có tác động tương tự với lòng cảm thông như đọc sách.

Sarah Konrath, một nhà nghiên cứu tại Lilly Family School of Philanthropy tại Đại học Indiana, cho biết những gì mọi người làm với sự đồng cảm không được các nhà khoa học hiểu rõ. Konrath nói: “Có rất ít nghiên cứu về tác động của việc đọc sách đối với các hành vi xã hội như cho đi, tình nguyện và giúp đỡ. Nhưng vì sự đồng cảm là một trong những động lực chính của những hành vi tử tế như vậy, tôi nghĩ rằng đọc sách có thể giúp thúc đẩy những hành vi ấy nhiều hơn nữa. Nhưng giống như bất kỳ loại phương tiện nào, nó có thể phụ thuộc vào nội dung. Xét cho cùng, “Mein Kampf” của Hitler là một cuốn sách cổ xúy cho sự căm ghét ”.

Có phải sự đồng cảm đang dần biến mất?

Đôi khi, sự đồng cảm được ví như chất keo gắn kết xã hội lại với nhau. Nếu không có nó, loài người có lẽ đã không tiến xa được. Tổ tiên của chúng ta phụ thuộc vào các hành động quan tâm đến sự sống còn – chẳng hạn như chia sẻ tài nguyên, giúp chữa bệnh và bảo vệ khỏi những kẻ săn mồi. Và chúng ta có thể sẽ tiếp tục cần sự đồng cảm để tiến về phía trước. Tuy nhiên, vào thời điểm đặc biệt này trong lịch sử, có thể cảm thấy như sự đồng cảm đang ở trên mặt đất đang lung lay.

Năm 2010, một phân tích tổng hợp của Konrath cho thấy sự đồng cảm giữa các sinh viên đại học đã giảm từ những năm 1970 đến những năm 2000, được đo bằng các bài kiểm tra tiêu chuẩn cho tính cách. Trong khoảng thời gian này, mức độ trung bình của “sự quan tâm thấu cảm” hoặc sự cảm thông đối với những bất hạnh của người khác, đã giảm 48%. “Nhìn theo quan điểm,” hoặc khả năng hình dung quan điểm của người khác, cũng giảm 34%. Konrath cho biết cô ấy đang thực hiện một bản cập nhật cho nghiên cứu năm 2010 và có thể khó xác định lý do phức tạp đằng sau những thay đổi trong thống kê này.

Chopik nói rằng một thủ phạm phổ biến thường bị đổ lỗi là sự thay đổi thế hệ trong phong cách nuôi dạy con cái như việc quá tập trung vào thành tích cá nhân và lòng tự trọng cao. Các nhà phê bình cho rằng những xu hướng này có thể làm tổn hại đến sự đồng cảm khiến các cá nhân không thể vượt lên. Một vấn đề khác là sự gia tăng của phương tiện truyền thông xã hội và sự xói mòn của các kết nối cá nhân có ý nghĩa.

Nhưng Chopik cũng lưu ý rằng mọi thứ có thể không nghiêm trọng như chúng tưởng. Ông nói: “Hậu quả của những thay đổi tiêu cực như các thống kê – và mức độ chính xác mà mọi người đang thay đổi trong những thế hệ gần đây – đôi khi có thể hơi bị thổi phồng quá mức.”

Dịch: Cactus

Nguồn: https://www.discovermagazine.com/mind/how-reading-fiction-increases-empathy-and-encourages-understanding

——————
Theo dõi các kênh chính thức của A Crazy Mind tại:
Website: https://acrazymind.vn/
A Crazy Mind (Page): https://www.facebook.com/acrazymindVN/
Viết để trưởng thành (Page): https://www.facebook.com/acm.vietdetruongthanh
A Crazy Mind – Viết để trưởng thành (nhóm công khai): http://bit.ly/Group-VDTT
Câu chuyện điên rồ của tôi (nhóm riêng tư): https://bit.ly/acm-cauchuyendienro
A Crazy Mind – Hỏi đáp tâm lý: http://bit.ly/Group-HDTL
A Crazy Mind – Mỗi ngày một trang sách: http://bit.ly/ACM-MNMTS
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/
(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan