Sang chấn phức tạp (complex trauma), và cách để vượt qua

Làm cách nào để giữ ký ức đau buồn trong quá khứ. Steven, 25 tuổi, thất bại lần nữa ở trường. Có nhiều lý do: Cậu mất tập trung, cậu hút quá nhiều thuốc lá, và cậu thật sự không …

Làm cách nào để giữ ký ức đau buồn trong quá khứ.

Steven, 25 tuổi, thất bại lần nữa ở trường. Có nhiều lý do: Cậu mất tập trung, cậu hút quá nhiều thuốc lá, và cậu thật sự không thích học. Nhưng, điều luôn luẩn quẩn trong đầu cậu là những lời nói từ người cha đã mất từ lâu của cậu: “Steven, mày là đồ lười biếng. Mày sẽ không bao giờ thành đạt.”

Người cha tự cao của cậu có lẽ đã nói những lời này trong cơn giận, nhưng giờ đây nó là một phần triết lý của Steven: “Mình thực sự sẽ không thành đạt”

Suzanne, 33 tuổi, nhớ rất rõ người mẹ quá cố của mình; chỉ là nó không đẹp. Mẹ cô hét lên – rất nhiều lần. Không cần nghi ngờ, nhiều bà mẹ (và ông bố) là “kẻ la hét”, nhưng mẹ của Suzanne thì thực sự đáng sợ. Bà sẽ ngồi yên trong một phút và hét lên lần nữa. Giờ đây, Suzanne nhớ lại nỗi sợ; và cô mang nỗi sợ này cho đến tuổi trưởng thành. Cô tin tưởng rất ít và chạy trốn rất nhiều.

Đáng buồn thay, các mối quan hệ của Suzanne không kéo dài lâu.

Sang Chấn Phức Cảm

Sang chấn cấp tính và Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) được biết đến khá nhiều: Bạn trải qua một sự kiện khủng khiếp. Có thể bạn đã ở Afghanistan và chứng kiến người bạn thân của mình biến thành từng mảnh ngay trước mắt. Đó là sang chấn cấp tính. Nhiều tháng, hoặc nhiều năm sau, bạn hồi tưởng và ác mộng về sự kiện này; đó là PTSD.

Nhưng bị tổn thương với cả ngàn vết cắt nhỏ và không thể thoát ra thì sao? Đó là sang chấn phức tạp.

February 11th, 2020: Complex Childhood Trauma: Neurosequential ...

Steven không thể thoát khỏi người cha hay chỉ trích của mình.

Suzanne không thể thoát khỏi người mẹ ủ rũ, giận dữ của mình.

Cả hai đều bị sang chấn.

Hãy nghĩ về nó. Khi một đứa trẻ bị tấn công bởi một người lớn trưởng thành – nó tổn thương.

Khi một đứa trẻ bị tấn công bởi người nuôi dưỡng nó – điều đó thật tệ.

Khi một đứa trẻ bị coi thường hoặc sợ hãi và không có lối thoát – điều đó kích hoạt cơ chế chiến đấu, bỏ chạy, hoặc tê liệt.

Steven tê liệt. Như một con nai trong đèn pha, Steven tê liệt khi đối mặt với thử thách học tập. Cậu đã có một số ý chí chống lại cậu. Cậu có vấn đề về sự tập trung và dùng thuốc lá để làm lu mờ tâm trí. Nhưng, cậu cũng TIN rằng cậu sinh ra để thất bại. Vậy thì, cậu đang làm gì? Tê liệt. Khi công việc hơi khó khăn, cậu không thể học. Não cậu đóng lại. Và, người cha quá cố nói với cậu to và rõ ràng; “Mày là kẻ thua cuộc”. Steven cần phải để người cha đã khuất yên nghỉ.

PTSD and the Workplace What Employers and Coworkers Need to Know ...
Sơ đồ vòng lặp của PTSD (tính từ arousal):
Kích thích-né tránh-ảnh hưởng tới người khác

Suzanne bỏ chạy. Như một con vật cảm thấy nguy hiểm, Suzanne chạy trốn khỏi cảm giác tức giận hoặc thất vọng đầu tiên từ người yêu, đồng nghiệp hoặc sếp. Nó đang phá huỷ cuộc sống của cô. Cô nói với bản thân rằng “Tôi chỉ là không thích đối đầu.” Nhưng, nó thật sự là do sang chấn từ người mẹ quá cố của cô. Suzanne không cho ai đến gần. Cô chỉ hẹn hò với những người đàn ông ngoan ngoãn. Và, khi cô cảm thấy bị tấn công, cô bỏ chạy; không có mối quan hệ nào kéo dài qua một hoặc hai trận cãi vã. “Tôi chỉ ghét nó”. Suzanne cần phải để người mẹ đã khuất yên nghỉ.

Chết Là Hết – Hay Nó Là?

Người chúng ta yêu rồi sẽ chết. Người chúng ta ghét rồi sẽ chết. Đó là cách vận hành của thế giới. Nhưng, họ có chết trong lòng chúng ta không? Và, tại sao chúng ta giữ nó lâu như vậy?

Quá khứ là hiện tại. Nhà soạn kịch lừng danh người Mỹ, Eugene O’Neill đã truyền tải một bài học quan trọng trong hai cuốn Hành trình dài trong đêmMặt trăng cho những người khốn khổ. Nó nói về làm cách nào quá khứ có thể chi phối hiện tại – chỉ để trở thành tương lai.

Quá khứ là hiện tại, phải không? Nó cũng là tương lai. – Hành trình dài trong đêm

Không có hiện tại hay tương lai, chỉ có quá khứ, xảy ra lặp đi lặp lại, ngay lúc này. – Mặt trăng cho những người khốn khổ

Eugene O'Neill - Wikipedia
Tác giả Eugene O’Neill

Quá khứ trở thành tương lai – đúng hay sai? Bạn có thể đồng cảm với Steven hay Suzanne. Bạn có thể có cha mẹ nghiện rượu hoặc trải qua một cuộc ly hôn khăn khó. Có thể bạn bị đánh hoặc tệ hơn. Những sự kiện trong quá khứ này đủ để gây ra sang chấn phức cảm – hoặc nhiều hơn.

Bạn có dễ bị kích hoạt không?

• Bạn chiến đấu quá nhiều – chỉ để xa lánh những người bạn yêu thương.
• Bạn bỏ chạy quá dễ dàng – thoát khỏi những người bạn yêu thương.
• Bạn tê liệt quá dễ dàng – cảm thấy vô tích sự và khép mình lại.

Hãy Xem Xét 8 Cách Chữa Lành Sau

  1. Tâm lý trị liệu có thể giúp nhận ra sang chấn quá khứ. Steven có thể nói về cha của cậu; và làm sao mối quan hệ đó ảnh hưởng đến cuộc sống của cậu. Suzanne sẽ phải đối mặt thực tế với người mẹ đã khuất của cô. Cô có thể đã được yêu, nhưng cô cũng bị tổn thương.
  2. Đau buồn đòi hỏi phải đối mặt với cha mẹ đã khuất của bạn, bất kể tổn thương như thế nào. Bạn chấp nhận bạn bị sang chấn; bạn thậm chí có thể tha thứ. Nhưng, bạn quyết tâm không để những vết thương đó hủy hoại cuộc sống của bạn ngày hôm nay.
  3. Xác định yếu tố kích hoạt của bạn. Tất cả những người từng bị sang chấn đều có yếu tố kích hoạt và phản hồi. Nhận biết yếu tố của bạn là gì. Với Steven, nó là một công việc khó khăn khiến cậu phải quay lại thành một đứa trẻ 10 tuổi lo lắng. Cậu tê liệt. Với Suzanne, nó đơn giản là ai đó có thể tăng giọng nói của mình. Cô ấy, một lần nữa, như một đứa trẻ 6 tuổi bị lấn át bởi một người mẹ tức giận. Cô bỏ chạy.
  4. Kích thích-phản hồi tái tạo quá khứ. Khi bạn bỏ chạy, tê liệt hay chiến đấu, kết quả là bạn tái tạo lại nó và do đó, làm hằn sâu quá khứ. Bạn tê liệt và mọi người nghĩ là bạn lạnh lùng và không thân thiện. Nếu bạn bỏ chạy, không có gì sẽ bền lâu được. Và, nếu bạn nổi giận phản ứng lại khi bị kích hoạt. Mọi người sẽ bỏ đi hoặc bị tổn thương; không phải là một kết quả tốt.
  5. Liệu pháp tốt cũng giúp bạn khám phá lại sức mạnh của mình. Chúng ta không chỉ là những sinh vật bị tổn thương, mà là sinh vật sống với sức mạnh và tài năng. Nhiều người khám phá ra sức mạnh mà họ không hề biết họ có trong khi điều trị. Điều này, đến lượt nó, cho bạn thêm động lực để vượt qua sang chấn tuổi trẻ. Với liệu pháp tâm lý thích hợp, bạn có thể có sức mạnh để đối phó với việc bị kích hoạt, mà không làm hại người khác – hay chính bạn. Hạnh phúc là điều quan trọng.
  6. Các phương pháp điều trị thay thế như EMDR, Trải nghiệm thể Soma, và DBT cũng có thể giúp ích. Những phương pháp điều trị này ức chế các kích thích thần kinh trong não bạn. Nhớ rằng phản ứng chiến đấu, bỏ chạy, và tê liệt có mục đích tốt. Nó bản vệ cơ thể khỏi tình huống nguy hiểm. Bạn có thể cần ý kiến chuyên môn để vượt qua chương trình này.
  7. Sang chấn thường được tìm thấy cùng với các rối loạn tâm thần khác như lo lắng hay trầm cảm. Sử dụng thông minh các loại thuốc tâm thần có thể làm giảm hiệu ứng kích hoạt-phản hồi và cho bạn một cơ hội để tạo ra một phản ứng tương lai mà không bị sai khiến bởi quá khứ của mình.
  8. Tinh thần có thể là vô giá. Không ai có thể nói cho bạn biết làm sao để có được tinh thần, nhưng với nhiều người, một số hình thức đức tin có thể thực sự chữa lành. (Miễn là bạn không ở trong một đức tin khiến bạn thêm lo lắng và gánh nặng). Mọi người có thể đã làm tổn thương bạn, nhưng một cuộc sống mới là của bạn, dành cho bạn. Nhìn lên các vì sao. Hít thở không khí trong lành. Cảm nhận cơ hội trong từng khoảnh khắc. Và, biết rằng bạn là một phần của một cái gì đó lớn hơn bạn. Nó là linh hồn.

Sức Mạnh Của Việc Rũ Bỏ

Letting Go Painting by Marianne Faguy | Saatchi Art

Thông thường, chúng ta không nghĩ về cách mà người chết vẫn tác động lên chúng ta, mặc dù họ không ở đây. Mẹ hoặc bố của bạn có thể đã qua đời, nhưng nỗi đau của họ vẫn còn. Và, bạn có quyền chọn sống một cuộc đời tốt hơn dù cho chuyện gì đã xảy ra với bạn.

Eugene O’Neill đã mở cánh cửa. Quá khứ có ảnh hưởng đến hiện tại – và tương lai.

Nhưng tâm lý học đương thời mở ra cánh cửa rộng hơn. Bạn có thể tự do khỏi quá khứ của bạn.

Nó bắt đầu với ý thức. Sau đó, cuộc hành trình là của bạn.

Dịch: Thiên Vương
Biên tập: Tuấn Ngọc
Minh họa: (Ảnh tham khảo trên internet)
Nguồn: https://www.psychologytoday.com/intl/blog/the-intelligent-divorce/201302/bad-memories-8-ways-detox-yourself
A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/
(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan