Khóc – Dưới Góc Nhìn Tâm Lý Học: Tại Sao Bạn Lại Dễ Rơi Nước Mắt?

Các chuyên gia tiết lộ lý do đằng sau giọt nước mắt của bạn. Nó có thể liên quan tới sinh học. Nếu bạn đã từng tự hỏi bản thân, “Tại sao tôi lại dễ khóc như vậy?”, chắc chắn …

Các chuyên gia tiết lộ lý do đằng sau giọt nước mắt của bạn. Nó có thể liên quan tới sinh học.


Nếu bạn đã từng tự hỏi bản thân, “Tại sao tôi lại dễ khóc như vậy?”, chắc chắn bạn không hề cô đơn. Dù có là chia tay, một lời bình phẩm đáng thất vọng ở nơi làm việc hay nỗi mất mát khi người thân qua đời, nhỏ một hay vài giọt nước mắt đều là những điều hoàn toàn tự nhiên trong cuộc sống. “Khóc là một cách tuyệt vời để giải tỏa cảm xúc và vượt qua những giai đoạn khó khăn.”, tiến sĩ Gail Saltz, giáo sư hợp tác cùng bệnh viện NY Presbyterian, trường Dược Weill-Cornell, khoa tâm thần học đã chia sẻ. Nhưng khi ai đó bắt đầu cảm thấy không thể điều khiển cảm xúc của bản thân nữa, đó là lúc vài điều nghiêm trọng hơn đang xảy ra. 

Dưới đây, các chuyên gia sẽ tiết lộ tâm lý học đằng sau chuyện “mít ướt” của bạn:


1. Trầm cảm

Trầm cảm là một chứng rối loạn cảm xúc đặc trưng bởi cảm giác buồn bã và tê liệt kéo dài liên tục có thể dẫn tới những đợt khóc bất thường. Tiến sĩ Saltz cũng nói: “Nếu bạn thấy có thay đổi trong tần suất số lần khóc của mình và nó phù hợp với cả tâm trạng của bạn, bạn nên nghĩ tới chứng trầm cảm”. Bà cũng chỉ ra những dấu hiệu của trầm cảm bao gồm cảm giác buồn bã, vô vọng, trống rỗng, mất hứng thú, rối loạn giấc ngủ và cảm giác mệt mỏi.

T a miu_Pinterest

Nguồn: https://www.pinterest.com/pin/809592470492744579/

2. Lo âu 


Rối loạn lo âu dẫn đến lo lắng thái quá, dễ cáu kỉnh, khó khăn trong việc tập trung và cả … nước mắt. Theo Hiệp hội về lo âu và trầm cảm của Mĩ (ADAA), rối loạn lo âu là căn bệnh tâm lí phổ biến nhất tại đây, ảnh hưởng lên hơn 18% tổng dân số. Nếu bạn nghi ngờ bản thân đang trải qua quá nhiều những cảm xúc lo âu, hãy tham vấn với các chuyên gia, người có thể đưa ra gợi ý về phương pháp điều trị, dược phẩm, dược phẩm chức năng hay những thay đổi về lối sinh hoạt cho bạn.


3. Chấn thương thời thơ ấu


Theo tiến sĩ tâm lí Kate Cummins, những người phụ nữ mang chấn thương thời thơ ấu hay trải qua những sự kiện cực kỳ đau buồn dễ khiến họ khóc nhiều hơn những gì được coi là phản ứng thông thường. “Đó là vì hệ thống thần kinh giao cảm của họ trải qua chấn thương và lo âu cùng một cách với thể phản xạ soma, bất kể mức độ nghiêm trọng của sự việc có đến đâu.” Tiến sĩ Cummins giải thích.


4. Stress

Theo tiến sĩ Sharon Saline, bạn phải bỏ ra nỗ lực để những nỗi buồn, lo âu, tin xấu hay những những gì làm rối bạn có thể được dung hòa khi bạn stress. “Khi cơ thể phải đối mặt với những cảm xúc mạnh, tâm trí lấn át lí trí và khi đó, nước mắt sẽ rơi.” Stress cũng gia tăng mức độ của cortisol, theo như tiến sĩ Saltz, có thể gia tăng sự nhạy cảm và phản ứng với những tình hình khó khăn và căng thẳng.


5. Tính cách

Mỗi người có những hành vi, tính cách và nhận thức hết sức riêng biệt. Sự khác nhau về mặt sinh học trong cấu trúc não bộ và sinh lí học có ảnh hưởng đến tính cách của bạn và mức độ nhạy cảm, mà có thể dẫn đến tăng tần suất rơi nước mắt. Theo tiến sĩ Forrest Talley, các nhà thần kinh học chưa thực sự chắc chắn về giải phẫu thần kinh phía sau những giọt nước mắt, tuy vậy họ tin nó có liên quan tới hệ thống limbic (hệ viền): “Tương tự việc người hay lo lắng có sự khác nhau về độ nhạy cảm tại hạch hạnh nhân, sự khác biệt trong tần suất khóc cũng liên quan tới khác biệt về gene trong mức độ nhạy cảm tại hệ viền.”


Và cũng có những người nhạy cảm hơn những người khác. Theo tiến sĩ Elaine Aron, có 15-20% dân số mang nét tính cách này. “Những người nhạy cảm cao nhạy cảm hơn tới môi trường xung quanh, tới cảm xúc của người khác, tới cả điểm tốt và xấu trong đó”. Tiến sĩ Saltz nói. “Họ cũng dễ bị ảnh hưởng bởi quan điểm và nhận xét từ người khác.”

Merena_Pinterest

Nguồn: https://www.pinterest.com/pin/500955158537910902/


6. Hormones 

Hormones đóng vai trò vận chuyển hóa học, điều khiển chức năng của cơ thể như đói, tái sản sinh, cảm xúc và tâm trạng. Tiến sĩ Saltz nói: “Bất cứ điều gì gây ra sự chuyển hóa trong hormones, như giai đoạn tiền kinh nguyệt, hậu sinh nở hay mãn kinh có thể làm phụ nữ dễ khóc hơn.” Theo Saltz, bạn có thể nhận ra sự thay đổi về mặt hormone bởi nó có những biểu hiện rất đột ngột.

7. Xã hội hóa

Theo tiến sĩ Cummins, phụ nữ thường có khả năng chịu đựng cảm xúc của mình cao hơn đàn ông: “Phụ nữ được xã hội hóa để khám phá, để kể chuyện và họ thường thể hiện cảm xúc nhiều hơn đàn ông từ khi còn trẻ. Điều đó có nghĩa là việc khóc – 1 hành động điển hình khi buồn đau, thương tiếc hay tổn thương là một điều hết sức gần gũi với họ. Tiêu chuẩn văn hóa cũng là yếu tố khiến những người đàn ông gặp khó khăn hơn trong việc biểu lộ cảm xúc. Tiến sĩ nói thêm: “Tôi gặp rất nhiều em nam học cấp 2 và cấp 3 nén lại những dòng nước mắt, trong khi bạn học nữ của chúng lại thể hiện điều đó rất thoải mái và tự nhiên.”


8. Chứng nhiễu loạn cảm xúc (Ảnh hưởng PseudoBulbar)


Ảnh hưởng PseudoBulbar (PBA) là trạng thái thần kinh ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn sau khi não chịu chấn thương hoặc có sự rối loạn tại phần não điều khiển cảm xúc. Tiến sĩ Saltz cho biết: “Nếu bạn không từng là người hay khóc, nhưng khi khóc lại khóc rất nhiều, có lúc cười không kiểm soát hoặc giận dữ một cách vô căn cứ, khi đó, hãy để ý đến Chứng nhiễu loạn cảm xúc. Nó có thể là do bộ não bị chấn thương, giả sử như đột quỵ, chấn thương tại các cơ quan, mất trí hay nhiều lí do khác.” Tiến sĩ nói ảnh hưởng này có thể hiếm xảy ra, nhưng thực sự rất cần chúng ta để ý đến các dấu hiệu của nó, bao gồm cả những lần chúng ta khóc.

Dịch: Anh Tú

Biên tập: Hương

Minh họa: Bảo Trân

Nguồn: https://weandthecolor.com/willian-santiago-illustrations/86430

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan