Khác Biệt Giữa Nhạy Cảm Cao và Mẫn Cảm

Dù hai khái niệm này thường khó hiểu hoặc bị nhầm là giống nhau, nhạy cảm cao và mẫn cảm là hai khái niệm rất khác nhau. Mẫn cảm là sự mỏng manh của cảm xúc và những cảm giác nhỏ bé.

Dù hai khái niệm này thường khó hiểu hoặc bị nhầm là giống nhau, nhạy cảm cao và mẫn cảm là hai khái niệm rất khác nhau.


Mẫn cảm là sự mỏng manh của cảm xúc và những cảm giác nhỏ bé. Nhạy cảm cao là một đặc điểm sinh học giúp chúng ta dễ dàng nhận diện một số cảm giác nhất định.


Một ví dụ về người mẫn cảm có thể là một người đồng nghiệp hiểu nhầm một trong số những cử chỉ của bạn. Ngoài việc nổi cáu và làm om sòm giữa nơi làm việc, họ có ý kiến phàn nàn với sếp của bạn.


Còn với một người nhạy cảm cao, một ví dụ dễ hiểu có thể là, khi thứ gì đó không hay xảy ra thì họ quan tâm hơn đến phản ứng của người khác.

Sinh học và cảm xúc


Như đã nhắc đến ở trên, nhạy cảm cao là một khuynh hướng sinh học. Điều đó có nghĩa là nó không thực sự liên quan đến cảm xúc. Cũng giống như nhiều yếu tố sinh học khác, nhạy cảm cao là một khái niệm phức tạp và phụ thuộc rất nhiều vào môi trường xung quanh một người. Nếu bạn nhạy cảm cao, sẽ rất khó để làm tổn thương cảm xúc của bạn nếu bạn có các kỹ năng cảm xúc, và mục đích của những kỹ năng đó là người nhạy cảm cao biết được trạng thái cảm xúc của người khác có phải là thật hay không. Điều này có thể được sử dụng để làm tổn thương người khác tuỳ ý họ, nhưng cũng không dễ để có thể đùa giỡn hay thao túng họ bằng cảm xúc. Nếu phát triển những kỹ năng cảm xúc tích cực, họ có thể trợ giúp gia đình và bạn bè rất nhiều.


Một người mẫn cảm thường như vậy do trải nghiệm cá nhân và cách họ được nuôi dạy. Nếu không có được sự hỗ trợ về mặt cảm xúc cần thiết để trở nên cứng rắn và có khả năng đối mặt với thế giới, kết cục là họ sẽ cứ mãi bị tác động bởi ý kiến của người khác.


Đặc điểm

Vì phân biệt người nhạy cảm cao với người mẫn cảm đôi khi dễ nhầm, sau đây là một vài đặc điểm riêng biệt của hai kiểu người này:


Người mẫn cảm:

  • Hay cảm thấy bất an. Điều này là do họ không thể nhận biết được ai đang công kích với ai đang nhận xét mà không kèm ý chỉ trích nào. 
  • Thường không học được cách để xử lý những cảm xúc của mình. Điều này khiến họ bơ đi cảm xúc của mình, cho đến lúc không giữ nổi nữa và nổ tung.
  • Tận dụng những cách thức tiêu cực như đe doạ cảm xúc hay tỏ ra hung hăng trong nói chuyện, nhằm cảm thấy trịch thượng hơn. 
  • Rất dễ bị tác động bởi những gì người khác nói và làm
  • Có những ký ức tiêu cực trong thời thơ ấu và thành niên mà họ không thể vượt qua. Chúng có thể trải dài từ bố mẹ ly thân đến việc được bao bọc quá mức hay thậm chí là bị bắt nạt và chịu đựng sự bạo hành.

Người nhạy cảm cao:

  • Khả năng đồng cảm lớn. Mặc dù nghe có vẻ giống một ưu điểm, nó lại gây ra rất nhiều sự nhầm lẫn. Nó bắt đầu xuất hiện khi họ không hiểu biết rõ về cảm xúc.Nó bắt đầu xuất hiện khi họ không hiểu biết rõ về cảm xúc.
  • Dần dần xa cách về mặt cảm xúc với những người xung quanh. Điều này hay xảy ra khi họ không học được cách hoà mình vào những gì đang diễn ra, Mọi thứ khiến họ cảm thấy choáng ngợp
  • Trực quan rất tốt. Từ con người tới động vật và đồ đạc, họ có thể nắm bắt và hiểu mọi thứ một cách dễ dàng.
  • Ưa những hoạt động đơn lẻ để có thể dễ tập trung vào mục tiêu hơn. Làm việc với người khác cũng có thể khiến họ cảm thấy bị áp lực nếu chưa biết cách đối mặt với sự nhạy cảm cao.
  • Khả năng quan sát tốt. Nếu bạn biết ai đó nhạy cảm cao, rất có thể người đó sẽ là người đầu tiên nhận ra bất cứ thay đổi nào. Dù là đồ trang trí, tâm trạng hay diện mạo, một người nhạy cảm cao sẽ nhận ra được hết.

Điểm chung của cả hai:

Những gì mà người nhạy cảm cao và mẫn cảm cùng có, đó là họ có thể học cách trở nên mạnh mẽ hơn. Hãy nhớ rằng, kể cả bạn không thể thay đổi mã di truyền, ít nhất bạn vẫn có thể học những kỹ năng khác nhau để giúp cải thiện con người bạn. Dù người mẫn cảm thường gặp khó khăn trong việc xác định mức độ hay cảm xúc, mặt tích cực là họ có khả năng nhận ra những tác động mà gần như không ai chú ý đến.


Một điều có thể hữu ích là hãy nói chuyện với những người xung quanh người mẫn cảm và nhạy cảm cao. Bằng cách làm vậy, mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn. Nếu mọi chuyện không có tác dụng, thì trị liệu tâm lý cũng là một giải pháp hiệu quả. Thông qua trị liệu, một số hành vi nhất định có vai trò quan trọng trong những tương tác hằng ngày có thể được học lại.

——————————————–  

Dịch: #Zealous

Biên tập: Tuấn Ngọc

Minh họa: (Ảnh tham khảo trên internet)

Nguồn: https://exploringyourmind.com/difference-highly-sensitive-hypersensitive/ (mình không biết có lỗi gì nhưng không hyperlink được ‘-‘ các bạn nếu muốn xem bài gốc thì copy link rồi paste vào search bar giúp mình nhé. Trân trọng cám ơn)

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL


BẢN THẢO
Bài viết liên quan