Ego là phần lý trí của tính cách

Ego ngăn chúng ta thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của mình (được tạo ra bởi id) nhưng cũng hoạt động để tạo sự cân bằng với các tiêu chuẩn đạo đức và lý tưởng của chúng ta (được tạo ra bởi superego)


Theo Sigmund Freud, ego là một phần của tính cách làm trung gian cho các yêu cầu của id, superego và thực tế. Freud mô tả id - cái nó là phần tính cách chứa đựng những dục vọng thầm kín nhất của con người. Superego - cái siêu tôi, mặt khác, lại là những giá trị đạo đức của nhân cách hình thành trong thời thơ ấu do kết quả của sự giáo dục và ảnh hưởng xã hội. Nhiệm vụ của ego là cân bằng id và superego cũng như đảm bảo rằng việc đáp ứng nhu cầu của id và superego phù hợp với yêu cầu của thực tế.


Một góc nhìn sâu hơn về Ego


Ego ngăn chúng ta thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của mình (được tạo ra bởi id) nhưng cũng hoạt động để tạo sự cân bằng với các tiêu chuẩn đạo đức và lý tưởng của chúng ta (được tạo ra bởi superego). Trong khi ego hoạt động trong cả tiềm thức và ý thức, mối liên hệ chặt chẽ với id đồng nghĩa với việc nó cũng hoạt động trong vô thức.


Ego hoạt động dựa trên nguyên tắc thực tại, hoạt động để thỏa mãn mong muốn của id theo cách thực tế và phù hợp với xã hội. Ví dụ, nếu một người cắt ngang đầu xe của bạn khi tham gia giao thông, ego sẽ ngăn bạn đuổi theo xe và tấn công người lái. Ego cho rằng phản ứng này sẽ không được xã hội chấp nhận, nhưng nó cũng cho biết có những cách khác phù hợp hơn để thể hiện sự phẫn nộ của chúng ta.


Nghiên cứu của Freud về Ego


Trong cuốn sách “Các thuyết giảng mới về phân tâm học” (New Introductory Lectures on Psychoanalysis) xuất bản năm 1933, Freud đã so sánh mối quan hệ giữa id và ego với mối quan hệ giữa con ngựa và người cưỡi ngựa. Con ngựa đại diện cho id, một động lực mạnh mẽ cung cấp năng lượng để chuyển động về phía trước. Người cưỡi đại diện cho ego, lực lượng hướng dẫn id đạt được mục tiêu.


Tuy nhiên, Freud lưu ý rằng mối quan hệ này không phải lúc nào cũng diễn ra như dự định. Trong những tình huống ít lý tưởng hơn, người lái có thể không có phương hướng nhất định mình muốn đi mà cho phép con ngựa của mình đi theo hướng mà nó muốn.


Giống như một người cưỡi ngựa có thể không phải lúc nào cũng có thể điều khiển một con ngựa, bản năng dục vọng của id đôi khi có thể quá mạnh mẽ để ego kiểm soát.


Trong cuốn sách “Ego và các cơ chế phòng vệ” của mình xuất bản năm 1936, Anna Freud cho rằng tất cả các biện pháp phòng vệ của ego chống lại id được thực hiện ở hậu trường. Các biện pháp chống lại id được gọi là các cơ chế bảo vệ, được thực hiện một cách âm thầm và vô hình bởi ego.


Trong khi chúng ta không thể quan sát sự phòng thủ trong hành động, Anna Freud lưu ý rằng chúng có thể được quan sát trong việc hồi tưởng hành động ấy. Sự kìm nén là một ví dụ. Khi một cái gì đó bị kìm nén từ ý thức, ego không nhận thức được rằng thông tin bị thiếu. Chỉ sau này khi việc một phần thông tin hoặc ký ức không còn nữa trở nên hiển nhiên thì ego mới bắt đầu làm công việc của nó.



Trích dẫn về ego


Đôi khi việc tìm hiểu nguồn gốc của những ý tưởng này để có cái nhìn tốt hơn về chủ đề. Vậy Freud đã nói gì về khái niệm ego? Ông đã viết nhiều về ego cũng như mối quan hệ của nó với các khía cạnh khác của tính cách.


Đây chỉ là một vài câu nói nổi tiếng của ông về ego:


Về nguồn gốc của ego: "Thật dễ dàng để thấy rằng bản ngã là một phần của id đã được sửa đổi bởi ảnh hưởng trực tiếp của thế giới bên ngoài." (Sigmund Freud, 1923, Từ The Ego and the Id)


Về ảnh hưởng của ego: "Ego không phải là chủ nhân trong chính ngôi nhà của mình." (Sigmund Freud, 1917, From A Difficulty in the Path of Psycho-Analysis)


"Ego đại diện cho cái mà chúng ta gọi là lý trí và sự tỉnh táo, trái ngược với id chứa đựng những đam mê." (Sigmund Freud, 1923, Từ The Ego and the Id)


"Cái tôi đáng thương vẫn đang trải qua khoảng thời gian khó khăn, nó phải phục vụ ba chủ nhân khắc nghiệt, và nó phải hoạt động hết sức mình để hòa giải các yêu cầu của cả ba ... ba bạo chúa là thế giới bên ngoài, superego, và id. " (Sigmund Freud, 1932, Từ các bài giảng giới thiệu mới về Phân tâm học)


"Về môi trường bên ngoài, ego hầu như duy trì ranh giới rõ ràng . Chỉ có một trường hợp - một trường hợp bất thường, nhưng không phải là một trạng thái bệnh lý - mà nó không duy trì. Ở đỉnh điểm của tình yêu, ranh giới giữa ego và đối tượng có nguy cơ tan chảy. Chống lại tất cả các bằng chứng về giác quan của mình, một người đàn ông đang yêu tuyên bố rằng "tôi" và "bạn" là một, và sẵn sàng cư xử như nếu đó là sự thật. " (Sigmund Freud, 1929, Civilization and Its Discontents)


Dịch: Hoàng Anh

Nguồn: https://www.verywellmind.com/what-is-the-ego-2795167

---------------------


BẢN THẢO
Bài viết liên quan