Hội Chứng Kẻ Mạo Danh: Dấu Hiệu, Và Làm Thế Nào Để Vượt Qua?

Đó là cảm giác âm ỉ rằng mình không hề xứng đáng với những thứ vốn là của mình, nó ảnh hưởng đến phụ nữ và các nhóm thiểu số một cách không tương xứng. Vậy thì làm sao để …

Đó là cảm giác âm ỉ rằng mình không hề xứng đáng với những thứ vốn là của mình, nó ảnh hưởng đến phụ nữ và các nhóm thiểu số một cách không tương xứng. Vậy thì làm sao để chống lại nó?

Giới thiệu chung

Hội chứng kẻ mạo danh xuất hiện khi tôi phát biểu trước đám đông, đàm phán công việc và ngay cả khi tôi có cơ hội phát hành cuốn sách đầu tiên của mình – tôi tự hỏi rằng, “Tại sao mọi người lại trả tiền để đọc những gì tôi viết?” Người biên tập của tôi, một phụ nữ, không chút do dự: “Tôi cũng thường tự hỏi y như vậy về việc chỉnh sửa của mình!”

Thuật ngữ “Hội chứng Kẻ mạo danh” chưa xuất hiện cho tới năm 1988 (bởi hai nhà tâm lý học người Mỹ, Pauline Clance và Suzanne Imes), nhưng có thể nói rằng phụ nữ luôn gặp phải cảm giác này. Nó đem lại cảm giác âm ỉ rằng bạn không đủ tốt, bạn không thuộc về vị trí bạn đang đứng, hay không xứng đáng với công việc, sự thăng tiến, việc xuất bản sách và chức danh của mình. Theo Valerie Young, một nhà giáo dục và là tác giả của cuốn sách “Ý nghĩ bí mật của những người phụ nữ thành công”, thì đó là điều phổ biến ở những người gặt hái nhiều thành tựu, những người sáng tạo và sinh viên. Nó tồn tại dai dẳng từ các trường đại học và sau đại học cho đến nơi làm việc, nơi phụ nữ có xu hướng đánh giá năng lực của họ tệ hơn so với khách quan trong khi đàn ông thường đánh giá bản thân tốt hơn. Nó có xu hướng ảnh hưởng đến các nhóm thiểu số một cách không tương xứng –  bất cứ ai có áp lực phải hoàn thành công việc “nhanh nhất”. 

Nhưng có nhiều cách để vượt qua cảm giác như một kẻ mạo danh – bắt đầu bằng việc nhận ra rằng nó không chỉ là một cảm giác.

Bạn có cảm thấy mình là một kẻ mạo danh không?

Có phải bạn đang hoài nghi chính bản thân mình không? Bạn có thể đang mắc phải hội chứng kẻ mạo danh – và điều khiến nó trở nên phức tạp như vậy là bởi cách thức mà nó hoạt động không chỉ có một. Một vài cách mà hội chứng này biểu hiện ra bao gồm:

  • Bạn cảm thấy như một kẻ lừa gạt. Ngay cả khi bạn được cho là đã đạt được điều gì đó – bạn nhận được công việc, đạt được danh tiếng, giành được giải thưởng – bạn dường như vẫn không thể lay chuyển được cảm giác rằng tất cả đều là dối trá, rằng bạn hẳn đã lừa gạt tất cả, và bất cứ lúc nào bạn cũng có thể bị lật tẩy.
Albert Wesker aesthetic. Resident Evil aesthetic.
  • Bạn hạ thấp bản thân mình. Gần đây tôi cố gắng nói chuyện với một người về việc không trả tiền cho công việc mà tôi làm. “Tại sao tôi làm không làm nó miễn phí?” tôi đề xuất. Một người bạn nam giới ở trong phòng cùng lúc tôi đang có cuộc nói chuyện qua điện thoại này gần như đã lắc người tôi và nói “Jessica! Cứ nhận lấy tiền đi!” (và tôi đồng ý vào lúc đó)
  • Bạn hủy hoại kinh nghiệm hoặc chuyên môn của bạn. Ở đây tôi đang nói về hội chứng kẻ mạo danh ở một người bạn mới nhận công việc giáo viên gần đây. “Nhưng chắc chắn là tôi không đủ trình độ,” cô ấy nói vậy. (Nhưng thực tế là họ đã tuyển cô ấy!) Tôi đã phỏng vấn một sinh viên kỹ thuật sau tiến sĩ tên Celeste, người nói với tôi rằng trong khi cô ấy làm việc như một kỹ sư cơ khí, một giám sát viên đã ghi chú rằng cô ấy không nhận mình là một kỹ sư. “Tôi không nhận ra bản thân nói với đồng nghiệp rằng mình không phải là một kỹ sư trong khi thực tế thì tôi đúng là như vậy, và tôi nghĩ rằng, đối với tôi, nó giống như một lời bào chữa để đề phòng cho việc mắc lỗi.”

Hãy nhớ rằng: Bạn không đơn độc 

Khi nghi ngờ về bản thân, đừng vội nghĩ rằng bạn là người duy nhất cảm thấy như vậy. Ngay cả những người phụ nữ thành công, mạnh mẽ và thành đạt nhất (và cả đàn ông nữa) cũng không chắc chắn về bản thân họ ở điểm này hay điểm khác. Nhưng đừng cho rằng tôi là người duy nhất nói vậy. Dưới đây là một vài lời nói của những kẻ mạo danh trước đây: 

Tina Fey: Vẻ đẹp của hội chứng kẻ mạo danh là khi bạn bị kẹt giữa tự cao một cách cực đoan và cảm giác “Tôi là một kẻ lừa đảo! Lạy Chúa, họ sắp bắt tôi! Tôi là một kẻ lừa đảo!”

grey aesthetic — slice-of-live:   Ravenclaw Minimalist

Maya Angelou: Tác giả giành nhiều giải thưởng này từng nói rằng, sau khi xuất bản cuốn sách thứ 11 của mình, mỗi lần viết một cuốn sách khác, cô đều tự nhủ: “Họ sắp khám phá ra chuyện đó rồi. Mình đã chơi tất cả mọi người một vố.”

Michelle Obama: Cựu đệ nhất phu nhân đã nói và viết về việc khi còn là một phụ nữ trẻ, bà thường trằn trọc nhiều đêm và tự hỏi: Tôi có quá ồn ào không? Quá nhiều? Ước mơ quá lớn? “Cuối cùng, tôi cảm thấy mệt mỏi vì luôn lo lắng về những gì người khác nghĩ về mình. Thế nên, tôi quyết định sống cho chính mình,” bà nói.

Vững tâm

Những nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những gì bạn nói với chính mình thực sự có thể thay đổi cách bạn nhìn nhận bản thân – chẳng hạn như việc tăng cường sự tự tin trong một sự kiện căng thẳng. Dưới đây là bốn bài tập để thay đổi cách bạn nghĩ về bản thân. 

  • Lập danh sách. Liệt kê ít nhất 10 điều cho thấy bạn có trình độ như bất kỳ ai khác cho vị trí bạn đang tìm kiếm. Gặp rắc rối ư? Trước tiên hãy tự hỏi có bằng chứng nào tồn tại cho thấy bạn kém tiêu chuẩn hơn bất cứ ai khác để làm công việc này không. Có thứ gì khiến bạn, tôi cá đấy, trở nên thích hợp hơn?
  • Nói to tên của bạn. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc đơn giản đưa ra một lời khẳng định tích cực (chẳng hạn như Tôi tuyệt vời) và thêm tên của bạn vào đó (Jessica thật tuyệt vời) có thể có tác động mạnh mẽ đến cách bạn nhìn nhận về bản thân. Và trước khi bạn cảm thấy rụt rè, LeBron James đã làm điều đó. “Tôi muốn làm những gì tốt nhất cho LeBron James”, anh nói khi giải thích về quyết định rời khỏi Cleveland Cavaliers để đầu quân cho Miami Heat vào năm 2010. Malala Yousafzai, người đoạt giải Nobel cũng đã làm điều đó. 

“Tôi hỏi nếu hắn ta tới, bạn sẽ làm gì, Malala? ‘”, cô nói với Jon Stewart về cách cô vật lộn với quyết định lên tiếng chống lại Taliban. “Sau đó, tôi sẽ tự nhủ với chính mình,’ Malala, chỉ cần lấy một chiếc giày và gõ hắn.’” Nếu nó là đủ cho người đoạt giải Nobel Hòa bình, tôi chắc chắn rằng nó đủ tốt cho tất cả chúng ta.

  • Hãy thừa nhận thành quả của bạn. Phụ nữ có xu hướng giải thích thành công của họ bằng cách gán cho họ những điều như may mắn, làm việc chăm chỉ hoặc sự giúp đỡ từ những người khác, thay vì khả năng hay trí thông minh bẩm sinh như đàn ông thường trích dẫn. Hãy cố gắng thừa nhận thành công của mình bằng cách cấm bản thân viện cớ cho những thành công đó. Tập nói to những từ rằng: “Tôi tự hào về những gì tôi đạt được.” 
  • Hình dung thành công. Hình dung chính xác làm thế nào bạn có thể điều hướng tình huống nào đó – một cách thành công – trước khi nó xảy ra. Đây là một chiến thuật được dạy cho các tân binh, huấn luyện họ hình dung ra cách họ sẽ xử lý một tình huống trước khi nó xảy ra. “Tôi đã sử dụng nó rất nhiều trong sự nghiệp của mình”, thiếu tá Nicole Miner, cựu giảng viên tại West Point cho hay. “Trước khi đối đầu với sự phản đối, tôi sẽ tiến hành một buổi tập dượt tinh thần để đảm bảo rằng tôi sẽ nói rõ ràng và giữ vững tinh thần. Đối thoại nội tâm sau đó giúp tôi kiểm soát và suy nghĩ đúng đắn về tình huống. Sự tự tin của bạn không nhất thiết phải chỉ đến từ kinh nghiệm, nếu không chúng ta sẽ không bao giờ thử mọi thứ từ lần đầu tiên.” Hãy tưởng tượng bạn ghi điểm ở cuộc phỏng vấn xin việc, hoàn thành bài thuyết trình hoặc đặt được mục tiêu chiến thắng nhé. Hãy thử nó.

Chống lại cảm giác kẻ mạo danh

imagem descoberto por F A N D O M. Descubra (e salve!) suas próprias imagens e vídeos no We Heart It


Bạn đã nói chuyện với chính mình trong gương và lập danh sách những thành tích của bạn, nhưng bạn vẫn cảm thấy kẻ mạo danh đó lẩn khuất đâu đây. Hãy thử những cách sau:

  • Nói chuyện với đồng nghiệp hoặc bạn bè. Người này có cảm thấy mình cũng giống như một kẻ mạo danh không? Biết rằng hội chứng cũng có mặt ở người khác sẽ giúp nó trở thành vấn đề chung, chứ không phải là vấn đề của riêng bạn. Nếu giọng nói đầy nghi ngờ đó bắt đầu len vào đầu bạn, hãy lặp lại: “Không phải là tôi, đó là hội chứng kẻ mạo danh đang nói chuyện.”
  • Loại bỏ sự nghi ngờ. Trong cuốn sách của mình, “Nguyên bản: Cách những người phá luật thay đổi thế giới,” Adam Grant, giáo sư quản lý và tâm lý học tại Trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania, mô tả hai loại nghi ngờ: nghi ngờ bản thân, khiến bạn tê cứng lại, và nghi ngờ ý tưởng, có thể thúc đẩy mọi người tinh chỉnh, kiểm tra hay thử nghiệm một ý tưởng tốt. Cố gắng biến sự nghi ngờ bản thân thành nghi ngờ ý tưởng bằng cách tự nhủ: Nó không phải là tôi chưa tốt, mà là một vài bản nháp đầu tiên của bất kỳ ý tưởng nào cũng luôn tệ – và tôi đơn giản là vẫn đang bước đến đích
  • Quyết định trở nên tự tin. Tự tạo ra lựa chọn để trở nên tự tin. Giơ tay lên. Tình nguyện thể hiện chuyên môn của bạn. Khi bạn bắt đầu tự nghi ngờ bản thân, hãy ép bản thân viết ra ba điều bạn đã làm tốt. (Nếu chưa đủ để giảm bớt nghi ngờ của bạn, hãy viết thêm ba điều nữa.) Và hãy viết chúng ra giấy. Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy mọi người nhớ mọi thứ tốt hơn khi họ viết chứ không phải gõ chúng. 
  • Nhắc nhở bản thân bạn rằng bản thân giỏi những thứ nó làm. Tôi có một thư mục trong hộp thư đến của mình có tên là “vui/tốt đẹp”. Nó chứa đầy những lời khen ngợi mà tôi đã nhận được trong nhiều năm qua, để nhắc nhở bản thân về giá trị của mình khi tôi cần tăng cường sự tự tin. Jessica Kirkpatrick, một nhà khoa học dữ liệu tại Berkeley, California, nói với tôi rằng cô ấy sử dụng một thứ gọi là mẹo dây cao su. Cô đeo nó ở cổ tay và giật nó mỗi lần cảm thấy có một suy nghĩ như kẻ mạo danh. Nó có nguyên lý giống như thí nghiệm những con chó của Pavlov: Hành động này sẽ gửi phản hồi đến não của bạn và cuối cùng sẽ ngăn chặn những suy nghĩ kích hoạt hành động. “Thay đổi suy nghĩ của bạn, và bộ não sẽ làm theo,” cô ấy nói.
↳ ꒰🖇🥞꒱┊𝐩𝐢𝐧𝐭𝐞𝐫𝐞𝐬𝐭::  -ˋˏ@𝙗𝙡𝙪𝙚𝙗𝙚𝙧𝙧𝙮𝙩𝙤𝙝𝙨𝙩𝙚ˎˊ- ͙̥̇⁺ ♡˚·⸜(⁃͈ᴗ•͈)⸝

Điều quan trọng cần nhớ: Thất bại không làm cho bạn trở thành một kẻ lừa gạt. Ngay cả những vận động viên giỏi nhất cũng thất bại, những luật sư giỏi nhất cũng thua kiện, những diễn viên giỏi nhất cũng có những quả bom tấn xịt. Thi thoảng thất bại, thua cuộc và mắc sai lầm là một phần của công việc. Đừng để nó định nghĩa bạn. Học hỏi từ những sai lầm của bạn và tiến về phía trước.

Dịch: Kim

Biên tập: #Zealous

Nguồn: How to Overcome Impostor Syndrome

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan