Khi nào thì nên “ích kỷ một chút cũng được”?

Khi thảo luận để đưa ra một kết luận chung với ai đó khác – chọn phim để xem với vợ/chồng hay một nhà hàng để ghé qua ăn thử cùng một người bạn – bạn có thể sẽ phải …

Khi thảo luận để đưa ra một kết luận chung với ai đó khác – chọn phim để xem với vợ/chồng hay một nhà hàng để ghé qua ăn thử cùng một người bạn – bạn có thể sẽ phải đối mặt với lựa chọn của cá nhân trước. Liệu bạn có nên muốn theo ý mình cho bằng được hay đặt nó sang bên để chiều lòng người bạn đồng hành? Bạn nên tỏ ra ích kỷ hay nhường nhịn?

Khi cả đôi đều có chung một trong hai tính cách trên, lựa chọn cuối cùng thường sẽ khác những gì họ mong muốn ban đầu rất nhiều nếu so với trường hợp một người ích kỷ và người còn lại thì vị tha, theo một báo cáo được đăng tải gần đây trên Tạp Chí Tâm Lý Tiêu Dùng (Journal of Consumer Psychology).

Một nhóm các nhà nghiên cứu đã khảo sát các đối tượng tham gia bằng cách yêu cầu họ xem một bộ các video như các đoạn nhỏ của Saturday Night Live, và đánh giá mức độ thích thú đối với mỗi video. Các đối tượng cũng hoàn thành các bản khảo sát để đánh giá một cách tương đối về tính ích kỷ hay vị tha của họ. Hai tuần sau, các đối tượng trở lại phòng nghiên cứu. Họ được chia thành các đôi và được hướng dẫn để lấy một video xem chung.

black wooden cabinet near white wall

So với những đôi có hai người đều tương đối ích kỷ hay vị thi – xét trên điểm của bài khảo sát về tính ích kỷ – những đôi trong đó có một người ích kỷ nhiều/kém hơn thường chọn những video có nội dung gần với sự lựa chọn ban đầu. Một phát hiện tương tự xuất hiện khi các đối tượng tham gia sẵn sàng hành động theo cách ích kỷ/vị tha hơn khi đọc một câu chuyện bịa.

“Khi những người ích kỷ hoặc vị tha ở chung với nhau, họ kiểu như làm rối tung mọi thứ,” Michael Lowe, tác giả chính của nghiên cứu và cũng là một giáo sư về ngành marketing tại Đại học Công nghệ Georgia, cho biết. “Cuối cùng họ sẽ đi đến việc chọn thứ gì đó không ai thực sự muốn xem.” Tại sao lại có chuyện như vậy? Những người có chung tính cách thường bắt đầu với việc thảo luận, Lowe nói.

Trong trường hợp cả hai đều ích kỷ, mỗi người sẽ nói thẳng mong muốn của họ, nhưng không chấp nhận ý kiến của người kia. Vì không ai muốn nhượng bộ, họ sẽ chọn một thứ không ai thích nhưng vẫn có thể chấp nhận được.

Hai người vị tha sẽ đưa ra những đề xuất mà họ nhầm rằng người kia sẽ thích. Vấn đề của cách suy nghĩ này là, theo Lowe, rằng họ có đánh giá quá mức sự khác biệt giữa mong muốn của mình với người khác, thế nên họ cho rằng một lựa chọn khác với kết quả mà họ mong muốn sẽ là điều đúng đắn. 

Lowe đã chứng kiến những đôi này sẽ hưởng lợi từ việc thay phiên trở nên “ích kỷ hơn” ra sao khi đưa ra quyết định. Mỗi người có thể nắm lấy hay từ bỏ quyền kiểm soát một cách tự tin vì họ biết rằng lần kế tiếp mình sẽ làm ngược lại.

Cách làm này đã thành công ngay trong chính mối quan hệ của Lowe. Ông và vợ từng rất vất vả để nghĩ xem sẽ đi đâu để ăn tối vì ai cũng muốn người còn lại quyết định. “Chúng tôi thấy rằng thực ra cả hai đều nghĩ về một chỗ, nhưng đồng thời cũng cố gắng tỏ ra tử tế về điều đó,” Lowe nói. “Giờ, chúng tôi cố gắng để khiến người còn lại thành thật hơn về việc cả hai muốn gì. Tôi sẽ nói “Tối nay em chọn” hoặc “Em muốn làm gì?” và việc đó thực sự diễn ra rất suôn sẻ.” Dĩ nhiên là, chọn một nơi ăn tối thú vị không phải luôn là kết quả tất yếu. Nghiên cứu này chỉ khám phá về các tình huống ít căng thẳng, Kelly Haws – một giáo sư về marketing ở Đại học Vanderbilt, người đã hợp tác với Lowe trước đây nhưng không tham gia vào nghiên cứu đang được nói tới – nói thêm. Khung này có thể không áp dụng được cho các quyết định quan trọng hơn – như mua nhà hay đặt tên con – vì người ta sẽ bỏ ra nhiều thời gian và công sức hơn để bảo vệ mong muốn của mình. 

white flowers in clear glass jar on brown wooden table

Nhưng với các quyết định thường ngày, một người sẽ muốn thể hiện sự chú ý của mình bằng cách xoa dịu người còn lại. “Đáng ngạc nhiên là khi cả hai cố gắng tỏ ra tốt tính với người kia, hành động đó lại phản tác dụng,” Haws nói. Học cách ích kỷ một chút có thể khó khăn với nhiều người, Lowe thêm vào. Nhưng hoàn toàn đáng để vượt qua sự khó chịu, đặc biệt là trong một mối quan hệ thường xuyên phải đưa ra quyết định, hoặc trong một nhóm lớn đang đứng chôn chân tại chỗ. 

“Đôi lúc, các nhóm cần một ai đó nắm quyền và nói xem người đó muốn gì,” Lowe nói. “nhưng tôi không khuyến khích phải luôn luôn làm thế. Tuy nhiên, bạn có thể động viên ai đó đang do dự khi đưa ra quyết định để khiến họ nói ra. Việc có ai đó vươn lên để đứng đầu thường được đánh giá cao.”

Dịch: #Zealous

https://www.psychologytoday.com/intl/blog/brainstorm/201907/when-it-s-ok-be-little-selfish

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: https://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

Theo dõi các kênh chính thức của A Crazy Mind tại:

Website: https://acrazymind.vn/

A Crazy Mind (Page): https://www.facebook.com/acrazymindVN/

Viết để trưởng thành (Page): https://www.facebook.com/acm.vietdetruongthanh

Viết kết nối (Page): https://www.facebook.com/VietKetNoi.yennhi/

A Crazy Mind – Viết để trưởng thành (nhóm công khai): http://bit.ly/Group-VDTT

Câu chuyện điên rồ của tôi (nhóm riêng tư): https://bit.ly/acm-cauchuyendienro

A Crazy Mind – Hỏi đáp tâm lý: http://bit.ly/Group-HDTL

A Crazy Mind – Mỗi ngày một trang sách: http://bit.ly/ACM-MNMTS

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan