Hội chứng Stockholm: Diễn Biến Và Cách Giải Quyết

Viết bởi bác sỹ tâm lý học Sharie Stines Hội chứng Stockholm là một trạng thái tâm lý xảy ra khi nạn nhân của sự lạm dụng xác định và gắn bó một các tích cực với kẻ lạm dụng …

Viết bởi bác sỹ tâm lý học Sharie Stines

Hội chứng Stockholm là một trạng thái tâm lý xảy ra khi nạn nhân của sự lạm dụng xác định và gắn bó một các tích cực với kẻ lạm dụng họ. Hội chứng này ban đầu được quan sát khi các con tin bị bắt cóc không chỉ gắn bó với kẻ bắt cóc mà còn thậm chí yêu họ.

(Hội chứng Stockholm được lấy tên từ vụ cướp Norrmalmstorg tại ngân hàng Kreditbanken, thủ đô Stockholm, Thụy Điển. Bốn nhân viên ngân hàng bị giữ làm con tin từ ngày 23 đến 28 tháng 8 năm 1973 trong khi những kẻ bắt cóc thỏa thuận với bên cảnh sát. Trong khoảng thời gian này, nạn nhân bắt đầu phát triển gắn bó về mặt cảm xúc với kẻ bắt cóc, từ chối sự trợ giúp từ chính quyền rồi đứng ra bảo vệ kẻ bắt cóc trước truyền thông và giới cảnh sát sau khi được giải thoát sau sáu ngày giam cầm – chú thích của người dịch theo wikipedia)

What Is Stockholm Syndrome?
Người bị bắt cóc gắn bó thậm chí với cả nơi mình bị giam giữ

Các chuyên gia đã mở rộng định nghĩa về hội chứng Stockholm bao gồm bất kỳ mối quan hệ nào trong đó nạn nhân của lạm dụng phát triển một sự gắn bó trung thành, mạnh mẽ với thủ phạm lạm dụng. Những người bị ảnh hưởng bởi hội chứng này bao gồm tù nhân trong trại tập trung, tù nhân chiến tranh, trẻ em bị lạm dụng, nạn nhân loạn luân, nạn nhân của bạo lực gia đình, thành viên giáo phái và những người trong môi trường làm việc độc hại hoặc giáo hội.

ĐẶC ĐIỂM CỦA HỘI CHỨNG SYNDROME

Có thể dễ hiểu hơn, hội chứng Stockholm là một chiến lược sinh tồn thực sự cho nạn nhân. Điều này dường như làm tăng cơ hội sống sót cho nạn nhân và được cho là một chiến thuật cần thiết để bảo vệ tâm lý và thể chất trước mối quan hệ lạm dụng, độc hại và kiểm soát. (Hoặc có thể là do kết quả của thuyết gắn bó và sự nhầm lần cảm giác sợ hãi và thích thú-chú thích của người duyệt) Hội chứng Stockholm thường được tìm thấy trong các mối quan hệ độc hại nơi tồn tại sự khác biệt về quyền lực, chẳng hạn như giữa cha mẹ và con cái hoặc nhà lãnh đạo tinh thần và thành viên giáo đoàn. Một số dấu hiệu của hội chứng Stockholm bao gồm:

  • Kính trọng thủ phạm lạm dụng hoặc kẻ bắt giữ.
  • Không hợp tác với cảnh sát và các cơ quan chính quyền khác khi buộc thủ phạm lạm dụng hoặc kẻ bắt cóc phải chịu trách nhiệm.
  • Ít hoặc không nỗ lực để trốn thoát.
  • Có niềm tin vào lòng tốt của thủ phạm hoặc kẻ bắt cóc.
  • Sự dỗ dành của những kẻ bắt giữ. Đây là một chiến lược thao túng để duy trì sự an toàn cho một ai đó. Khi nạn nhân nhận được phần thưởng – có thể là ít bị lạm dụng hơn hoặc thậm chí là được tiếp tục sống – họ lại cảm thấy nguôi ngoai.
  • Nhận ra sự bất lực . Điều này có thể hơi giống với lý thuyết “Nếu bạn không thể đánh bại họ, hãy tham gia cùng họ”. Khi các nạn nhân không thể thoát khỏi sự lạm dụng hoặc sự giam cầm, họ có thể bắt đầu từ bỏ và sớm nhận ra rằng sẽ dễ dàng hơn cho cả hai phía nếu họ trao hết quyền lực cho kẻ bắt giữ họ.
  • Cảm thấy thương hại cho những kẻ lạm dụng, tin rằng chính họ thực sự là nạn nhân. Bởi vì điều này, các nạn nhân có thể bắt đầu một chiến dịch hoặc một sứ mệnh để giải cứu những kẻ ngược đãi họ.
  • Không sẵn lòng học cách tách khỏi thủ phạm và phục hồi. Về bản chất, nạn nhân có thể có xu hướng ít trung thành với bản thân hơn so với kẻ ngược đãi họ.

Bất cứ ai cũng có thể bị hội chứng Stockholm. Chắc chắn rằng có một số người đã trong hoàn cảnh bị lạm dụng có thể dễ bị ảnh hưởng hơn, chẳng hạn như những người có tuổi thơ bị ngược đãi; nhưng bất kỳ người nào cũng có thể trở thành nạn nhân nếu có điều kiện phù hợp.

Stockholm Syndrome Cartoons and Comics - funny pictures from ...

Những đối tác hoặc các cặp vợ chồng ngược đãi là ví dụ điển hình của hội chứng Stockholm. Thông thường, họ không muốn buộc tội hoặc bắt đầu một lệnh cách ly, và một số đã cố gắng ngăn cản cảnh sát bắt giữ những kẻ lạm dụng họ ngay cả sau một cuộc hành hung bạo lực. Sau khi mối quan hệ kết thúc, nạn nhân của bạo lực gia đình thường có thể đưa ra những tuyên bố như “Tôi vẫn yêu anh ấy” ngay cả sau khi bị đánh đập tàn nhẫn.

Những đối tác hoặc các cặp vợ chồng ngược đãi là ví dụ điển hình của hội chứng Stockholm. Thông thường, họ không muốn buộc tội hoặc bắt đầu một lệnh cách ly, và một số đã cố gắng ngăn cảnh sát bắt giữ những kẻ lạm dụng họ ngay cả sau một cuộc hành hung bạo lực.

HỘI CHỨNG STOCKHOLM XẢY RA NHƯ THẾ NÀO

Hội chứng Stockholm xảy ra khi một số động lực nhất định đang diễn ra, và nó xảy ra trong những trường hợp cụ thể. Sau đây là danh sách các thành phần có thể góp phần vào sự phát triển của hội chứng này ở cá nhân:

  • Tình trạng này có thể phát triển khi nạn nhân bị lạm dụng tin rằng có mối đe dọa đối với sự sống còn về thể chất hoặc tâm lý của họ và họ cũng tin rằng những kẻ lạm dụng họ sẽ thực hiện mối đe dọa đó.
  • Khi nạn nhân bắt cóc được đối xử nhân đạo hoặc đơn giản là được phép sống, họ thường cảm thấy biết ơn và gán những phẩm chất tích cực cho những kẻ bắt giữ họ, tin rằng họ thực sự là người tốt.
  •  Hành vi tốt / xấu đan xen có thể tạo ra “mối quan hệ ngược đãi”. Hội chứng Stockholm là một dạng của mối quan hệ ngược đãi, trong đó nạn nhân chờ đợi những hành vi xấu qua đi để nhận được tí chút những sự đối xử tốt được ban phát cho họ.
  • Nạn nhân bị cách ly với người khác. Khi những người đang ở trong chế độ bị lạm dụng, chẳng hạn như trong tình huống bắt cóc, tiếp nhận những thông tin bên ngoài và sự giao tiếp bị hạn chế hoặc thậm chí hoàn toàn bị cắt đứt. Bằng cách này, chỉ còn những thông tin của thủ phạm đưa ra. Nó giống như “siêu tuyên truyền tư tưởng”.
Không có mô tả ảnh.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP NHỮNG NGƯỜI MÀ CÓ THỂ HỌ CÓ HỘI CHỨNG STOCKHOLM

Hiểu được tâm lý tiềm ẩn xung quanh hội chứng Stockholm có thể giúp bạn biết cách giúp đỡ những người mắc hội chứng này. Hội chứng Stockholm là phản ứng của nạn nhân đối với tổn thương và liên quan đến nhiều động lực xã hội. Một số trong những động lực xã hội này bao gồm sự tuân theo, tư duy tập thể,  sự tách biệt, tình yêu lãng mạn và lỗi quy kết cơ bản, giữa những người khác.

  • Thử nghiệm giáo dục tâm lý. Giáo dục tâm lý liên quan đến việc giải thích cho nạn nhân của hội chứng Stockholm hiểu những gì đang xảy ra. Hãy nhớ rằng “Kiến thức là sức mạnh”. Biết rõ bạn đang gặp trở ngại gì là hành vi tấn công tốt nhất để giành chiến thắng trong cuộc chiến giành tự do cho người thân yêu của bạn.
  • Tránh sự phân cực. Không cố gắng thuyết phục nạn nhân về những đặc điểm xấu xa của kẻ lạm dụng; điều này có thể khiến nạn nhân phân cực và bảo vệ hung thủ.
  • Sử dụng phương pháp Socrates. Đặt câu hỏi cho nạn nhân về cách họ nhìn nhận tình huống của họ, cảm nhận và suy nghĩ của họ như thế nào, và những gì họ tin rằng cần phải xảy ra tiếp theo.
  • Lắng nghe mà không phán xét. Khi nạn nhân suy nghĩ về mọi thứ đã xảy ra và xử lý những trải nghiệm của họ với hung thủ, hãy lắng nghe và sử dụng sự phản chiếu để thể hiện sự quan tâm và công nhận.
  • Không đưa ra lời khuyên. Nạn nhân của sự lạm dụng cần phải được trao quyền để đưa ra quyết định của riêng họ. Nếu bạn đi cùng và nói cho họ biết phải làm gì vì bạn “rõ ràng là người hiểu rõ hơn” thì bạn sẽ không giúp nạn nhân xây dựng sức mạnh cá nhân. Hãy nhớ rằng, con đường để chữa lành khỏi sự lạm dụng thường là trao quyền cho nạn nhân tự đưa ra quyết định, để biết điều này và sở hữu nó.
  • Giải quyết sự bất hòa về nhận thức. Đang trong một mối quan hệ thao túng có thể gây ra sự bất hòa về nhận thức. Điều này có nghĩa là trực giác của nạn nhân đã bị tổn hại và họ có thể bị nhầm lẫn về thực tế. Giúp họ bằng cách xác nhận sự thật của họ và khuyến khích họ tin tưởng vào chính mình.
  • Nhận diện cái “mỏ neo”. Nạn nhân của hội chứng Stockholm có thể trở nên tận tâm với một động cơ hoặc một mong muốn không được nói ra. Họ có thể đồng hóa quá mức với thủ phạm một cách bất thường để đáp ứng nhu cầu cá nhân. Đây chính là cái “mỏ neo”. Hãy giúp nạn nhân xác định những nhu cầu tiềm ẩn đang được đáp ứng bằng sự kết nối trong quan hệ lạm dụng. Một khi nạn nhân hiểu lý do tại sao họ rất cam kết với mối quan hệ, họ có thể bắt đầu thực hiện những thay đổi tích cực.

Ví dụ về cái “neo” bao gồm nhiều cảm giác khác nhau, chẳng hạn như những người trung thành. Chúng có thể được tìm thấy trong các tuyên bố như “tôi sẽ ở đó dù thế nào đi nữa”, hoặc “chỉ có bạn và tôi chống lại cả thế giới này”.  Những loại nhu cầu này có xu hướng vô thức và có thể đã phát triển ở giai đoạn đầu của cuộc sống cá nhân.

Nhận thức được nền tảng tâm lý của hội chứng Stockholm có thể giúp bạn biết làm thế nào để giúp đỡ một cách tốt nhất cho người mắc hội chứng này. Phương cách điều trị hội chứng này hiện tại vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Trong khi có nhiều cuộc thảo luận về sự phân nhánh pháp lý của rối loạn, rất ít tài liệu viết về cách giúp đỡ những người đã bị ảnh hưởng bởi nó. Điểm mấu chốt là, cho dù bạn sử dụng biện pháp can thiệp nào để giúp đỡ người mắc hội chứng này, hãy nhớ luôn luôn có sự đồng cảm và không bao giờ ép buộc.

Nếu bạn nghĩ rằng bạn hoặc người thân đang gặp phải hội chứng Stockholm, một nhà trị liệu có thể giúp bạn hoặc họ có thể sử dụng một số bước kể trên để giúp chữa lành. Hãy tìm kiếm các nhà trị liệu phù hợp nhất để giúp bạn tại goodtherapy.org.

Nguồn:  https://www.goodtherapy.org/blog/why-stockholm-syndrome-happens-and-how-to-help-0926184

Dịch: ONGTRUM

Biên tập: Tuấn Ngọc

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan