Làm Thế Nào Để Ngưng Bận Tâm Đến Việc Người Khác Nghĩ Gì Về Bạn

Nếu bạn muốn cố gắng hết mình và làm việc thật năng suất thì việc lo ngại ý kiến của người khác sẽ khiến bạn chùn chân.  Hãy nghĩ đến lần bạn lo lắng cực độ, chẳng hạn như trước …

Nếu bạn muốn cố gắng hết mình và làm việc thật năng suất
thì việc lo ngại ý kiến của người khác sẽ khiến bạn chùn chân. 

Hãy nghĩ đến lần bạn lo lắng cực độ, chẳng hạn như trước khi bạn nói chuyện trước đám đông, giơ tay trong một cuộc họp quan trọng, hay khi bạn bước qua một căn phòng toàn những người lạ. Lý do bạn cảm thấy nhỏ bé, sợ hãi và căng thẳng là vì bạn lo lắng về sự bất đồng của xã hội. Nỗi sợ hãi ý kiến của người khác, viết tắt là FOPO, đã trở thành một ám ảnh đầy phi lý và không mang lại lợi ích nào trong xã hội hiện đại ngày nay, và sức ảnh hưởng tiêu cực của nó đang ngày càng nhân rộng. 

Nếu bạn bắt đầu ít để tâm đến việc điều gì khiến bạn là chính bạn – tài năng, niềm tin và giá trị – và bắt đầu nghe theo những gì người khác có thể nghĩ hoặc có thể không thực sự nghĩ, bạn sẽ hủy hoại tiềm năng của mình. Bạn bắt đầu tìm hướng đi an toàn cho bản thân vì bạn sợ những gì sẽ xảy ra từ phía của lời chỉ trích. Bạn sợ việc bị người khác giễu cợt hoặc không thừa nhận. Khi bị thử thách, bạn từ bỏ quan điểm của mình. Bạn sẽ không đưa tay phát biểu chừng nào bạn không kiểm soát được kết quả. Bạn sẽ không tranh đấu để được thăng chức vì bạn nghĩ bản thân không đủ năng lực. 

Không may thay, FOPO lại là một phần của con người vì chúng ta đang vận hành với bộ não lâu đời. Sự khao khát được xã hội thừa nhận khiến tổ tiên của chúng ta luôn thận trọng và tỉnh táo; cách đây hàng ngàn năm, nếu việc săn bắn thất bại, vị trí của bạn trong bộ tộc sẽ bị đe dọa. Mong muốn được hòa mình vào đám đông và sợ bị ghét bỏ làm giảm khả năng theo đuổi cuộc sống mà chúng ta muốn có. 

Điều này nhấn mạnh việc tại sao chúng ta cần tập luyện và định hướng trí não, tránh để những việc vặt vãnh làm ảnh hưởng đến chúng ta. 

Beautiful illustration and the perfect metaphor from @ilaria_urbinati on therapy and mental health.  #therapy #mentalhealth #depression ・・・ Today #larispostadelcuore talks about something I really care: find The courage to ask help in the darkest time. The story of a man who where struggling with depression and how therapy helped him 💚 this illustration I made summarize perfectly what I think about therapy and how can help people when things get complicated in life :)  >> Follow us @CBDinstead

Nếu bạn cảm thấy bản thân đang gặp phải FOPO, có nhiều cách để giảm tình trạng căng thẳng này. Một khi bạn ý thức được những suy nghĩ của bản thân, hãy hướng tâm trí đến những câu nói mang tính xây dựng lòng tự tin (mình có khả năng nói chuyện trước đám đông, mình đã rất cố gắng nên có thể tự tin vào khả năng của mình, mình có rất nhiều điều tuyệt vời để nói, mình đã chuẩn bị đầy đủ cho việc thăng chức). Tất cả những câu nói này sẽ giúp bạn tập trung vào kỹ năng và khả năng của bản thân hơn là những gì người khác nghĩ về bạn. Hãy thở sâu nữa. Điều này báo hiệu cho trí não bạn biết rằng bạn không đang trong tình trạng nguy hiểm. 

Nhưng nếu bạn thực sự muốn khuất phục chứng FOPO, bạn cần tập luyện khả năng tự ý thức hơn nữa. Hầu hết chúng ta đều nhận thức được bản thân là ai, và trong đa số các trường hợp, chừng đó là đủ. Chúng ta sống tốt. Nhưng, nếu bạn muốn thể hiện hết mình trong khi bớt lo sợ hơn về ý kiến của những người khác, bạn cần hình thành một tư duy mạnh mẽ và sâu sắc hơn về bản thân. Bạn có thể bắt đầu bằng việc xây dựng một triết lý cá nhân – một từ hoặc cụm từ thể hiện niềm tin và giá trị của riêng bạn. Triết lý cá nhân của Pete Carroll, đối tác của tôi và cũng là huấn luyện viên trưởng của đội bóng Seattle Seahawks là “luôn đấu tranh”. Đối với huấn luyện viên Carroll, luôn tranh đấu nghĩa là mỗi ngày đều tập luyện chăm chỉ để tốt hơn và đạt đến tiềm năng tối đa của bản thân. Triết lý này không chỉ là một câu nói vu vơ hay là một khẩu hiệu, đúng hơn, đó là kim chỉ nam của ông, vạch ra đường hướng hành động, suy nghĩ và quyết định của ông. Trên cương vị một huấn luyện viên. Một người cha. Một người bạn. Trong mọi khía cạnh của cuộc sống. 

Khi xây dựng triết lý cá nhân, hãy hỏi bản thân những câu hỏi sau:

I BELIEVE IN YOU. Self care illustration by Tink outside the box | Illustration by Octavia Bromell. self love, believe in yourself, back yourself

Khi mình đang ở trạng thái tốt nhất, ẩn dưới suy nghĩ và hành động của mình là những niềm tin nào?

Ai là người sở hữu những cá tính và phẩm chất giống mình?

Những phẩm chất khác là gì?

Châm ngôn yêu thích của mình là gì? Những từ ngữ yêu thích của mình là gì?

Một khi bạn trả lời được những câu hỏi này, khoanh tròn những từ mà bạn chú ý nhất và gạch bỏ đi những từ còn lại. Sau khi xem xét những từ bạn khoanh tròn, cố gắng nghĩ ra một cụm từ hoặc một câu thể hiện chính xác nhất bạn là ai và bạn muốn sống cuộc sống như thế nào. Chia sẻ bản nháp với người bạn yêu quý, hỏi họ có gì để thêm vào không, và từ đó điều chỉnh để thành triết lý của bạn. Rồi giữ triết lý đó trong đầu và nhớ về nó mỗi ngày.  

Hình thành triết lý cá nhân có thể mở mang tầm mắt và có sức mạnh lớn. Khi tôi huấn luyện các nhóm nhà  quản trị công ty, tôi thường nói họ viết ra triết lý của cá nhân họ và chia sẻ với mọi người. Tôi sẽ không bao giờ quên được khoảnh khắc khi một nhà quản lý lâu năm khiến mọi người ồ lên kinh ngạc trong lớp học. Mắt anh ta long lanh, anh ta ngồi thẳng người, đầu ngẩng cao và nói “Triết lý của tôi là bước đi một cách xứng đáng”. Anh ta kể rằng ba mẹ anh là dân nhập cư và họ đã trải qua rất nhiều khó khăn thử thách để anh ta có được một cuộc sống tốt đẹp. Vì sự vất vả và hy sinh của ba mẹ, anh ta cho rằng sống cho gia đình chính là sống cho bản thân. Mỗi ngày, anh ta cố gắng để trở nên xứng đáng với những việc tốt họ đã làm, và để trở thành một hình mẫu cho thế hệ con cháu. 

Tôi không hề cường điệu tính quan trọng của triết lý cá nhân. Khi làm việc với cầu thủ và huấn luyện viên các đội bóng bầu dục Mỹ, các vận động viên thể thao mạo hiểm, và các lãnh đạo cấp cao của các công ty trong danh sách Fortune 50, tôi nhận thấy rằng, ngoài việc không ngừng nỗ lực trở thành bản thân hoàn hảo nhất, điều khiến những lãnh đạo cấp cao này trở nên tuyệt vời là cái nhìn rõ ràng về những nguyên tắc định hướng cho họ. Vì những nguyên tắc rõ ràng đó, họ sẵn sàng thúc đẩy bản thân, học hỏi nhiều hơn và chấp nhận những điều không như mong muốn. Họ có thể dập tắt đám đông và ý kiến của những người xung quanh và truyền thông, chỉ lắng nghe kim chỉ nam của chính họ. 

Một khi bạn đã hình thành triết lý cá nhân, hãy sống theo triết lý đó. Hãy bắt đầu ở nhà. Nói với ai đó rằng bạn yêu họ. Nhảy ở đám cưới.Châp nhận rủi ro. Hãy kỳ quặc một cách đúng mực (nghĩa là, hãy là chính mình). Sau đó, hãy thử triết lý đó ở nơi làm việc. Hãy thuyết trình. Đấu tranh để thăng chức. Làm những việc để mọi người phải đưa ra quan điểm. Khi bạn cảm thấy sức mạnh FOPO đang giữ chân bạn, hãy chỉ đơn giản là nhận ra nó, và kết nối lại với triết lý của bạn và mục tiêu lớn hơn sắp tới.

Let's go outside

Tiến về phía trước, tìm hiểu phản hồi của những người thân thiết với bạn. Nhìn nhận mọi việc một cách trung thực là yếu tố quan trọng của sự tôi luyện. Trong một tập từ chương trình trò chuyện của tôi, “Để trở nên thông tuệ” (Finding Mastery), Brene Brown, một nhà nghiên cứu nổi tiếng và là tác giả của cuốn sách Dám dẫn đầu (Dare to Lead), cho rằng tên của một người nên vừa vặn với tấm giấy kích cỡ 1×1 inch. Tôi thêm vào một điều kiện nữa. Tên của bạn trên danh thiếp nên tạo cảm giác tốt về con người của bạn và con người mà bạn đang nỗ lực để trở thành. Hãy để người khác thích bạn từ trong tâm thức, để những ồn ào xung quanh tắt tiếng dần. Hãy thay đổi những lời phản hồi của họ bằng kinh nghiệm của bạn. 

Trên tất cả, hãy nhớ rằng sự phát triển và học hỏi diễn ra khi bạn hoạt động hết công suất. Giống như bạn thổi một cái bong bóng đang căng phồng hết cỡ, việc sống theo triết lý của bản thân sẽ đòi hỏi nhiều nỗ lực và sức mạnh, nhưng kết quả mang lại sẽ thể hiện một cách xác thực và hoa mỹ nhất về việc bạn là ai, và kết quả đó sẽ hướng bạn sống và làm việc có mục tiêu và ý nghĩa hơn.

————————————–
Dịch: Shinny
Biên tập: Linh Vũ
Nguồn ảnh: Pinterest
Nguồn: how-to-stop-worrying-about-what-other-people-think-of-you

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan