Im lặng - Cách “ứng xử” yêu thích của những kẻ ái kỷ

Đối với những ai đang ở trong hoặc đang thoát khỏi một mối quan hệ lãng mạn với người chỉ biết quan tâm đến mình, việc họ đối xử im lặng giống như thể một hình phạt còn tồi tệ hơn cái chết.


Đối với những ai đang ở trong hoặc đang thoát khỏi một mối quan hệ lãng mạn với người chỉ biết quan tâm đến mình, việc họ đối xử im lặng giống như thể một hình phạt còn tồi tệ hơn cái chết.


Đối xử im lặng là một hình thức lạm dụng tình cảm mà người có xu hướng ái kỷ thường sử dụng trong các mối quan hệ của mình. Nó được thiết kế thành một nơi mà ở đó kẻ lạm dụng sẽ nắm vai trò kiểm soát; làm câm lặng các nỗ lực đòi hỏi quyền hạn của đối tượng mục tiêu; né tránh việc giải quyết xung đột/trách nhiệm cá nhân/thỏa hiệp; hoặc trừng phạt đối tượng mục tiêu khi cảm thấy cái tôi bị xem nhẹ. Và thường thì, kết quả của việc đối xử im lặng là chính xác những gì mà kẻ ái kỷ muốn tạo ra: Cụ thể, đó là phản ứng của đối tượng mục tiêu và cảm giác của sự chế ngự.


Đối tượng mục tiêu của người ái kỷ có thể là người sở hữu trí thông minh cảm xúc (EQ) cao, sự đồng cảm, kỹ năng giải quyết xung đột và khả năng thỏa hiệp, có thể làm việc chăm chỉ để thích ứng với sự im lặng "điếc tai". Người đó có thể liên lạc thường xuyên với người ái kỷ qua email, điện thoại hoặc văn bản để giải quyết những hiểu lầm bị thổi phồng quá đáng, nhưng luôn nhận về sự coi thường và im lặng. Về cơ bản, sự im lặng chính là câu trả lời thể hiện sự phản đối một cách cực đoan của những kẻ ái kỷ; còn đối tượng mục tiêu dần trở nên vô nghĩa, đến nỗi bị phớt lờ và ít nhiều không còn tồn tại trong mắt kẻ ái kỷ.



Sự trưởng thành về cảm xúc của một người ái kỷ điển hình giống như một đứa trẻ 5 tuổi bĩu môi và không chịu chơi với một người bạn (A) trong sandbox (hộp to chứa cát cho trẻ con chơi) vì (A) muốn chia sẻ thùng và xẻng. Cậu bé 5 tuổi từ chối nói chuyện với (A) và giận dữ như một cơn bão xông vào phòng chơi jungle gym với một người bạn khác. Đứa trẻ (A) ngơ ngác với thùng và xẻng, cảm thấy bối rối, bị từ chối và có thể không hiểu tại sao chúng không thể chia sẻ với nhau, trong khi đứa trẻ ấy chỉ muốn xây dựng một lâu đài cát cùng nhau mà thôi.


Bởi vì không có cuộc giao tiếp nào có thể xảy ra trừ khi và cho đến khi người ái kỷ quyết định cho đối tượng mục tiêu một cơ hội khác, và cảm giác kiểm soát được nuôi dưỡng một cách dối trá. Thông thường kẻ ái kỷ sẽ yêu cầu đối tượng mục tiêu nhận lỗi vì bất kỳ một hành vi phạm lỗi đã bị thổi phồng nào đó (ví dụ: đối tượng mục tiêu đã đặt ra giới hạn hoặc xác định ranh giới đề phòng lạm dụng tình cảm). Đôi khi, người ái kỷ sẽ quyết định từ bỏ hoặc loại bỏ một mối quan hệ khi đối tác của họ đưa ra tối hậu thư hoặc cố gắng giải quyết yêu cầu thỏa hiệp. Kẻ ái kỷ thích đề nghị chấm dứt mối quan hệ và bắt đầu lại hơn là ở vị trí kẻ có khả năng bị loại trừ. Đó cũng chính là lý do vì sao "Cơn bão" 5 tuổi kia bỏ qua cậu bé muốn chia sẻ thùng và xèng, "thật là lắm chuyện và phiền phức để chơi một trò đơn giản"; và lại bắt đầu chơi với một đối tượng mục tiêu vô tội mới trên chiếc xích đu.



Vậy làm thế nào để đối phó với việc đối xử im lặng của kẻ ái kỷ? Đối với những mối quan hệ độc hại như thế, các nhà trị liệu mong muốn các đối tượng mục tiêu của kẻ ái kỷ, tức là nạn nhân - những người đã từng tiếp xúc với kẻ ái kỷ nên hiểu rằng, kẻ ái kỷ đã không phát triển khả năng để thể hiện tốt sự đồng cảm, trao đổi và thỏa hiệp. Việc đối xử im lặng là một hình thức lạm dụng tình cảm, mà chúng ta không một ai đáng bị như thế và cũng không nên dung thứ cho hành vi ấy. Nếu một ai đó đã trải qua cảnh thiếu vắng sự giao tiếp này, đó là một dấu hiệu chắc chắn rằng người đó cần phải loại bỏ suy nghĩ về những gì đã qua và chữa lành tâm hồn mình.


Trong quá trình chữa lành, chúng ta có thể cảm thấy buồn rầu vì mất đi một mối quan hệ; nhưng thực tế, mối quan hệ đó không thực sự tồn tại và chỉ có lợi một chiều cho kẻ ái kỉ "mát-xa" bản ngã của mình. Và giây phút, đối tác không chịu hợp tác với kẻ ái kỷ hoặc khẳng ranh giới lành mạnh của mình, kẻ ái kỷ sẽ "bày binh, bố trận" với kho vũ khí là những chiến thuật lạm dụng. Việc đối xử im lặng là vũ khí yêu thích của kẻ này.


Cuối cùng, hãy nhớ, đừng chấp nhận bị lạm dụng tình cảm. Bạn đáng để có một mối quan hệ lành mạnh với một người có thể giao tiếp một cách trưởng thành và lành mạnh về cảm xúc. Và hãy chơi với một ai đó có khả năng chia sẻ với bạn. Vì bạn xứng đáng!


Dịch: US

Nguồn: https://www.goodtherapy.org/blog/silent-treatment-a-narcissistic-persons-preferred-weapon-0602145


A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: https://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

Theo dõi các kênh chính thức của A Crazy Mind tại:

Website: https://acrazymind.vn/

A Crazy Mind (Page): https://www.facebook.com/acrazymindVN/

Viết để trưởng thành (Page): https://www.facebook.com/acm.vietdetruongthanh

Viết kết nối (Page): https://www.facebook.com/VietKetNoi.yennhi/

A Crazy Mind – Viết để trưởng thành (nhóm công khai): http://bit.ly/Group-VDTT

Câu chuyện điên rồ của tôi (nhóm riêng tư): https://bit.ly/acm-cauchuyendienro

A Crazy Mind – Hỏi đáp tâm lý: http://bit.ly/Group-HDTL

A Crazy Mind – Mỗi ngày một trang sách: http://bit.ly/ACM-MNMTS

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL



BẢN THẢO