Lạc Quan, Hay Bạn Chỉ Đang "Giam Cầm" Cảm Xúc?

Có thể bạn sẽ không thích điều này, nhưng hãy nghe tôi trước đã. Để tôi giải thích cho bạn: Lạc quan trong cuộc sống này là cực kỳ mạo hiểm nếu không hiểu cặn kẽ về nó.

Có thể bạn sẽ không thích điều này, nhưng hãy nghe tôi trước đã. Để tôi giải thích cho bạn: Lạc quan trong cuộc sống này là cực kỳ mạo hiểm nếu không hiểu cặn kẽ về nó. Bài viết này không phải để phản bác xu hướng tích cực của đại đa số. “Hãy lạc quan lên” là một lời khuyên khởi đầu và được truyền bá với mục đích tốt. Nhiều người tin rằng để có được hạnh phúc, con người phải kìm nén những cảm xúc tiêu cực và chỉ cần tập trung vào những điều tích cực thôi. Tuy nhiên, tôi tin rằng việc tích tụ cảm xúc tiêu cực sẽ ảnh hưởng nặng nề đến tâm trạng và thế giới quan của bạn. “Giam cầm” cảm xúc không phải là một giải pháp hay về lâu dài, thậm chí còn phản tác dụng.





Hằng trăm, có khi là hàng ngàn các bài nghiên cứu đã chứng minh những cảm xúc không được giải tỏa có thể phá hủy tâm trí và cơ thể con người. Những bệnh lý tâm thần như rối loạn lo âu hoặc trầm cảm có thể đến từ việc đè nén cảm xúc. Những bệnh lý như tim, cao huyết áp, đường tiêu hóa, ung thư và tiểu đường sẽ ngày càng tệ hơn khi có quá nhiều cảm xúc tích tụ trong cơ thể. Cụ thể, các mối quan hệ sẽ bị ảnh hưởng và những nỗi sợ, cơn giận bị kìm nén lâu dài sẽ biến thành cơn thịnh nộ. Không chỉ thế, kìm nén cảm xúc quá mức sẽ làm chai lì khả năng cảm nhận những điều tích cực như nhiệt huyết, niềm vui và hạnh phúc.


Vậy thì, “giam cầm” cảm xúc là như thế nào? Đó là mặc kệ những cảm xúc tiêu cực. Hãy luôn nhớ rằng, bạn không bao giờ có thể hoàn toàn đè nén hay ngó lơ chúng được. Những cảm xúc mà bạn cố giấu đi sẽ luôn xuất hiện theo cách này hay cách khác. Và thông thường sẽ xuất hiện dưới dạng kích động hoặc căng thẳng. Hãy tưởng tượng, những cảm xúc “bị giam cầm” đó như là một dạng năng lượng tích tụ trong cơ thể bạn; và khi thời gian trôi, cơ thể bạn sẽ không còn đủ chỗ cho những cảm xúc ấy nữa, và dưới áp lực phải chịu đựng quá lâu, bạn sẽ thật sự bùng nổ. Đây cũng là lý do cho việc đôi khi chúng ta lại đột ngột nổi giận và hành động như một con người khác.


Vậy thì những cảm xúc bị kìm nén đi về đâu? Nó sẽ được tích trữ trong vô thức của con người, nơi chứa đựng những cảm xúc, ký ức và những suy nghĩ không dễ chịu và độc hại. Điều này giải thích vì sao bỗng dưng con người cảm thấy tức giận hoặc/và buồn bã. Mặt khác, có những trường hợp dẫn đến tê liệt cảm xúc. Điều này xảy ra với những người thường xuyên phải gặp những tình huống, cảm xúc không mong muốn. Căn bản thì họ đã quá quen với những điều này, và không còn ý thức rạch ròi về nó được nữa. Tuy nhiên, kể cả khi bị tê liệt cảm xúc thì cơ thể họ vẫn sẽ bị dày vò bởi cảm xúc tiêu cực đó cho đến khi chúng thực sự được giải tỏa. Vì vậy, tôi tin rằng “Chỉ cần lạc quan lên thôi” thực sự không phải lúc nào cũng là một lời khuyên hay. Tôi hiểu lý do tại sao ta lại trưng dụng quan điểm đó. Trở nên lạc quan luôn dễ hơn so với việc đối phó trực diện với cảm xúc tiêu cực. Có ai lại muốn cảm thấy tồi tệ chứ? Nhưng sự thật là nếu ta không thể hiện cảm xúc, ta sẽ không chỉ cảm thấy tồi tệ mà tình hình còn trở nên xấu hơn.



Hãy có nhận thức rõ ràng về mọi thứ xung quanh, và quan trọng nhất là có trách nhiệm với những gì bạn đang cảm thấy. Đừng hiểu sai ý tôi, chúng ta luôn phải có sự lạc quan, nhưng cũng không thể quên thực tế. Bạn cần bình tĩnh xem xét về lý do xuất hiện cảm xúc tiêu cực. Sau đó quan sát những suy nghĩ gắn liền với nó rồi chủ động điều chỉnh lại góc nhìn và hành vi của mình.  


Dịch: Mint

Biên tập: Mai

Minh họa: Weisomniac

Nguồn: https://psych2go.net/

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: A Crazy Mind – Ybox.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày!

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL  


BẢN THẢO
Bài viết liên quan