Làm Gì Khi Bên Cạnh Bạn Có Kiểu Người Gây Hấn Thụ Động (Passive-Aggressive)

Hành vi gây hấn thụ động (Passive-aggressive) xâm phạm quyền lợi cá nhân và gây nên sự bất đồng trong những mối quan hệ. Thỉnh thoảng, ta bắt gặp hành vi này ở những mối quan hệ bạn bè, thể …

Hành vi gây hấn thụ động (Passive-aggressive) xâm phạm quyền lợi cá nhân và gây nên sự bất đồng trong những mối quan hệ. Thỉnh thoảng, ta bắt gặp hành vi này ở những mối quan hệ bạn bè, thể hiện qua việc lợi dụng lòng tin, hoặc đe dọa, hành hạ và thực hiện cả những hành động xấu xa độc hại khác. 

Những người bạn có xu hướng là những kẻ gây hấn thụ động thường không phải là những người bạn tốt. Kể cả là như vậy, thật khó để bỏ họ lại phía sau và nói với họ rằng họ đang làm cho mọi thứ khó khăn hơn, rằng họ làm cho tình bạn này sứt mẻ và họ làm tổn thương đến bạn, thật khó để không để tâm đến họ nữa. Mặc dù đối diện với mối quan hệ này không dễ dàng chút nào, nhưng bạn vẫn phải tiếp tục với nó.

Vậy, cách tốt nhất để xoay xở với tình huống này là gì? Chúng ta có nên nói chuyện nghiêm túc với người bạn đó và yêu cầu họ thay đổi? Hay chịu đựng họ và hy vọng mọi thứ sẽ trở nên tốt hơn? Sự thật là sẽ không có câu trả lời chung cho tất cả.

Có rất nhiều kiểu tính cách gây hấn thụ động, và một vài trong số chúng thì gây hại hơn số khác. Dù cho bất kể trường hợp nào, việc đối diện với người gây hấn thụ động đồng nghĩa với việc chịu đựng những hành động đầy rẫy cảm giác không an toàn, sự mâu thuẫn trong cảm xúc, oán thù và những sự phẫn nộ thầm kín.

Đôi khi, thật khó để chúng ta nhận ra những điều bất thường không thoải mái này vì chúng khá mơ hồ, nhưng thời gian tiếp xúc với những người bạn này càng lâu những cảm xúc này sẽ trở nên càng rõ ràng, và sắc nhọn như con dao găm, găm vào chính mối quan hệ này. 

Dù thế nào đi nữa, điều ta cần làm đó chính là phản ứng lại. Khi ta gặp một người bạn gây hấn thụ động, ta cần phải giải quyết xung đột đó liên tục. Điều này dần dần sẽ khiến tình bạn này trở nên tệ đi, tạo nên sự chán chường và nản lòng. Trong khi đó, một tình bạn đúng nghĩa phải là điều ngược lại.

“Thông thường, nỗi sợ sẽ biểu hiện bằng hai cách: sự giận dữ hoặc sự biện hộ.” 
-Paulo Coelho-

grayscale photo of woman in plaid long sleeve shirt

Những người bạn gây hấn thụ động

Hơn một trăm năm về trước, tâm lý học đã xác định được người có tính cách gây hấn thụ động. Nhà tâm lý học người Úc, Wilhelm Reich là người đầu tiên nói về điều này ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai. Theo Reich, tính cách gây hấn thụ động là tính cách phổ biến nhất trên toàn cầu.

Một thời gian ngắn sau đó, khái niệm tính cách gây hấn thụ động này cũng xuất hiện trong quyển sách Chẩn đoán và thống kê các triệu chứng rối loạn tâm thần(Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (DSM) như một dạng của hội chứng rối loạn nhân cách. Thế nhưng trong một vài lần tái bản gần nhất của quyển sách, nó không còn được xem như một chứng ‘rối loạn’ nữa. Thay vào đó, nó được phân loại như một dạng tính cách biểu lộ dưới nhiều hình thức khác nhau như  OCD (rối loạn ám ảnh cưỡng chế) hoặc DPD (rối loạn nhân cách phụ thuộc).

Mặt khác, như bạn đã biết thỉnh thoảng những người xung quanh bạn hầu như cũng sẽ có những hành động gây hấn thụ động với bạn. Cha mẹ bạn, đồng nghiệp của bạn, bạn bè của bạn,…. Tuy nhiên, điều thú vị ở đây là chúng ta dễ dàng nhận ra hành vi này ở những người xung quanh hơn là ở chúng ta. Hãy nhớ rằng, điều quan trọng là chúng ta cũng có khả năng mắc phải những hành vi gây hấn thụ động này. Chúng không chừa một ai cả.

Những biểu hiện của người bạn gây hấn thụ động

 Trò chuyện với những người bạn gây hấn thụ động hẳn là một vấn đề khá phức tạp. Tại sao lại như vậy? Bởi vì thông thường sợi dây kết nối tình bạn chính là thời gian và cảm xúc. Có thể  bạn đã dành nhiều thời gian cùng với người bạn này, cho nên bạn đã quen với việc kiên nhẫn và bao dung, bạn đã bỏ qua cho họ, bạn đã cho họ rất nhiều cơ hội.

Kể cả là như vậy, bạn vẫn cảm thấy rằng có điều gì đó không đúng, nhưng bạn không biết phải gọi chúng là gì.  Hãy tiếp tục đọc để tìm hiểu rõ hơn và để có thể nhận diện chúng trong cuộc sống của bạn. Chúng ta sẽ sử dụng công trình của Theodore Milon để giải thích cho kiểu tính cách gây hấn thụ động này.

Những người bạn gây hấn thụ động thường khá thủ đoạn

Vậy chúng ta định nghĩa thủ đoạn ở đây ra sao? Ở trường hợp như vậy họ thường có hành vi gây rối một cách rõ ràng. Đây là một vài ví dụ :

  • Họ có khuynh hướng trì hoãn. Họ thường mất rất nhiều thời gian để trả lời bạn và rất hay trễ hẹn. Họ phản ứng một cách chậm chạp khi một ai đó yêu cầu họ điều gì từ họ. 
  • Họ là người ‘hay quên’. Bạn sẽ không thể đặt niềm tin ở họ bởi họ luôn luôn có hàng ngàn kiểu biện hộ và cách né tránh cho mọi việc.
  • Họ rất dễ nổi nóng. Khi họ bực bội, họ sẽ khiến cho mọi thứ xung quanh họ im lặng.
  • Họ là người thô lỗ. Những người bạn gây hấn thụ động có những hành vi thô lỗ khiến bạn khó chịu và để lại một dấu ấn xấu ảnh hưởng tới cảm xúc của bạn. Hay nói một cách khác, cách họ đối xử với bạn khiến bạn cảm thấy đau lòng. Thỉnh thoảng họ thể hiện một thái độ chỉ trích và phán xét bạn. Ngay sau đó, họ lại trở nên dễ bảo và phụ thuộc
  •  Cuộc sống mất cân bằng. Cách tốt nhất để mô tả đó là: có bạn như không có bạn? Họ muốn điều khiển bạn và kiểm soát những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, họ lại không chịu lắng nghe những điều bạn nghĩ về việc họ nên làm và không nên làm. Người gây hấn thụ động ban đầu xuất hiện thường đầy tràn đầy năng lượng và tích cực, nhưng rồi khoản thời ngắn sau đó họ trở nên hộc hằn và đau đớn.
  • Sự không hài lòng vô tận. Những người bạn gây hấn thụ động luôn nhìn thấy sự tiêu cực ở mọi trường hợp. Họ tìm kiếm khuyết điểm ở một hành động cử chỉ tốt, họ luôn để ý đến những tiểu tiết xấu nhỏ nhất ở một người có bề ngoài lịch sự, thanh nhã. Việc chia sẻ khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc của bạn với họ cũng sẽ rất khó bởi họ luôn mong đợi việc phá hỏng kế hoạch của bạn.
  • Một dạng thể hiện nữa của dạng tính cách này là họ luôn thích đóng vai nạn nhân trong mọi hoàn cảnh. Cái nhìn của họ về thực tế bị bóp méo và họ đổ lỗi cho mọi thứ.
woman in front of mirror

Phải làm sao nếu tôi có một người bạn gây hấn thụ động như vậy ?

Những người bạn gây hấn thụ động có thể hoàn toàn làm méo đi định nghĩa về tình bạn. Bạn không nên cố gắng quen với những hành động của họ hay chịu đựng chúng mà thay vào đó bạn hãy phản ứng lại với những chiến thuật cụ thể dưới đây :

  • Đừng mắc bẫy của họ. Nếu họ trở nên giận dữ và không nói chuyện với bạn nữa, hãy mặc kệ họ. Nếu họ yêu cầu bạn làm việc mà bạn không muốn thì đừng làm. Khi “những người bạn đó” luôn phàn nàn, cố ý khiêu khích, gây gổ về những thứ nhỏ nhặt của bạn, hãy phớt lờ họ.
  • Hãy luôn nhớ điều này. Điều mà làm cho những người bạn gây hấn thụ động sợ đó chính là việc bị phớt lờ và mất đi mối quan hệ với bạn. Tóm lại, bạn không nên nghe theo những lời đe dọa hay hăm dọa của họ.
  • Hãy luôn giữ sự quyết đoán và sự bình tĩnh.  Bạn phải luôn tỉnh tảo với những người bạn gây hấn thụ động, đừng nên khoan nhượng trước những hành động xấu của họ. Hãy luôn trò chuyện, lắng nghe và giữ sự bĩnh tĩnh trong cảm xúc của bạn một cách thân thiện nhất.  Luôn giữ sự cân bằng trong bạn là cách tốt nhất.
  • Nếu họ không thay đổi, hãy để họ ra đi. Bạn phải luôn chắc chắn rằng bạn sẽ không khoan nhượng trước những hành vi đe dọa của họ. Nếu họ vẫn tiếp tục những hành động đó và không có ý định từ bỏ, cách tốt nhất cho bạn đó chính là giữ khoảng cách với họ.

Nếu bạn gặp một người bạn có những hành vi như thế, họ chắc chắn cần đến sự giúp đỡ từ những người có chuyên môn. 

Mặc dù bạn không kiểm soát được tất cả những điều sẽ xảy ra và tâm lý của người bạn kia, thì cách tốt nhất bạn có thể làm đó chính là bảo vệ tâm lý của bạn một cách tốt nhất. Hãy nhớ rằng những hành vi đó là gây hại và bạn không phải chịu đựng chúng.

————————–
Dịch: Minchu

Biên tập: Linh Vũ

Ảnh: Unsplash

Nguồn bài viết:https://exploringyourmind.com/passive-aggressive-friends/

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan