Fan cuồng “Pomodoro” nhưng vẫn không đạt được hiệu suất mong muốn?

Pomodoro _ còn gọi là phương pháp “quả cà chua” chắc hẳn đã rất quen thuộc với các bạn học sinh, sinh viên, thậm chí nhân viên văn phòng cũng nô nức trở thành những “fan trung thành” vì hiệu quả phương pháp này mang lại.
  • Pomodoro _ còn gọi là phương pháp “quả cà chua” chắc hẳn đã rất quen thuộc với các bạn học sinh, sinh viên, thậm chí nhân viên văn phòng cũng nô nức trở thành những “fan trung thành” vì hiệu quả phương pháp này mang lại.  
  • Năm 1980, khi còn là sinh viên, Francesco Cirillo – CEO của 1 công ty phần mềm người Italia đã nhận thấy sự tập trung của mình thường giảm mạnh sau 1 khoảng thời gian và khi đó ông rất khó để giải quyết các bài tập. Sau đó Francesco Cirillo đưa ra giải pháp nghỉ ngắn giữa các phiên làm việc thay vì làm việc 1 thời gian dài liên tục.
  • Vậy là tên gọi “Pomodoro “ được ra đời, phát triển rộng rãi và mang tính toàn cầu nhờ mang lại hiệu quả tối ưu nhiều phần. Phương pháp được vận hành theo công thức:

1 pomodoro = 25 phút làm + 5 phút nghỉ

  • Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ và nhân viên chia sẻ họ áp dụng phương pháp “quả cà chua” nhưng tại sao hiệu quả họ mong cầu có vẻ chưa hoàn toàn được chạm tới. Vậy nguyên do thực sự đến từ cá nhân hay do bản chất phương pháp?


Áp lực về thời gian

  • Chúng ta thường áp đặt sự “rập khuôn” cho mindset (suy nghĩ) khi bắt tay vào phương pháp. Hãy đặt lại cho bản thân câu hỏi bạn có tập trung hoàn toàn vào công việc hay share (chia sẻ) một phần tâm trí để canh cho đúng 25 phút. Trường hợp thường xuyên gặp phải chính là sau một giai đoạn Pomodoro, chúng ta chưa hoàn thành được mục tiêu đã đặt ra đã đến 5 phút nghỉ giải lao và xuyên suốt quá trình ta bắt đầu buộc bản thân vào mode (chế độ) chạy đua với thời gian. Sự áp lực này khiến não bộ “có thêm một vị trí cho sự phân tâm”. Vì ta không đặt tâm trí 100% vào công việc dẫn đến giảm sút hiệu suất làm việc, học tập. 
  • Vì vậy hãy linh động trong việc thay đổi các mốc thời gian mặc định của phương pháp. Ví dụ khi học những môn tính toán bạn tốn hơn nửa giờ đồng hồ cho một bài tập, hãy làm xong hết phần đó rồi cho bản thân nghỉ ngơi 6-7 phút bù thêm nhé. Nếu khăng khăng theo mốc 25 – 5 có thể làm tình hình công việc của bạn tệ đi đấy! 

“Kẻ phá đám”

  • Khi đang ở trong “guồng làm việc”, interruption (sự cắt ngang) đột ngột _ 5 phút giải lao trong Pomodoro làm chúng ta mất đi ý tưởng đang ồ ạt xuất hiện ngổn ngang chưa kịp sắp xếp, điều này liên quan mật thiết đến sự rập khuôn được đề cập phía trên. 
  •  Lời khuyên để thoát khỏi “kẻ phá đám” này chính là hãy lên to-do list (danh sách việc cần làm) và outline (lịch trình) cụ thể cho từng công việc. Kết hợp với việc linh động thời gian để đạt hiệu quả tối ưu hơn nhé. Có thể biến đổi tuỳ theo nhu cầu tập trung của não bộ mỗi cá thể. Ví dụ 50 phút làm việc, 10 phút nghỉ, etc.


Ảo tưởng về thành tựu của bản thân

  • Vì 2 lí do đã đề cập bên trên, ta nhìn lại timer set (công cụ tính giờ) và thấy bản thân đã đạt được khoảng thời gian kha khá kết hợp với phương pháp khoa học này và ta thấy vậy là đủ. Tuy vậy, cái cần nhìn lại đáng ra nên là kết quả của công việc, hãy đánh giá chất lượng thay vì số lượng công việc và thời lượng thời gian đã tiêu tốn. “Sự ảo tưởng” này xuất hiện khá phổ biến, một điển hình là chúng ta thường hay đọc sách, đọc báo và thu nạp lượng thông tin khổng lồ mỗi ngày nhưng chỉ kịp “ thu hoạch” được 20-40%, chúng ta đọc tổng 4 quyển sách mỗi tháng nhưng rốt cuộc chỉ nhớ đại khái ý, thậm chí không thể đọng lại điều gì. 
  • “In the rat race ( trong cuộc chạy đua)” giữa thời đại 4.0 ngày nay, xử lý thông tin nhanh và “xịn” là một lợi thế nhưng hãy đừng vì vế trước mà quên đi “chất lượng” nhé. Xử lý từng việc với sự tập trung tuyệt đối, kết hợp với kỉ luật và linh động thời gian thì chúng ta sẽ take advantage (tận dụng) được phương pháp Pomodoro hiệu quả nhất đó. 

Chúc mọi người áp dụng cách tối ưu phương pháp này để hoàn thành thật tốt công việc của mình và đạt nhiều thành tựu thật “ngầu” nha.


Tác giả: Cii


BẢN THẢO
Bài viết liên quan