Làm thế nào để thoát khỏi chứng trầm cảm?

Một vài biện pháp được đưa ra nhằm giúp những người mắc chứng trầm cảm đối mặt với nó...



Chắc hẳn ai cũng đã từng phải trải qua những chuỗi ngày tồi tệ hay tâm trạng không thất thường. Có những ngày bạn cảm thấy cáu kỉnh, buồn bã, và mệt mỏi, mà đôi khi còn không rõ lí do.


Tuy nhiên, nỗi buồn là một phản ứng tự nhiên và bình thường với những trắc trở trong cuộc sống, sự mất mát, và biến đổi. Đôi khi những cảm xúc đầy đeo bám chúng ta dai dẳng hơn tưởng tượng, nhưng vậy thì sao? Nếu những cảm giác này không được giải quyết, nó sẽ dần biến thành chứng rối loạn tâm thần, điều mà có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của bạn. 


Điểm khác biệt giữa nỗi buồn và chứng trầm cảm


Nỗi buồn và chứng trầm cảm thường được dùng thay thế cho nhau, nhưng chúng không hề giống nhau. Một cái là triệu chứng của cái còn lại, và sự tiến triển, thời gian kéo dài, và mức độ nghiêm trọng của nỗi buồn đóng vai trò quyết định trong việc chẩn đoán xem ai đó có mắc chứng trầm cảm hay không. Nỗi buồn là một phản ứng bình thường trước sự mất mát, thất vọng, rắc rối, và những trở ngại. Chán nản hay buồn bã dai dẳng là một phần của cuộc sống. Đôi khi, cảm giác này sẽ biến mất sau một thời gian, và khi đó, bạn sẽ có thể tiếp tục cuộc sống của mình. Tuy nhiên, khi nỗi buồn kéo dài và tiến triển thành những triệu chứng khác, nó có thể tiềm ẩn một căn bệnh nghiêm trọng hơn.


Trầm cảm (rối loạn lo âu mức độ nặng) là một trạng thái tâm lí ảnh hưởng tới cảm xúc, suy nghĩ, và hành vi của một cá nhân. Trầm cảm có thể tác động tới cách bạn nhận thức về bản thân cũng như về người khác. Sự rối loạn này có thể xảy ra mà không có một lí do cụ thể nào và kéo dài trong một khoảng thời gian dài. Nhiều người thường nhầm lẫn giữa việc mắc chứng trầm cảm và cảm thấy buồn bã, nhưng trầm cảm thì nghiêm trọng hơn. Những người mắc phải chứng trầm cảm không chỉ cảm thấy buồn. Họ còn cảm thấy lo lắng, tuyệt vọng, trống rỗng, hay thậm chí là tê liệt. Có người trải qua những triệu chứng như là tức giận hay cáu kỉnh, có người lại phải trải qua sự buồn bã nặng nề. Mặc dù đây chỉ là tình trạng của tâm lí, nhưng nó cũng tác động đến cơ thể của con người qua các triệu chứng như mệt mỏi, suy giảm, và các sự đau nhức không rõ nguyên nhân.


Những dấu hiệu và triệu chứng khác của chứng trầm cảm bao gồm:


  • Cảm thấy buồn bã, trống rỗng, hay là tuyệt vọng


  • Cảm thấy mình vô dụng hoặc tội lỗ


  • Suy nghĩ quá nhiều hoặc ám ảnh về những thất bại trong quá khứ


  • Tâm trạng thay đổi thất thường, cảm xúc bồng bột, cáu kỉnh hoặc thất vọng, ngay cả khi đối mặt với những vấn đề nhỏ nhặt nhất


  • Mất đi sự hứng thú hay hài lòng trong mọi hoạt động, kể cả những cái bạn từng yêu thích


  • Ngủ quá ít hoặc quá nhiều, hoặc mất ngủ


  • Mệt mỏi, kiệt quệ và thiếu sức sống


  • Giảm cảm giác thèm ăn và sụt cân hoặc tăng cảm giác thèm ăn và tăng cân


  • Lo âu


  • Suy nghĩ, tốc độ, hoặc chuyển động cơ thể chậm chạp


  • Gặp khó khăn trong việc suy nghĩ, tập trung và quyết định


  • Nghĩ đến hay cố gắng tự tử thường xuyên, lặp đi lặp lại


  • Các vấn đề về thể chất không giải thích được, như là bị đau người


Một người có thể bị chẩn đoán là mắc chứng trầm cảm phụ thuộc vào việc những triệu chứng này kéo dài bao lâu. Chẩn đoán sẽ thường được xác nhận nếu bất kì triệu chứng nào trong những triệu chứng kể trên kéo dài hai tuần hoặc hơn. Tại thời điểm đó, những người được chẩn đoán là mắc chứng bệnh này sẽ được khuyến khích đi tìm sự giúp đỡ. Banyan Mental Health là một tổ chức giúp đỡ những người mắc chứng trầm cảm và các chứng rối loạn thần kinh khác đang học cách đối phó với những triệu chứng của họ và tìm tới một cuộc sống lành mạnh, cân đối hơn. Nếu bạn hoặc những người mà bạn biết đang phải đối đầu với chứng trầm cảm nghiêm trọng, những phương pháp trị liệu của chúng tôi ở Florida có thể giúp đỡ.



Những phương pháp giúp bạn vượt qua chứng trầm cảm


Chứng trầm cảm có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố như gene, mất cân bằng các chất trong não, tiền sử gia đình mắc bệnh tâm thần, và môi trường xung quanh. Trầm cảm không chỉ là một trạng thái sức khoẻ tồi tệ bạn phải vượt qua. Nó còn là một căn bệnh nghiêm trọng. Thậm chí, vì tính chất nghiêm trọng của tình trạng rối loạn này, có một vài cách để bạn có thể đối mặt với nó. Dưới đây là vài cách để thoát khỏi sự trầm cảm mà bạn có thể áp dụng trong cuộc sống hàng ngày.


  • Ăn uống lành mạnh: Đồ ăn có thể tác động đến tâm trạng và cảm xúc của bạn, nên ăn theo một chế độ lành mạnh cũng là một cách hay


  • Tập thể dục thường xuyên: Tập luyện ít nhất 30 phút vài lần một tuần có thể kích hoạt sự giải phóng endorphins và giữ gìn sức khoẻ.


  • Đón ánh nắng mặt trời: Nhận ánh nắng từ mặt trời mỗi ngày không chỉ tăng lượng serotonin (và cả tâm trạng của bạn), mà còn làm giảm huyết áp, dẫn tới chắc khoẻ xương, và ngủ sâu hơn.


  • Nói về giấc ngủ, hãy ngủ đủ tám tiếng mỗi đêm: Giấc ngủ giúp bạn kiểm soát cảm xúc và kiềm chế cơn giận gây ra những triệu chứng của trầm cảm.


  • Dành thời gian cho những người thân yêu: Giao tiếp xã hội khiến chúng ta quên đi những nỗi buồn và nhắc cho ta nhớ rằng còn rất nhiều người quan tâm đến chúng ta.


  • Bắt đầu một sở thích: Sở thích không chỉ giết thời gian mỗi khi rảnh rỗi mà còn khuyến khích bạn dành thời gian cho bản thân.


  • Kiên nhẫn với bản thân mình: Trầm cảm không phải là lỗi của bạn. Bạn không phải là một căn bệnh. Như vậy, điều quan trọng là bạn nên bao dung với bản thân mình cũng như học cách kiên nhẫn và sắp xếp cuộc sống với sự rối loạn này.



Dịch bởi: Bò.

Biên tập: Rabbie

Ảnh: Burst

Tham khảo: https://www.banyanmentalhealth.com/2021/07/22/getting-out-of-a-depression-funk/

BẢN THẢO
Bài viết liên quan