Làm Thế Nào Để Chẩn Đoán Chứng Trầm Cảm?

Bạn có quan tâm đến chứng trầm cảm? Bạn có tự hỏi làm thế nào bác sĩ có thể đưa ra những chẩn đoán chính xác về chứng trầm cảm? Người ta đã từng gộp tất cả các rối loạn …

Bạn có quan tâm đến chứng trầm cảm? Bạn có tự hỏi làm thế nào bác sĩ có thể đưa ra những chẩn đoán chính xác về chứng trầm cảm?

Người ta đã từng gộp tất cả các rối loạn tâm trạng lại với nhau. Tuy nhiên, ngày nay, bác sĩ sẽ tiến hành một so sánh liên quan đến các rối loạn cụ thể hoặc dạng phụ của bệnh trầm cảm mà bệnh nhân mắc phải. Ví dụ: người bác sĩ đó sẽ xác định xem bệnh nhân bị trầm cảm nặng, trầm cảm mãn tính bao gồm chứng trầm cảm nhẹ nhưng kéo dài (một dạng nhẹ của bệnh trầm cảm với những triệu chứng kéo dài), rối loạn tâm trạng theo mùa hay còn gọi là SAD (seasonal affective disorder), rối loạn lưỡng cực (hưng – trầm cảm), hoặc một số loại khác của trầm cảm lâm sàng.

1. Làm thế nào mà một vị bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán về chứng trầm cảm?

Chúng ta đã trở nên quen thuộc với việc các bác sĩ sử dụng những xét nghiệm máu mang tính chuyên môn hoặc những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm với rộng lớn để giúp họ đưa ra chẩn đoán cuối cùng. Tuy nhiên, hầu hết những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm không hoàn toàn hữu ích khi nói đến việc chẩn đoán trầm cảm. Trong thực tế, nói chuyện với bệnh nhân có thể là công cụ chẩn đoán quan trọng nhất mà bác sĩ có. Lời khuyên là các bác sĩ nên thường xuyên kiểm tra tất cả những cá nhân để biết liệu họ có bị trầm cảm không. Buổi kiểm tra này có thể diễn ra trong một chuyến thăm hỏi về một căn bệnh mãn tính, tại một buổi chăm sóc sức khỏe hàng năm, hoặc trong một kiểm tra thai kỳ hoặc sau sinh.

Her Language | Flower aesthetic, Aesthetic wallpapers, Flowers

Để chẩn đoán và điều trị trầm cảm hiệu quả cao nhất, bác sĩ phải được biết về các triệu chứng cụ thể của bệnh trầm cảm. Một bác sĩ có thể sử dụng một loạt các câu hỏi theo tiêu chuẩn để kiểm tra xem bệnh nhân có mắc bệnh trầm cảm không. Trong khi một cuộc kiểm tra vật lý sẽ tiết lộ tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân, bằng cách nói chuyện với bệnh nhân, bác sĩ có thể tìm hiểu về những thứ khác có liên quan đến việc chẩn đoán trầm cảm. Một bệnh nhân, ví dụ, có thể nêu rõ về những thứ như tâm trạng hàng ngày, hành vi, và thói quen trong cuộc sống.

Một chẩn đoán trầm cảm thường rất khó để thực hiện bởi vì trầm cảm lâm sàng có thể biểu hiện bằng rất nhiều cách khác nhau. Ví dụ: một số cá nhân bị chứng trầm cảm lâm sàng dường như luôn thu mình vào tâm thế thờ ơ. Những người khác có thể trở nên cáu kỉnh hoặc thậm chí là kích động. Những chuẩn mực về việc ăn và ngủ có thể bị làm quá lên. Trầm cảm lâm sàng có thể làm cho một người hoặc ăn, ngủ đến dư thừa, hoặc cũng có thể bỏ hẳn những hoạt động đó.

Các triệu chứng có thể quan sát được hoặc thuộc về cách cư xử của bệnh trầm cảm lâm sàng đôi khi cũng có thể được giảm đến mức tối thiểu mặc dù người đó đang trải qua sự rối loạn sâu sắc bên trong. Trầm cảm có thể được coi là một rối loạn gây ảnh hưởng đến mọi thứ, và nó ảnh hưởng đến cơ thể của một người, cảm xúc, suy nghĩ, và hành vi theo những cách khác nhau.

pinterest ─ bagmilk | Belle aesthetic, Aesthetic pictures, Beige ...


2. Bác sĩ cần phải kiểm tra những gì để đưa ra chẩn đoán bệnh trầm cảm?

Bác sĩ có thể loại trừ các điều kiện khác có thể gây ra trầm cảm bằng một cuộc kiểm tra thể chất, phỏng vấn cá nhân, và các nghiên cứu ở phòng thí nghiệm. Các bác sĩ cũng sẽ tiến hành một đánh giá chẩn đoán đầy đủ, thảo luận về bất kỳ tiểu sử bệnh trầm cảm của hoặc các bệnh lý về tâm thần khác. Bác sĩ sẽ đánh giá các triệu chứng của bạn, bao gồm cả thời gian bạn có chúng, khi chúng bắt đầu, và làm thế nào chúng được điều trị. Bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về cách bạn cảm nhận, bao gồm việc liệu rằng bạn có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh trầm cảm hay không, chẳng hạn như:

  • Buồn bã hoặc cảm thấy nhàm chán hầu như cả ngày hoặc gần như là hằng ngày
  • Mất hứng thú với những thứ đã từng rất vui thích
  • Cân nặng có những thay đổi lớn (tăng hoặc giảm 5% trọng lượng trong vòng một tháng) hoặc có cảm giác thèm ăn
  • Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều gần như là hằng ngày
  • Cảm giác bồn chồn hoặc kiệt sức bộc lộ ra ngoài
  • Mệt mỏi hoặc mất năng lượng gần như là hằng ngày
  • Cảm giác vô vọng hoặc không xứng đáng hoặc quá tội lỗi gần như là hằng ngày
  • Gặp vấn đề với việc tập trung hoặc đưa ra quyết định gần như là hằng ngày
  • Thường nghĩ về cái chết hoặc tự tử, kế hoạch tự tử hoặc cố gắng tự tử

3. Làm thế nào để từ những triệu chứng trầm cảm có thể đưa ra kết luận về bệnh trầm cảm?

Để có thể chẩn đoán căn bệnh trầm cảm, bạn phải có ít nhất năm triệu chứng được liệt kê ở trên với ít nhất là một trong hai điều đầu tiên gần như là diễn ra hằng ngày trong ít nhất hai tuần liền.

Các triệu chứng trầm cảm có thể kéo dài khoảng vài tuần, vài tháng hoặc đôi khi thậm chí là vài năm. Chúng có thể ảnh hưởng đến cá tính và can thiệp vào các mối quan hệ xã hội và thói quen làm việc, làm cho người khác khó có thể cảm thông với bạn. Một số triệu chứng còn khủng khiếp đến nỗi chúng can thiệp vào những khả năng thực hiện chức năng sống của bạn. Trong những trường hợp cực kỳ nghiêm trọng, những người bị trầm cảm có thể không thể ăn uống, duy trì vệ sinh cá nhân của họ, hoặc thậm chí là rời khỏi giường.

𝚙𝚒𝚗𝚝𝚎𝚛𝚎𝚜𝚝✧ 𝚋𝚊𝚎𝚜𝚝𝚑𝚎𝚝𝚒𝚌 | Nhiếp ảnh, Ảnh ấn ...

Các triệu chứng này có thể chỉ xảy ra một lần trong đời hoặc có thể tái phát, lặp đi lặp lại hoặc lâu năm. Trong một số trường hợp, chúng có thể kéo dài vĩnh viễn. Các triệu chứng dường như sẽ bị làm lắng xuống bởi những cơn khủng hoảng trong cuộc sống. Vào những thời điểm khác, chúng có thể xảy ra một cách ngẫu nhiên.

Bệnh trầm cảm lâm sàng thường xảy ra cùng với các bệnh lý khác như bệnh tim hoặc ung thư và chúng sẽ trở nặng hơn so với tiên lượng bình thường.

4. Liệu đây có phải là những dấu hiệu vật lý của bệnh trầm cảm?

Không hề có một dấu hiệu vật lý nào gọi là quen thuộc đối với bệnh trầm cảm, mặc dù một số biểu hiện có thể được bộc lộ thường xuyên. Dấu hiệu của bệnh trầm cảm có thể bao gồm:

  • Xuất hiện những nỗi lo lắng
  • Thiếu vắng những giao tiếp bằng mắt
  • Mất trí nhớ, tập trung kém, và lý luận trừu tượng kém
  • Đi tới đi lui, vặn xoắn tay, và vò tóc
  • Tâm thần vận động chậm chạp hoặc hay lo âu, chẳng hạn như nói chậm, than thở, và hay ấp úng
  • Tự nhận lỗi về mình, hoặc hiếu chiến và thách thức (đặc biệt là thanh thiếu niên)
  • Chuyển động cơ thể chậm chạp, thậm chí đến mức không di chuyển hoặc giống như bị thôi miên
  • Hay bật khóc hoặc tỏ ra buồn bã

5. Những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm có thể giúp gì trong việc đưa ra chẩn đoán về bệnh trầm cảm?

Sau khi xem xét các thông tin nhận được từ cuộc thăm khám bạn, bao gồm các dấu hiệu và triệu chứng, tiền sử bệnh nhân, tiền sử gia đình, và kiểm tra của bác sĩ phụ trách, bác sĩ có thể yêu cầu một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm để loại bỏ những tình trạng về vật lý có thể gây ra các triệu chứng trên. Ví dụ, suy giáp cũng có thể gây ra các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Bác sĩ cũng sẽ đánh giá tất cả các loại thuốc bạn đang dùng và rượu hoặc các loại thuốc giải trí bạn có thể sử dụng.

6. Làm cách nào tôi có thể giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác?

Pinterest: ximena0824 | Book aesthetic, Beige aesthetic, Cream ...

Trước khi đến cuộc hẹn với bác sĩ, viết ra một danh sách các mối quan tâm của bạn về bệnh trầm cảm và các triệu chứng cụ thể của bệnh trầm cảm có thể đã xuất hiện với bạn. Việc soạn ra một bản tóm tắt tiểu sử gia đình của bạn cũng rất hữu ích trong cuộc gặp gỡ này. Thông tin quan trọng này có thể giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác và đảm bảo điều trị hiệu quả. Trước cuộc hẹn của bạn, hãy xem xét và ghi lại những việc sau:

  • Mối quan tâm về sức khỏe tinh thần và thể chất
  • Các triệu chứng bạn nhận thấy
  • Hành vi bất thường mà bạn có
  • Những căn bệnh trong quá khứ
  • Tiểu sử gia đình của bệnh trầm cảm
  • Thuốc bạn đang dùng hiện nay và trong quá khứ, bao gồm cả thuốc được chỉ định và thuốc bản thân tự dùng
  • Những tác dụng phụ bất thường của thuốc bạn đang sử dụng hoặc đã sử dụng
  • Phụ lục về chế độ dinh dưỡng hằng ngày của bạn
  • Thói quen sống của bạn (tập thể dục, chế độ ăn uống, hút thuốc, uống rượu, sử dụng ma túy)
  • Thói quen ngủ của bạn
  • Nguyên nhân gây căng thẳng trong cuộc sống của bạn (hôn nhân, công việc, xã hội)
  • Các câu hỏi bạn có về bệnh trầm cảm và thuốc trị trầm cảm

Dịch: Uyển Nhi

Biên tập: Mai

Ảnh: Pinterest

Nguồn: https://www.webmd.com/

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan