Chương 1: Các kiểu hài hước nói chung và những điều cụ thể
1. Khi ai đó nói điều gì đó gây cười, hãy thử nghĩ tại sao điều đó lại hài hước
Hãy phân tích những lời nói đùa của người khác. Khi bạn nói điều gì đó vô tình khiến mọi người cười, hãy thử phân tích nguyên do từ điều bạn nói và cách bạn nói.
Nếu so với những lần khác thì bạn sẽ cười một cách vui vẻ hơn. Khi bạn tìm thấy các khuôn mẫu, bạn có thể sử dụng chúng để kể những câu chuyện dí dỏm hơn nữa trong tương lai. Sau đây chúng ta cùng lướt qua những kiểu hài hước khác nhau (thường thấy trong các cuộc trò chuyện) nhé.
2. Những lời nói đùa theo khuôn mẫu không thực sự hiệu quả
Lời nói đùa khuôn mẫu (những câu bạn đọc được trong một “list các lời nói đùa hài hước”, trớ trêu thay trên thực tế lại chẳng hài hước chút nào.
Điều thật sự hài hước là những lời bình luận bất ngờ về một tình huống nào đó mà bạn đang hiện diện.
Hoặc đó có thể là những câu chuyện liên quan đến những tình huống có những điều bất ngờ mà bạn từng trải qua.
3. Cố ý nhầm lẫn một vài tình huống thường đem lại sự hài hước tự nhiên hơn
Hãy tưởng tượng một tình huống thế này:
Vài ngày trước tôi có tham gia một bữa tiệc và chúng tôi được chia thành ba nhóm nhỏ. Chúng tôi thi đấu games với nhau và trong ba nhóm thì nhóm của tôi có thành tích kém nhất. Lúc đó tôi đã bình luận rằng “Chà, ít nhất thì chúng ta cũng về hạng ba.”, và cả nhóm nghe vậy thì đều cười lớn. Mọi người cười bởi vì tôi cố tình hiểu sai tình huống này bằng việc hành động như thể vị trí thứ ba là một vị trí rất tốt trong khi thực tế đó là vị trí cuối cùng (và chúng tôi đã thua).
4. Bình luận về một tình huống bằng giọng điệu châm biếm
Trong cơn bão lớn hãy hét to: “Ahh, không có gì sảng khoái bằng một cơn gió lạnh thế này.”
Bình luận theo kiểu châm biếm thế này có thể sớm trở nên lỗi thời và khiến bạn trở thành một người hoài nghi. Đừng quá gượng ép rằng đó kiểu thức hài hước duy nhất của mình.
5. Hãy kể những câu chuyện khó xử mà mọi người có thể gặp phải
Con người thường đánh giá cao những câu chuyện có liên quan đến họ.
Giả sử rằng bạn đang chỉnh lại mái tóc của mình qua khung cửa sổ của một cửa hàng nào đó, rồi sau đó bạn bất ngờ chạm mắt với ai đó bên kia khung cửa. Bởi vì nhiều người có thể đã trải qua tình huống như thế này nên điều đó sẽ trở nên dễ hiểu và thú vị hơn.
6. Đem đến một sự tương phản bất ngờ
Một người bạn đứng trong bếp và nói: “Khi tôi nghĩ về việc Trái Đất này sẽ nguội lạnh đi sau hàng tỷ năm và thứ duy nhất còn sót lại là những bức xạ yếu, tôi cảm giác như cần phải thúc giục bản thân gấp các thùng các tông lại trước khi tái chế chúng.” Điều này thật là buồn cười khi mà giữa chuyện vũ trụ kết thúc và chuyện gấp thùng các tông chẳng có mối liên hệ nào cả, thậm chí tương phản.
7. Biến câu nói của người khác thành câu cửa miệng
Tôi và bạn đã cùng xem một cuộc phỏng vấn mà ở đó ứng viên đã trả lời bằng giọng nói dõng dạc “Thật là vui, nhưng chỉ ở một mức độ nhất định mà thôi.” (Vui thôi, đừng vui quá). Và thế là câu nói ấy nhanh chóng trở thành một câu cửa miệng quen thuộc, sử dụng cùng một giọng nhưng dưới nhiều kiểu cách khác nhau.
8. Hãy chuẩn bị một vài điều bất ngờ cuối câu chuyện
Chính những thứ xảy đến một cách không lường trước trong cuộc sống lại khiến cho câu chuyện trở nên thú vị hơn rất nhiều. Hãy tiết lộ những điều bất ngờ như thế vào phía cuối câu chuyện của chính mình nhé.
9. Cách bạn truyền tải đến mọi người cũng quan trọng như nội dung của câu chuyện
Cách bạn truyền tải những câu chuyện cười cũng quan trọng như những gì bạn muốn nói. (Cách thức cũng quan trọng như nội dung)
Tôi đã từng nghe ai đó nói về các diễn viên hài như thế này “Không quan trọng anh ấy/cô ấy nói những gì, quan trọng là nó luôn hài hước.” Đó là cách thức họ truyền tải những câu chuyện gây cười.
Đôi khi, một giọng nói vô hồn, vô cảm có thể tạo nên những bứt phá lớn bởi chúng thường không như dự đoán, bất ngờ.
10. Khám phá phong cách hài hước của chính mình
Giống như bạn đã thấy trước đó, (chúng tôi đã nói rằng) có rất nhiều kiểu hài hước khác nhau (thường thấy trong cuộc trò chuyện). Mỗi người có một kiểu hài hước khác nhau, nhưng rất có thể bạn có khiếu hài hước hơn rất nhiều người.
Khám phá ra phong cách hài hước của mình sẽ giúp bạn xác định được mình cần tập trung vào những kiểu hài hước nào khi bạn cố gắng trở nên dí dỏm hơn trong mắt bạn bè.
Chương 2: Làm thế nào để trở nên thoải mái và thú vị hơn
11. Bạn không cần phải trở nên dí dỏm hay giỏi nói đùa để trở nên đáng yêu
Bạn không cần phải hài hước trong mọi cuộc trò chuyện thì mới có thể đi chơi cùng bạn bè. Bạn sẽ nhận ra rằng những người cứ cố tỏ ra hài hước đôi khi sẽ lại không thực sự thú vị khi đi chơi cùng nhau.
Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các nhân vật chính trong các bộ phim thường là những người không thích đùa - họ đáng mến theo những cách khác nhau, mà những cách đó rất hiệu quả.
Trở thành “người hài hước” không phải cách duy nhất có thể khiến bạn trở nên thu hút hay thú vị để người khác muốn ở cạnh.
12. Nếu bạn cảm thấy có chút cứng nhắc, hãy tập luyện thả lỏng đầu óc để tình hình bớt nghiêm trọng hơn
Thỉnh thoảng chúng ta thường nghĩ rằng “Tôi phải trở nên giỏi hơn nữa nếu không thì mọi người sẽ nghĩ tôi là kẻ kì dị” hoặc “Tôi cần phải kết bạn với ai đó nơi đây, nếu không thì tôi sẽ rất thất bại (trong giao tiếp xã hội)”.
Điều đó đôi khi lại là những gánh nặng tâm trí cho chính chúng ta.
Thay vì căng thẳng như vậy, hãy coi việc giao tiếp xã hội như một sân chơi để bạn luyện tâp cho tương lai của mình.
Mục đích của những mối quan hệ xã hội không phải sự hoàn hảo, mà đó chỉ đơn giản như một bài trắc nghiệm để bạn trở thành phiên bản tốt hơn trong tương lai.
13. Nếu bạn sợ mắc sai lầm, hãy đặt mình như một người tự tin giải quyết các vấn đề
Chúng ta thường cảm thấy căng thẳng và phiền muộn thông thường là bởi chúng ta cứ luôn lo lắng rằng mình sẽ mắc phải sai lầm.
Tuy nhiên, để cải thiện các kết nối xã hội, chúng ta cần phải trải nghiệm những điều mới mẻ và cần phạm sai lầm để rút ra bài học để biết có hiệu quả hay không.
Thực tế, kể cả những người tự tin họ cũng mắc rất nhiều sai lầm, chỉ là họ không quan tâm đến nó mà thôi. Sẽ rất hữu ích nếu bạn tự đặt mình vào tâm thế của một người tự tin và suy nghĩ về việc họ sẽ giải quyết như thế nào nếu họ mắc sai lầm.
14. Bạn không cần lúc nào cũng cố gắng để trở nên hài hước
Một hai lời nói đùa trong đêm là đủ để cho thấy bạn là một người vui tính. Nhưng nếu cứ như vậy, mọi người sẽ dễ kỳ vọng rằng mọi thứ bạn nói ra đều hài hước và bạn sẽ luôn phải tỏ ra như vậy để không làm thất vọng mọi người (điều ấy sẽ rất mệt mỏi).
15. Hãy quan sát tình hình và suy nghĩ mới mẻ nếu bạn đang mắc kẹt trong việc cố gắng tạo ra những điều thú vị để nói
Sự hài hước thường mang tính “tình huống” (Tức là tùy vào hoàn cảnh mà thể hiện sự hài hước). Điều đó có nghĩa là một bình luận nhanh về một tình huống khó hiểu sẽ vui hơn là bắt bẻ một trò đùa không hề liên quan.
Tuy nhiên, bạn càng cố gắng tạo ra những thứ buồn cười để nói sẽ càng khiến bạn khó nắm bắt được tình hình.
Hãy tập trung vào hiện tại. Bạn có thể làm điều đó bằng cách thu hút sự chú ý của mọi người về những thứ đang xảy ra xung quanh bạn (trong trường hợp bạn đang mắc kẹt trong cả tá những suy nghĩ rối tung.)
Chương 3: Những kiểu hài hước bạn nên tránh
Hài hước có thể đem lại cho bạn sự hiệu quả cho các cuộc trò chuyện, tuy nhiên nếu sử dụng không đúng, rất có thể nó sẽ phản tác dụng.
16. Sự hài hước mang giá trị thấp
Một trong những kiểu hài hước cần tránh là chế giễu người khác - còn được gọi là sự hạ thấp giá trị của khiếu hài hước. Tiếng cười thường được gọi là liều thuốc rẻ tiền nhất, nhưng tiếng cười cũng có cái giá của nó, không phải lúc nào cũng miễn phí - cái giá phải trả của nó là phẩm giá của giá trị của kẻ đang châm ngòi trò đùa.
Chế giễu ai đó có thể vui lần này nhưng không phải lúc nào cũng như vậy, dần dần nó giống như cảm giác như bị bắt nạt vậy.
Biến người khác thành trò đùa tức là bạn đang tước đi giá trị của họ và khiến họ cảm thấy tồi tệ, đó là hậu quả mà bạn khiến mối quan hệ này phải chấp nhận. Một mối quan hệ được - mất. Đừng để thói quen hài hước của mình phải trả giá bằng phẩm cách của người khác.
Nói cách khác, hài hước theo kiểu chế giễu này không khác gì một trò bắt nạt độc hại không kém gì các hình thức gây hấn bằng lời nói trắng trợn.
17. Tự biết điểm dừng
Đây là kiểu hài hước mà mọi người tự đặt mình vào trung tâm của trò đùa. Mặc dù đúng là ní thường rất hài hước, cũng không phải luôn là điều tệ, nhưng điều quan trọng là bạn phải biết sử dụng kiểu hài hước này một cách hết sức thận trọng.
“Việc thường xuyên tự hiến thân mình làm trò tiêu khiển sẽ làm xói mòn lòng tự trọng của bạn, gián tiếp gây nên trầm cảm và lo âu. Nó cũng có thể phản tác dụng bằng việc gây khó chịu cho người khác.”
Theo nguyên tắc chung, đừng đùa cợt với bản thân một điều gì đó mà bạn không thực sự thấy an toàn. (các bí mật, hoặc các kế hoạch quan trọng chẳng hạn).
-----------------------
Dịch bởi: bluewhale52
Biên tập: Lunatic
Ảnh: shopify.burst
Photo by Matheus Bertelli from Pexels
Tham khảo:
David Morin (2020), How to be Funny in a Conversation (For Non-Funny People)
Available at:
<https://socialpronow.com/blog/how-to-be-funny/> [Accessed at 12 August 2021]
-----------------------