Làm Sao Để Từ Bỏ Nỗi Ám Ảnh Phải Làm Hài Lòng Người Khác?

“Họ đặt ưu tiên của người khác lên trên của họ” cô nói. Đối với một số người, hành động nói “có” đã trở thành một thói quen. Tuy nhiên, đối với nhóm người này, “đó gần như là một chứng nghiện khiến họ cảm thấy mình cần người khác cần đến mình.

“People-pleaser” (người luôn muốn làm hài lòng người khác) là người “muốn mọi người xung quanh họ hạnh phúc và sẽ làm bất cứ điều gì theo yêu cầu”, theo nghiên cứu của tiến sĩ và nhà tâm lý học xã hội Susan Newman, tác giả của cuốn sách “250 Cách Nói KHÔNG – Ý Nghĩa của nó và làm sao để không trở thành kẻ thích làm hài lòng người khác”. 

“Họ đặt ưu tiên của người khác lên trên của họ” cô nói. Đối với một số người, hành động nói “có” đã trở thành một thói quen. Tuy nhiên, đối với nhóm người này, “đó gần như là một chứng nghiện khiến họ cảm thấy mình cần người khác cần đến mình. Họ muốn bản thân trở nên quan trọng trong mắt người khác, giống như một phần tất yếu trong cuộc sống của người khác.


Những người thích làm hài lòng khao khát sự công nhận đến từ xung quanh bản thân. Nhà tâm lý học lâm sàng và chuyên gia về tính quyết đoán Linda Tillman cho biết “để cảm thấy an toàn và tự tin, họ cần sự chấp thuận của người khác. Vì vậy, về cốt lõi, những người làm hài lòng là người thiếu tự tin”

Họ lo lắng về cách người khác sẽ nhìn họ khi họ nói không. “Mọi người không muốn bị coi là lười biếng, vô cảm, ích kỷ hoặc cho mình là cái rốn vũ trụ,” Newman nói. Họ sợ “bị ghét và cho ra rìa” bởi bất kỳ ai, kể cả bạn bè, gia đình hay đồng nghiệp.

Điều mà người làm hài lòng người khác không nhận ra đó là việc làm hài lòng mọi người có thể đem lại những rủi ro nghiêm trọng. Không những gây áp lực và căng thẳng cho bạn mà còn có thể khiến bản thân bạn phát ốm vì phải gánh quá nhiều việc”. Nếu bạn làm quá sức, bạn sẽ ngủ ít hơn, dẫn đến lo lắng và buồn bã hơn. Bạn đang vô tình vắt kiệt nguồn năng lượng của chính mình. “Một ngày nào đó bạn sẽ thức dậy và cảm thấy mình bị quá tải vì bạn không thể nào làm được hết tất cả” cô nói.

Dưới đây là những hướng giải quyết để giúp bạn ngưng việc làm hài lòng người khác và cách để từ chối. 

1. Bạn có quyền lựa chọn mà! 

Những người ưa làm hài lòng người khác thường cảm thấy họ có trách nhiệm phải đồng ý khi ai đó yêu cầu giúp đỡ. Hãy nhớ rằng bạn luôn có quyền từ chối.


2. Sắp xếp lại ưu tiên của bạn.

Biết được ưu tiên và giá trị của bản thân sẽ giúp bạn từ bỏ thói quen làm hài lòng người khác. Bạn biết khi nào cần nói không hoặc nói có. Hãy tự hỏi bản thân, “Điều gì là quan trọng nhất đối với tôi?”.

3. Trì hoãn việc ra quyết định

Mỗi khi có ai đó yêu cầu bạn giúp đỡ, bạn có thể nói rằng bạn cần thời gian suy nghĩ. Sự trì hoãn sẽ cho bạn cơ hội để cân nhắc bạn có muốn giúp đỡ họ hay không. Bạn có thể dành thêm thời gian để hỏi người đó về chi tiết yêu cầu của họ

Newman khuyến khích bạn thường xuyên đặt ra câu hỏi: “Việc này căng thẳng đến mức nào? Tôi có thời gian để làm không? Tôi sẽ từ bỏ điều gì? Tôi sẽ cảm thấy áp lực như thế nào? Tôi có khó chịu với người đang hỏi này không?”

Tự hỏi bản thân trước sẽ giúp bạn không bị rơi vào trường hợp trách móc bản thân “Tôi đã nghĩ gì vậy?” Tôi không có thời gian và chuyên môn để giúp đỡ.” sau khi đã đồng ý giúp đỡ. 

Nếu người đó cần câu trả lời ngay lập tức thì bạn có thể từ chối họ ngay. Newman nói: “Một khi bạn nói có, bạn sẽ không còn cách nào khác để từ chối”. Bằng cách nói không, “bạn còn để lại cho mình một lựa chọn” để nói có nếu bạn nhận ra rằng mình đã sẵn sàng. 

4. Đặt giới hạn thời gian.

Nếu bạn đồng ý giúp đỡ, hãy đặt ra “khung thời gian của bạn,” Newman nói. Ví dụ: hãy cho người đó biết rằng “Tôi chỉ rảnh từ 10 giờ sáng đến 12 giờ đêm”.

5. Hãy cẩn thận xem bạn có đang bị thao túng hay không.

Đôi khi, việc làm hài lòng người khác sẽ dễ thu hút những kẻ muốn lợi dụng hay tâng bốc bạn để làm việc cho họ. Làm thế nào để bạn phát hiện ra chúng? “Thường những người muốn tâng bốc bạn sẽ nói những câu như, ‘Ồ, bạn làm bánh giỏi quá, bạn có thể làm bánh cho sinh nhật con tôi được không?’ Hoặc ‘Tôi không biết làm thế nào để sửa cái tủ sách này. Bạn giỏi lắp ghép phải không? Bạn giúp tôi với nhé?’”


Một câu nói kinh điển là “Không ai làm điều này tốt hơn bạn”. Hơn nữa, họ “sẽ cố dụ bạn làm điều gì đó hoặc sắp đặt bạn làm điều đó. Về cơ bản, họ sẽ thay bạn đưa ra quyết định trước khi bạn kịp nhận ra mình đang bị thao túng!

6. Tạo một câu thần chú.

Đó là câu nói “ma thuật” bạn có thể nói với bản thân để ngừng chiều lòng tất cả mọi người. Câu thần chú ấy có thể là một hình ảnh có chữ “KHÔNG” to bự khi một người bạn nào đó muốn tiếp cận bạn để nhờ vả, Newman nói.

7. Hãy kiên quyết nói KHÔNG

Newman nói: “Lần đầu tiên sẽ luôn khó nhất”. Nhưng một khi bạn vượt qua được lần đầu tiên từ chối ai đó, “bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều cho những lần sau”. Hãy nhớ rằng bạn đang nói không với lý do chính đáng. “Bạn chỉ nên có thời gian cho bản thân và những người thực sự xứng đáng mà thôi” cô nói.

8. Hãy từ chối nhẹ nhàng thôi.

Một số người nghĩ rằng sự quyết đoán đồng nghĩa với “ngồi lên đầu người khác”, Tillman nói. Thay vào đó, cô giải thích rằng “quyết đoán thực sự liên quan tới kết nối.”

Khi bạn từ chối một cách lịch sự, bạn đang “đặt mình vào vị trí của người đó”. Bạn đang cho người đó biết rằng bạn hiểu họ cần điều gì, nhưng tiếc rằng bạn không thể giúp được gì. “Mọi người cần cảm thấy rằng họ được lắng nghe và thấu hiểu”. Đây là một cách để bạn vừa khẳng định bản thân vừa có thể nói không.

9. Cân nhắc nó có xứng đáng không.

Trước khi từ chối ai đó, bạn hãy đặt ra câu hỏi, “Nó có thực sự xứng đáng không?” Có thể bạn không nên nói với sếp về những thói quen khó chịu của anh ta nhưng bạn có thể huỷ hẹn với bạn bè mình nếu như quá bận. 



10. Đừng có bào chữa. 

Có thể bạn muốn bào chữa cho quyết định từ chối của mình hy vọng rằng người khác sẽ hiểu. Tin hay không thì tuỳ nhưng điều này lại gây ra tác dụng ngược lại. Theo Newman, “Khi bạn bắt đầu giải thích cho hành vi của mình, bạn đang vô tình cho người kia nhiều lỗ hổng để nói lại bạn, ‘Ồ, bạn làm điều đó sau được mà’, ‘Bạn có thể điều chỉnh lịch trình của mình mà’ hoặc ‘Việc đó không quan trọng bằng những gì tôi đang hỏi ‘

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: https://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

Nguồn: https://psychcentral.com/lib/21-tips-to-stop-being-a-people-pleaser/

Dịch:  eMKay (Minh Khánh)

Biên tập: Tuấn Ngọc

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan