[English below] Mối liên hệ giữa hài hước và trầm cảm

Trong cuộc sống của chúng ta, trải nghiệm hài hước của mỗi người là khác nhau và óc hài hước có những chức năng khác nhau. Đôi khi, chúng ta sử dụng óc hài hước như một cơ chế đối phó khi những sự việc không diễn ra một cách tốt đẹp, và những thời điểm khác ta lại tận hưởng những tràng cười cùng với bạn bè của mình.


Những kiểu hài hước thích ứng và không thích ứng liên quan thế nào đến trầm cảm?


Trong cuộc sống của chúng ta, trải nghiệm hài hước của mỗi người là khác nhau và óc hài hước có những chức năng khác nhau. Đôi khi, chúng ta sử dụng óc hài hước như một cơ chế đối phó khi những sự việc không diễn ra một cách tốt đẹp, và những thời điểm khác ta lại tận hưởng những tràng cười cùng với bạn bè của mình. Những nhà nghiên cứu sử dụng đa dạng các loại thước đo để đánh giá những trải nghiệm hài hước của chúng ta, nhưng cách phổ biến nhất chính là Phiếu câu hỏi về các kiểu hài hước. Thước đo này được phát triển bởi Rod Martin cùng học trò của mình, được dùng để đánh giá con người đã sử dụng sự hài hước như thế nào trong cuộc sống thường ngày và được sử dụng trong hàng trăm nghiên cứu.


Những người tham gia trả lời Phiếu câu hỏi được hỏi về vấn đề họ đồng ý hay không đồng ý với những câu sau ở mức độ nào (Ví dụ như, “Tôi thích làm mọi người cười”). Họ trả lời bằng cách cho điểm 4 kiểu hài hước. Những kiểu hài hước này bao gồm:


Hài hước kiểu kết nối: Những người thuộc nhóm này có xu hướng chia sẻ những điều hài hước với người khác, nói đùa và kể những câu chuyện cười, khiến cho người khác mở miệng cười, sử dụng óc hài hước để tạo các mối quan hệ, mang đến sự thoải mái cho người khác.


Hài hước kiểu tự trào: Người nằm trong nhóm này có xu hướng duy trì cái nhìn hài hước về cuộc sống, thậm chí kể cả khi không có ai khác, họ sử dụng óc hài hước để đương đầu với áp lực, cổ vũ bản thân.



Hài hước kiểu giận dữ: Những ai thuộc nhóm này có xu hướng sử dụng óc hài hước để chê bai, đá đểu, hay thao túng người khác, sử dụng những lời chế giễu khó chịu, có khả năng sử dụng những trò đùa phân biệt giới tính và chủng tộc.


Hài hước kiểu tự vả vào mặt: Người trong nhóm này có xu hướng làm trò cười cho người khác bởi sự lố bịch của chính bản thân họ, những điều hài hước tự làm giảm giá trị bản thân; cùng cười với những người khác khi bản thân bị đem ra làm trò cười hay chọc ghẹo, sử dụng sự hài hước để che giấu đi cảm xúc của bản thân.


Bạn có thể làm bài test dành cho mình và xem xem bạn ghi điểm như thế nào trong 4 kiểu hài hước.


Một nghiên cứu gần đây nghiên cứu về mối liên hệ giữa những kiểu hài hước này và trầm cảm. Trầm cảm là một bệnh lý tâm thần nghiêm trọng mà ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Điểm số cao rơi vào 2 kiểu hài hước tích cực có liên quan đến nhiều kết quả tích cực về sức khỏe như hạnh phúc hơn và có các mối quan hệ lành mạnh hơn. Mặt khác, điểm số cao rơi vào 2 kiểu hài hước tiêu cực có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.


Nghiên cứu hiện tại đã xem xét mối quan hệ giữa 4 kiểu hài hước và trầm cảm. Những nhà nghiên cứu muốn kiểm tra xem liệu những ai được chẩn đoán bị trầm cảm có điểm số cao nằm ở kiều hài hước tiêu cực và thấp ở kiểu mang tính tích cực hay không. Thêm vào đó, họ cũng nghiên cứu xem liệu mối quan hệ giữa các kiểu hài hước và trầm cảm có nền tảng di truyền hay không.


Để làm được điều này, nhóm nghiên cứu đã tuyển chọn 1,154 cặp sinh đôi người Úc. 339 người trong số đó giống hệt nhau và 236 người không giống nhau. Tất cả đều là các cặp song sinh cùng giới tính, có cả cặp nam và cặp nữ. Trong toàn bộ các cặp đôi mẫu tham gia vào nghiên cứu lần này có 145 cá nhân được chẩn đoán bị mắc bệnh trầm cảm. Tất cả cặp song sinh hoàn thành Phiếu câu hỏi về các kiểu hài hước và ngoài ra còn trả lời thêm 3 câu hỏi liên quan đến trầm cảm. Những câu hỏi này được đưa ra dựa trên các thước đo khác nhau và phù hợp với các đồ vật được sử dụng để chẩn đoán rối loạn trầm cảm mặc dù không có chẩn đoán chính thức nào được thực hiện.



Trước tiên, kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng nữ giới có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao gấp hai lần rưỡi so với nam giới - một sự thật đã được phát hiện trong các nghiên cứu khác. Thứ hai, như những gì các nhà nghiên cứu dự đoán, những người được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm đã sử dụng sự hài hước kiểu tự vả vào mặt nhiều hơn những người không trầm cảm. Thêm vào đó, những cặp song sinh trầm cảm sử dụng hai kiểu hài hước tích cực (hài hước kiểu kết nối và kiểu tự trào) ít hơn những cặp không trầm cảm cũng như giả thuyết được đưa ra. Trái với dự đoán, không có sự khác biệt nào trong việc sử dụng hài hước kiểu giận dữ giữa các cặp song sinh trầm cảm và không trầm cảm.


Tiếp đó, những nhà nghiên cứu xem xét tới khả năng yếu tố di truyền và môi trường có thể giải thích cho các mối tương quan này. Sự so sánh giữa các cặp sinh đôi giống và không giống nhau cho phép ta trích xuất ra được sự đóng góp tương đối của yếu tố di truyền và môi trường vào một đặc điểm hay mối tương quan bằng cách sử dụng các công cụ di truyền học hành vi. Những phân tích như vậy cho thấy 26% khác biệt trong điểm số trầm cảm là do các yếu tố di truyền thêm vào trong khi 74% còn lại là do môi trường khác biệt (ví dụ như cặp song sinh ở khác lớp nhau, có bạn bè riêng). Môi trường chung (ví dụ như được nuôi nấng bởi cùng một gia đình) không có ảnh hưởng nào đến kết quả trên.


Các kết quả khác cho thấy rằng mối tương quan tích cực giữa thang đo trầm cảm với hài hước kiểu tự vả vào mặt cùng với mối tương quan tiêu cực giữa thang đo trầm cảm với hài hước kiểu tự trào, mỗi tương quan đều chịu sự ảnh hưởng của một yếu tố di truyền cơ bản.


Tóm lại, nghiên cứu không chỉ xác định rằng các kiểu hài hước có tương quan với trầm cảm mà còn cho thấy ít nhất những mối tương quan này là kết quả của một số ảnh hưởng di truyền cơ bản (mặc dù chưa thể xác định được). Nghiên cứu cũng nhấn mạnh một thực tế rằng không phải lúc nào hài hước cũng tốt cho chúng ta và trong một số trường hợp có thể sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng.

Dĩ nhiên, các mối tương quan không mang ngụ ý nhân quả và người ta không rõ ý nghĩa chính xác của chúng. Liệu có phải những người mắc trầm cảm sử dụng nhiều những kiểu hài hước tiêu cực và không cố gắng cải thiện tình hình bằng cách sử dụng một kiểu hài hước tích cực hơn hay không? Hay có lẽ sử dụng kiểu hài hước tiêu cực đang ảnh hưởng đến trầm cảm? Khả năng thứ ba và có khả năng là các yếu tố nhất định (bao gồm cả di truyền và môi trường) ảnh hưởng đến trầm cảm và việc sử dụng các kiểu hài hước tiêu cực, nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn về chủ đề này.

---------------------------

How adaptive and maladaptive humor styles relate to depression.


People's experiences of humor vary, and humor serves many different functions in our daily lives. Sometime we use humor as a coping mechanism when things are not going well, and other times we enjoy a good laugh with our friends.

Researchers use various scales to assess our experiences of humor, but by far the most common one is the Humor Styles Questionnaire. The scale, developed by Rod Martin and his students, is used to assess how people use humor in their daily life and has been used in hundreds of studies.


People are asked to rate how much they agree or disagree with various statements (e.g., "I enjoy making people laugh."). Their answers create a score on four humor styles. The styles are:


Affiliative Humor: Tendency to share humor with others, tell jokes and funny stories, make others laugh, use humour to facilitate relationships, put others at ease.


Self-Enhancing Humor: Tendency to maintain a humorous outlook on life even when not with others, use humor in coping with stress, cheer oneself up with humor.


Aggressive Humor: Tendency to use humor to disparage, put down, or manipulate others; use of ridicule, offensive humor; potentially use sexist and racist jokes.


Self-Defeating Humor: Tendency to amuse others at one’s own expense, self-disparaging humor; laughing along with others when being ridiculed or teased; using humor to hide one’s true feelings from self and others.


You can take the test for yourself and see how you score on each of the four humor styles.


A recent study looked at the relationship between these styles and depression. Depression is a serious mental illness that affects millions of people around the world. Scoring high on the two positive humor styles has been linked with various positive health outcomes, such as being happier and having healthier relationships. On the other hand, having high scores on the negative humor styles can have a negative effect on one's health.


The current study looked at the relationships between the four humor styles and depression. The researchers wanted to test whether people diagnosed with depression score high on the two negative humor styles, and low on the two positive styles. In addition, they looked at whether there is a genetic underpinning to the relationship between humor styles and depression.


To do so, they recruited a sample of 1,154 Australian twins. Three hundred thirty-nine of them were identical, and 236 were non-identical. All were same-sex twins, with both male and female pairs represented. Of the whole sample, 145 individuals were diagnosed with depression. All twins completed the Humor Styles Questionnaire and in addition, answered three questions pertaining to depression. These questions were taken from different scales and are in line with items used to diagnose depressive disorder, though no official diagnosis was performed.


The results of the study showed first, that women were two and half times more likely than men to suffer from depression, a fact that has been found in other studies. Second, as predicted, people diagnosed with depression used self-defeating humor more than non-depressive people. In addition, depressive twins used the two positive humor styles (affiliative and self-enhancing) less then non-depressive twins, also as hypothesized. Contrary to the prediction, there were no differences in the use of aggressive humor among the depressive and non-depressive twins.


Next, the researchers looked at the possible genetic and environmental factors that may account for these correlations. Comparisons between identical and non-identical twins allow us to extract the relative contributions of genetic and environmental factors to a given trait or correlation by using behavioral genetics tools. Such analyses revealed that 26% of the differences in the depression scores were attributed to additive genetic factors, while 74% were due to non-shared environments (e.g., the twins being in different classrooms, having unique friends). Shared environments (e.g., raised by the same family) had 0% influence.


Other results showed that the positive correlation between the depression scale and self-defeating humor, and the negative correlation between the depression scale and self-enhancing humor, each have an underlying genetic factor influencing the correlations.


In sum, the study not only established that humor styles are correlated with depression, but also that at least some of these correlations are the result of some underpinning genetic influences (though not identifiable yet). The research also highlights the fact that humor is not always good for us, and in some cases might have severe negative effects.


Correlations, of course, do not imply causation, and it is unclear what they mean exactly. Do people suffering from depression choose to use more negative styles of humor and not try to improve their situation by using a more positive humor style? Or perhaps using a negative humor style is influencing depression? The third and likely possibility is that certain factors (both genetic and environmental) affect depression and the use of negative styles, but more research is needed on this topic.


Dịch: Thương Hoài

Edit: Hannah

Nguồn: https://www.psychologytoday.com/.../the-relationship...

BẢN THẢO
Bài viết liên quan