Học thuyết Gương soi và những tổn thương tạo dựng cũng như phá vỡ các mối quan hệ

Bạn đã bao giờ tự hỏi điều gì sẽ xảy ra khi bạn gắn kết với một người và sau đó, đôi khi là một khoảng thời gian sau, bạn nhận thấy một vài khía cạnh trong tính cách của …

Bạn đã bao giờ tự hỏi điều gì sẽ xảy ra khi bạn gắn kết với một người và sau đó, đôi khi là một khoảng thời gian sau, bạn nhận thấy một vài khía cạnh trong tính cách của họ mà bạn không thích? Học thuyết gương soi của Jacques Lacan có đề cập đến quá trình này.

Theo Lacan, chúng ta xây dựng nhân dạng của mình bằng cách phóng chiếu chúng lên những người khác. Do đó các mối quan hệ mà chúng ta có với những người khác là sự phản chiếu hay sự phóng chiếu những khía cạnh tính cách của chúng ta mà chúng ta thích hoặc không thích. 

Học thuyết gương soi là gì?

Giống như việc có những bộ phận trên cơ thể và ngoại hình mà chúng ta không thích khi soi gương, cũng có những khía cạnh tính cách mà chúng ta không muốn chấp nhận. Những thứ chúng ta ghét nhất ở người khác thực chất nằm ở bên trong chúng ta, ít nhất là theo một cách tượng trưng. Nói một cách khác, điều chúng ta không thích ở người khác cũng là điều chúng ta không thích ở chính mình. 

Chúng ta liên tục phóng chiếu các phần của bản thân. Và vì chúng ta thường không thể nhìn thấy những mặt tối – hay ngay cả những điểm mạnh của chính mình – cuộc sống trao tặng cho chúng ta món quà là những mối quan hệ. Những mối quan hệ chỉ ra cho chúng ta những thứ chúng ta có bên trong mỗi người. Mọi người cư xử như những tấm gương, phản chiếu lại hình ảnh của chính chúng ta và cho chúng ta cơ hội nhìn xem mình là ai.

view of people behind glass wall

Tấm gương phản chiếu trực tiếp hoặc đối lập

Học thuyết gương soi có thể phản ánh một cách trực tiếp hoặc đối lập. Hãy cùng xem xét ví dụ sau. Bạn nói bạn không thể nào chịu đựng nổi sự ích kỷ của một người bạn. Theo cách trực tiếp, bạn có thể đang phản chiếu phần ích kỷ của mình mà bạn từ chối thừa nhận. Mặt khác, theo cách đối lập, chúng có thể phản chiếu phần vị tha trong bạn. Có thể bạn luôn luôn quan tâm đến người khác và quên mất bản thân mình. Cả hai cách đều là những thông tin giá trị nếu bạn mong muốn hiểu về bản và trưởng thành.

Bạn có thể cho rằng sếp của bạn đang quá khắt khe với bạn. Nhưng có lẽ bạn đang quá khắt khe và cầu toàn với bản thân. Trong trường hợp này, sếp của bạn chỉ là sự phản chiếu cách bạn đối xử với chính mình. Thêm vào đó, có thể bạn quá dễ dãi và cần một chút nghiêm khắc trong cuộc sống. Và tất cả chúng ta đều biết rằng cân bằng là một thói quen tốt. 

Những tổn thương tình cảm

Băng bó không phải là chữa bệnh. Khi chúng ta bị thương, chúng ta kêu lên đau đớn. Sau đó chúng ta bình tĩnh lại và rửa sạch vết thương và băng bó nó để nó có thể lành lại. Chúng ta không nên chỉ băng bó và quên luôn nó, bởi vì chúng ta biết nó sẽ không tự lành lại theo cách đó. Thay vào đó, chúng ta cần chăm sóc vết thương cho đến khi nó lành lại.

woman in long-sleeved top with floral photo effects

Tất cả chúng ta đều có những tổn thương tình cảm. Những tổn thương tình cảm là tất cả những cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ, và cách hành động bắt nguồn từ những tình huống đau đớn trong cuộc đời bạn mà cho đến thời điểm này chúng ta vẫn chưa thể nào chấp nhận được. Chúng ta trở thành tù nhân của chúng. Hạnh phúc của chúng ta phụ thuộc vào việc chuyển hóa những tổn thương tình cảm và cách suy nghĩ này thành trí tuệ và kinh nghiệm. Để chúng thúc đẩy chúng ta trở thành một con người tốt hơn.

Tổn thương của bạn phản chiếu điều gì? 

Khi chúng ta lãng quên những tổn thương của mình, chúng trở thành một phần của vô thức và ảnh hưởng tới suy nghĩ, tâm trạng, và cách hành xử của chúng ta. Và tiếp đó sâu bên trong, chúng gây ra những vết thương lỗ chỗ trong tim bạn. Vì thế khi bạn gặp ai đó có cùng những tổn thương đó, và bạn thấy gắn kết. Tổn thương được phản chiếu, và đôi khi mang tới kết quả tốt đẹp. Nhưng bạn phải cẩn thận, bởi vì những tổn thương như vậy cũng có thể chia rẽ mọi người.

Nếu tổn thương không được chữa lành, sớm hay muộn chúng sẽ gây tổn hại tới mối quan hệ. Sự bất an, sợ hãi, đố kỵ, tính chiếm hữu… Như thể cuộc sống đang cố gắng gửi đến bạn những sự phản chiếu để cho bạn thấy phải phát triển theo cách nào. Nếu bạn không nhận ra chúng và lưu tâm tới những gì chúng nói với bạn, bạn sẽ không phát triển. 

Trên thực tế, nó sẽ kìm hãm sự phát triển và làm suy yếu các mối quan hệ của bạn. Vì vậy hãy luôn ghi nhớ trong đầu học thuyết gương soi và tận dụng những thông tin giá trị về bản thân mà nó mang đến cho chúng ta. Hãy lưu tâm – và phát triển.

Dịch: OnTheClouds

Nguồn: https://exploringyourmind.com/mirror-theory-wounds-relationships/

Ảnh: Unsplash

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: https://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

Theo dõi các kênh chính thức của A Crazy Mind tại:

Website: https://acrazymind.vn/

A Crazy Mind (Page): https://www.facebook.com/acrazymindVN/

Viết để trưởng thành (Page): https://www.facebook.com/acm.vietdetruongthanh

Viết kết nối (Page): https://www.facebook.com/VietKetNoi.yennhi/

A Crazy Mind – Viết để trưởng thành (nhóm công khai): http://bit.ly/Group-VDTT

Câu chuyện điên rồ của tôi (nhóm riêng tư): https://bit.ly/acm-cauchuyendienro

A Crazy Mind – Hỏi đáp tâm lý: http://bit.ly/Group-HDTL

A Crazy Mind – Mỗi ngày một trang sách: http://bit.ly/ACM-MNMTS

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL


BẢN THẢO
Bài viết liên quan