Hội Chứng Sợ Máu – Hemophobia: Những Bí Mật Thú Vị

Giải thích một cách đơn giản, Hemophobia hay nỗi khiếp sợ đối với máu khiến người mắc phải cảm thấy sợ hãi mỗi khi nhìn thấy nó, dù đó là máu của họ hay của người khác. Thông thường người …

Giải thích một cách đơn giản, Hemophobia hay nỗi khiếp sợ đối với máu khiến người mắc phải cảm thấy sợ hãi mỗi khi nhìn thấy nó, dù đó là máu của họ hay của người khác. Thông thường người ta hay nhầm lẫn giữa Hemophobia và nỗi sợ kim tiêm. Một người có thể cảm thấy sợ hãi khi họ bị lấy máu và điều đó có thể bị nhầm lẫn với Trypanophobia (hay nỗi sợ kim tiêm). Trên thực tế, dạng ám ảnh cụ thể phổ biến này thậm chí đã được phân loại chung là “Hội chứng sợ tổn thương máu”. Không giống như các nỗi ám ảnh cụ thể khác, nỗi sợ máu sẽ dẫn tới một số triệu chứng khác nhau khác, điều đó sẽ được đề cập sau trong bài viết này.

Đầu tiên chúng ta hãy nghiên cứu các nguyên nhân gây ra Hemophobia.

Nguyên nhân của hội chứng sợ máu

Như đã đề cập ở trên, có một mối liên kết giữa các hội chứng ám ảnh khác và hội chứng sợ máu. Hội chứng sợ kim tiêm và hội chứng sợ máu là một sự kết hợp thường thấy trong các cá nhân. Một số bệnh nhân biểu hiện nỗi ám ảnh với nha sĩ và bác sĩ cùng với Hemophobia.

  • Nhìn chung, hội chứng sợ máu bị gây ra bởi nỗi sợ trong lĩnh vực y học vì nó thường liên quan đến máu, các mũi tiêm, chấn thương, sự đau đớn và cái chết. 
  • Các hình ảnh trên TV và phim ảnh cũng có thể góp phần tạo nên nỗi sợ này. Halloween, các bộ phim đẫm máu, các câu chuyện về kẻ giết người hàng loạt v.v cũng là nguyên nhân gây ra hội chứng này.
  • Chảy máu thường là một dấu hiệu hoặc chỉ dẫn rằng có điều không ổn xảy ra với cơ thể. Do đó,  Hypochondriasis (bệnh tưởng) hoặc Nosophobias (hội chứng sợ bị bệnh) cũng có liên kết với Hemophobia. Hypochondriasis và Nosophobia đều biểu thị nỗi sợ bị ốm hoặc nhiễm các chứng bệnh cụ thể như ung thư, tiểu đường v.v…
  • Nỗi sợ vi trùng hay Mysophobia cũng có thể gây ra Hemophobia vì cá nhân đó sợ bị “nhiễm vi trùng” từ máu của người khác.
  • Nỗi sợ máu cũng được liên kết với nỗi sợ chết ( Thanatophobia).  
  • Việc nhìn thấy máu thường là nguyên nhân khiến một người ngất xỉu, họ có thể sợ bản thân lúng túng khi ngất xỉu, điều đó là phản ứng tự vệ của cơ thể để bảo vệ bản thân họ khỏi việc căng thẳng hơn nữa.
  • Cũng như các nỗi ám ảnh cực đoan khác, nỗi sợ máu có thể xuất phát từ các trải nghiệm tiêu cực hoặc các chấn thương liên quan đến máu khi còn nhỏ.


Các triệu chứng của Hemophobia

Như đã nêu ở trên, Hemophobia sẽ gây ra một số triệu chứng khá khác so với những triệu chứng do các hội chứng ám ảnh cụ thể mang lại.

Điểm tương đồng với các triệu chứng của hội chứng ám ảnh khác là: lo lắng, buồn nôn, nhịp tim tăng, đổ mồ hôi, run rẩy khi nhìn thấy máu. Tiếp theo sau đó nhịp tim và huyết áp sẽ giảm đột ngột khiến người đó ngất xỉu, trở nên xanh xao hoặc yếu ớt, điều mà không thấy ở các phản ứng của hội chứng ám ảnh khác. 


Phản ứng ngất xỉu xảy ra do não không được cung cấp đủ máu. Ngất xỉu hay hoảng loạn có thể làm cho một người “bối rối” và sau đó cố gắng hết sức để không nhìn thấy máu. 

Những người mắc hội chứng Hemophobia không chỉ sợ hãi khi nhìn thấy máu của chính họ hoặc của người khác mà trong một số trường hợp, họ thậm chí có thể trở nên lo lắng khi nhìn thấy máu động vật.

Nỗi ám ảnh đôi khi “hủy hoại” một người đến mức độ can thiệp vào cuộc sống hằng ngày của họ. Những người mắc phải đôi khi từ chối đi gặp bác sĩ hay nha sĩ hay thậm chí việc xem các bức ảnh của những bộ phim liên quan đến máu. Họ có thể sống với một lối sống ít vận động để tránh những chấn thương liên quan đến các môn thể thao.

Cách điều trị để vượt qua hội chứng sợ máu

Các chuyên gia khuyến nghị phương pháp ngược lại với các phương pháp thư giãn thường được đề xuất để giúp vượt qua các nỗi ám ảnh cụ thể phổ biến khác. Trong phương pháp này, thay vì thư giãn, một người được yêu cầu “siết các nhóm cơ lớn của họ vào vấn đề căng thẳng” để tránh bị ngất. Phương pháp này đặc biệt hữu ích cho những bệnh nhân bị ngất tại thời điểm tiêm.

Một trong những mặt ảnh hưởng chính của Hemophobia là trầm cảm hoặc lo lắng. Một chuyên gia về sức khỏe tinh thần sẽ có thể giúp cung cấp một giải pháp để vượt qua những tình trạng này. 


Những người mắc hội chứng Hemophobia cũng được khuyến khích nên tiếp xúc dần dần với các sự kiện hoặc môn thể thao nào đó mà đó là nơi tiềm năng mà máu có thể xuất hiện. Điều này có thể giúp một người dần dần cảm thấy thoải mái với nỗi sợ của họ. Các liệu pháp hành vi và nhận thức cũng như liệu pháp thôi miên và nói chuyện cũng có thể giúp những người mắc hội chứng Hemophobia trở lại cuộc sống bình thường.

Dịch: Phương Trần

Biên tập: Mai

Ảnh: Internet

Nguồn: https://www.fearof.net/

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan