Hiệu Ứng “Siêu Nhân” Kafka

Các nghiên cứu mới đây cho thấy những sự thay đổi đột ngột có thể truyền cảm hứng cho siêu năng lực trong tâm lý.Vài năm trước, các nhà nghiên cứu tại Đại học British Columbia đã đưa hai nhóm …
Các nghiên cứu mới đây cho thấy những sự thay đổi đột ngột có thể truyền cảm hứng cho siêu năng lực trong tâm lý.
Vài năm trước, các nhà nghiên cứu tại Đại học British Columbia đã đưa hai nhóm người tham gia nghiên cứu vào phòng thí nghiệm và yêu cầu họ đọc một câu chuyện ngắn. Một nhóm đọc bản chuyển thể từ một câu chuyện của Franz Kafka, Nha sĩ quốc gia ( The Country Dentist), thường gọi là “Kafkaesque”, có cốt truyện gồm những đoạn chuyển biến không rõ ràng – từ người hàng xóm trông tốt bụng nhưng hành động một cách kỳ lạ trông như một con ngựa cho tới gia đình van xin nha sĩ nhổ một chiếc răng cho đứa con không có răng của họ.
Nhóm người tham gia thứ hai đọc một bản khác của cùng câu chuyện nhưng thực sự có ý nghĩa hơn: Một người hàng xóm thân thiện tình nguyện cho đi con ngựa của mình, nhưng không hành động như một con ngựa; một cậu bé bị đau răng nhưng thực sự có răng. Bạn có thể hiểu được các phân cảnh trong câu chuyện.
Một lúc sau, các nhà nghiên cứu, dưới sự chỉ đạo của nhà tâm lý học Travis Proulx, đã giao cho cả hai nhóm một nhiệm vụ liên quan đến việc phát hiện các quy luật ẩn trong các hàng chữ cái.
Khi Proulx và nhóm của ông thống kê kết quả, họ phát hiện ra rằng những người tham gia đã đọc phiên bản khó hiểu của câu chuyện Kafka gần như tốt hơn gấp đôi trong việc phát hiện các quy luật chính xác trong các chuỗi chữ cái. Kể từ đó, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những khả năng tương tự được gia tăng sau khi mọi người xem xét các cặp từ ngẫu nhiên như “con ếch – xoay chuyển”, “áo len – cẩn thận” và “quả việt quất – nhanh chóng” hơn so với các cặp mạch lạc hơn như “dung nham – nóng” và “pho mát- bánh ngọt.”
Điều tương tự cũng xảy ra khi họ cho mọi người xem một đoạn phim ngắn khó hiểu của David Lynch, thay vì một đoạn ngắn mạch lạc của The Simpsons. (Homer có thể nực cười, nhưng rõ ràng có tính logic cho sự lố bịch của anh ta). Chuyện gì đang xảy ra ở đây? Tại sao ăn những thứ vô lý dường như khiến chúng ta thông minh hơn?

Siêu năng lực dưới góc nhìn tâm lý học

Một nghiên cứu mới trong Tạp chí Nhân cách và Tâm lý Xã hội của nhà tâm lý học Samantha Heintzelman và Laura King từ trường đại học Missouri đã làm sáng tỏ hiện tượng gây tò mò này. Trong một loạt các nghiên cứu và thử nghiệm tương quan, Heintzelman và King phát hiện rằng khi mọi người tin rằng cuộc sống của họ có ý nghĩa, họ để trực giác hướng dẫn hành động của mình. Nhưng trong các thời điểm họ không cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa như vậy, bộ não của họ đã chuyển hướng. “Tiền chấn động,” Heintzelman và King viết, “não một người có khả năng chuyển hướng một cách tự động, dựa vào việc xử lý trực giác. Tuy nhiên, sau một sự kiện đau buồn, việc cố gắng xử lý có thể rất quan trọng để tạo ra hoặc phục hồi ý nghĩa sống. ” 

Nó hoạt động như thế này: Khi chúng ta phát hiện ra điều gì đó không còn hợp lý — như người bạn đời mà chúng ta dựa vào làm điểm tựa đột nhiên bắt đầu lung lay, hoặc người hàng xóm trong câu chuyện của Kafka hành động như một con ngựa mà không có lý do rõ ràng – một nhóm các chức năng của não được gọi là mạng lưới phục hồi ngay lập tức kích hoạt một bộ kỹ năng nhận thức vô cùng mạnh giúp tìm ra những quy luật có nghĩa hơn xung quanh chúng ta. Một khi nó bắt đầu, bộ não của bạn sẽ không ngừng tìm kiếm cho đến khi nó tìm thấy thứ gì đó để lấp đầy khoảng trống về mặt ý nghĩa.

Nếu não của bạn không tìm thấy một lý do chính đáng để giải thích tại sao người bạn đời của bạn hành xử như một tên khốn hay tại sao ông Brown lại liếm tảng muối, nó sẽ bắt đầu tìm kiếm ở một nơi khác – với cường độ và năng lực phi thường. Nó sẽ xác định các quy luật không liên quan và các liên kết giữa các ý tưởng và đối tượng có lẽ đã ở ngay trước mắt ta từ ban đầu mà chúng ta chưa bao giờ nhận ra. Hiệu ứng Kafka này mô tả cách một sự kiện bất ngờ có thể là thứ mà các nhà nghiên cứu về sáng tạo hay gọi là một “sự cố mầm mống”.

Trường hợp khi thay đổi trở thành một “sự cố mầm mống”

Một sự cố mầm mống là thứ kích thích mọi người khám phá những ý tưởng mới bởi vì một điều gì đó đã xảy ra mà chính từ những câu chuyện cũ mà chúng ta tự kể với chính mình cũng không thể giải thích được. Sự cố mầm mống đưa chúng ta vào một hành trình khám phá. Những gì chúng ta tìm thấy cuối cùng trong cuộc hành trình đó là một câu chuyện khác lúc trước.

Trong nghiên cứu của nhà tâm lý học Charlotte Doyle về các nhà văn sáng tạo, sự cố mầm mống thực sự truyền cảm hứng cho một câu chuyện khác, hoặc ít nhất là một phân cảnh hoặc một nhân vật mới. Đối với những người khác, sự cố mầm mống xuất hiện khi bị mất việc đã khiến nảy sinh ý tưởng kinh doanh mới thành công. Đối với nhiều trường hợp, một sự thay đổi bất ngờ trong công việc của họ trở thành mầm mống cho việc phát hiện ra một nhân cách mới táo bạo hoặc khôn ngoan hơn. Đôi khi sự cố mầm mống là một bi kịch cá nhân mà cũng nhờ nó mà người ta cuối cùng cũng khám phá ra mục đích sống của họ. Cũng trong những thời điểm khác, sự cố đã truyền cảm hứng cho một sáng tạo nghệ thuật. Trong một nghiên cứu gần đây, nhà tâm lý học Marie Forgeard phát hiện ra rằng nhiều người sống sót sau cuộc diệt chủng ở Rwandan đã trở thành những nhạc sĩ và nghệ sĩ sáng tạo hơn như một phần trong trải nghiệm phục hồi của họ.

Cùng với nhau, nghiên cứu này cho chúng ta mọi lý do để tin rằng những khám phá có ý nghĩa và sáng tạo không chỉ là một giải thưởng an ủi giả tạo cho những người đau khổ, chúng thực sự là một kết quả thần kinh hợp lý của sự thay đổi bất ngờ. Trong cuốn sách mới, Được thôi thúc để sáng tạo (Wired to Create), nhà khoa học Scott Barry Kauffman của Đại học Pennsylvania và nhà văn Carolyn Gregoire lập luận rằng khám phá sáng tạo thực chất là một quy luật của bản chất con người, chứ không phải là một ngoại lệ. Thay đổi bất ngờ là một loại “tín hiệu dơi” triệu tập các siêu năng lực sáng tạo tiềm ẩn của chúng ta. Giống như người mẹ nặng 100 pound nhấc chiếc xe để cứu con mình, ngoại lệ trong trường hợp này là sức mạnh nằm ở tinh thần chứ không phải thể chất.

Anh hùng không phải lúc nào cũng hạnh phúc

Nhưng hỡi ôi, điều mà chúng ta có thể không tìm thấy trong hành trình Kafka của mình là hạnh phúc – ít nhất là không phải ngay lập tức. Một người bạn gần đây đã tâm sự với tôi rằng sau khi bị mất việc, chia tay và buộc phải chuyển nhà – tất cả chỉ trong vòng hai tháng – anh ấy muốn đấm thẳng vào cổ “tất cả những người đã nói với tôi rằng đây là một cơ hội tuyệt vời”. Hiển nhiên, tôi không muốn bị người khác đấm vào cổ, vì vậy tôi không cho rằng nghịch cảnh hiện tại của bạn tôi là “một cơ hội tuyệt vời”. Thật vậy, nghiên cứu cho thấy rằng mặc dù sống có ý nghĩa là một trải nghiệm vô cùng hài lòng, nhưng việc tìm kiếm ý nghĩa cũng giống như cố gắng tìm nhà vệ sinh vào ban đêm khi cúp điện. Nó hơi đáng sợ và hơi lộn xộn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu về sự sáng tạo như Kaufmann đã đưa ra một trường hợp thuyết phục rằng chính trong giai đoạn tìm kiếm và khám phá lộn xộn đáng sợ đó, nhiều đổi mới quan trọng nhất của chúng ta — những sáng tạo để lại di sản — bắt đầu thành hình. Không ai biết điều này tốt hơn Kafka. Trong những tháng cuối cùng của năm 1912, một trong những giai đoạn đen tối nhất và sáng tạo nhất trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, ông nói với một người bạn rằng “câu chuyện xảy ra với tôi như một ca sinh nở thực sự, phủ đầy máu và chất nhờn”. (Với tư cách là người quan sát trực diện bốn ca sinh nở của con người thực, tôi có thể nói rằng “máu và chất nhờn” ghi lại phần lớn trải nghiệm).

Nhưng một lần nữa, có lẽ sự lộn xộn là một phần của sự đền đáp. Có lẽ chính sự lộn xộn đó là lý do tại sao chúng ta cảm thấy như được sống, một cảm giác rất “con người”, trong những khoảnh khắc mà bộ não của chúng ta cuối cùng kết nối được các dấu chấm giữa sự khởi đầu mỏng manh và những sáng tạo tuyệt vời.

Dịch: Emma
Nguồn: https://www.psychologytoday.com/us/blog/strategic-thinking/201604/the-kafka-effect 
——————
Theo dõi các kênh chính thức của A Crazy Mind tại:
Website: https://acrazymind.vn/
A Crazy Mind (Page): https://www.facebook.com/acrazymindVN/
Viết để trưởng thành (Page): https://www.facebook.com/acm.vietdetruongthanh
A Crazy Mind – Viết để trưởng thành (nhóm công khai): http://bit.ly/Group-VDTT
Câu chuyện điên rồ của tôi (nhóm riêng tư): https://bit.ly/acm-cauchuyendienro
A Crazy Mind – Hỏi đáp tâm lý: http://bit.ly/Group-HDTL
A Crazy Mind – Mỗi ngày một trang sách: http://bit.ly/ACM-MNMTS
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/
(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan