Lắng Nghe Sự Phản Hồi Từ Cơ Thể

Tôi tự cho phép bản thân mình chìm đắm trong những khoảnh khắc thư giãn vô độ, những cuộc chơi xuân cứ thế triền miên, tỏa lan hết từ ngày này sang ngày khác.

Khi nghỉ ngơi quá độ không tạo nên thi vị gì trong cuộc sống


Gần đây tôi cảm nhận được sự khác biệt, gồm cả thể chất lẫn tinh thần. Để nói là tích cực hơn cũng không phải, tiêu cực đi cũng không đúng. Chỉ là dường như cơ thể tôi tiếp nhận hay đang ở một mức năng lượng khác so với trước kia. Khi sự thay đổi các mối quan hệ đến chóng vánh. Tôi bắt đầu thích ứng dần với môi trường làm việc. Có thể nhiều người không tin, nhưng tôi đã và đang làm việc tại một nơi như thế.


Có bao giờ bạn nghĩ mình sẽ làm việc trong một căn phòng như hoàng cung? Đến ngồi làm việc ở bộ bàn ghế trước đây quan lớn từng ngồi. Xung quanh là những giá kệ được trang trí bởi đồ cổ được sưu tầm không thể lấy tiền bạc ra làm thang đo giá trị. Sáng sáng pha cà phê nhâm nhi, chốc chốc lại khui ra vài chai rượu quý thưởng thức từng ly từng tý. Không khí bao giờ cũng hòa lẫn với vị ngọt của tinh dầu trầm được xông lên như hồn đang hòa tan trong từng làn khói là là chảy, mềm mỏng đềm êm tĩnh lặng như dòng chảy của nước.


Chính vì vậy, thay vì đi làm, tôi lại nghĩ mình như đang đi hưởng thụ. Tôi bị cuốn vào những huyễn tưởng xa vời. Tôi nghĩ mình thật may mắn và sung sướng hơn người khác. Tôi tự cho phép bản thân mình chìm đắm trong những khoảnh khắc thư giãn vô độ, những cuộc chơi xuân cứ thế triền miên, tỏa lan hết từ ngày này sang ngày khác. Những mối quan hệ của tôi cứ rộng dần, người quen nhiều vô kể, nhưng chẳng có ai thực sự trở thành một người mà tôi luôn tin tưởng, sẻ chia mọi vui buồn. Tôi bắt đầu thấy mình mờ nhạt dần, hòa lẫn trong ngàn sắc màu sặc sỡ ngoài kia, chẳng rõ đâu mới thực sự là chính mình.


Khi ôm đồm quá nhiều việc khiến cơ thể trở nên thiếu sức sống đến gầy hao cùng cực


Có một dạo, cơ thể của tôi có lẽ đã dần tụt năng lượng đến mức cần dừng lại, để nghỉ ngơi. Phải chăng đó là khi một người đã trải qua quá nhiều chuyện, đầu tư thời gian vào vô vàn trải nghiệm cùng một lúc, đầu tư chất xám làm rất nhiều việc cùng một lúc và dùng tất cả sự cố gắng "thảo mai" để làm vừa lòng tất cả mọi người hay để vừa kịp "lừa bịp" một mối quan hệ cho nó rơi "trúng bẫy" trong tầm kiểm soát của chính bản thân mình, cùng một lúc?


Thoạt đầu, đó có thể là một trò tiêu khiển khiến bản thân bận rộn, tập trung và không bị sao lãng bởi nhiều thứ khác, đan xen xếp hàng không trật một ly. Nhưng sau đó, chính sự phản hồi (cả vật lý lẫn tinh thần) lại cơ thể là một chuỗi phản ứng có lẽ là, tác dụng ngược dội lại một tâm hồn dần trở nên xơ xác, mơ hồ và mờ nhạt. Vài chiếc răng hàm bỗng trở nên đau nhức, hai má phồng sứng. Nửa sau đầu tê mỏi, khiến cho việc đi đứng trở nên kém thăng bằng. Vị giác dường như chẳng còn chức năng gì nữa, khiến cho bất cứ thứ gì cũng trở nên nhẽo nhạt. Tồi tệ nhất đó chính là những cơn đau nhức nhói lên từ lồng ngực, từng hồi, khiến mọi giác quan đều tê liệt. Thậm chí, chỉ cần mấy cơn đau đó hành hạ cùng lúc thôi, cũng khiến bạn phát điên chứ chưa nhắc đến việc chẳng thể làm gì nên hồn.


Self-regulation (sự tự điều chỉnh) là gì? Tại sao nó quan trọng?



Thuật ngữ Self - regulation có nghĩa là “ (Một người) tự điều khiển chính mình” . Đề cập đến một hệ thống có trình tự để giữ cân bằng cho bản thân. Nhiều hệ thống khác có thể tự điều hòa như các doanh nghiệp, tổ chức cộng đồng, tổ chức tài chính, chiến dịch chính trị, và những nền công nghiệp. Trong sinh học và trị liệu tâm lý học thể chất (somatic psychotherapy - kết hợp tinh thần, cảm xúc với cơ thể trong quá trình chữa bệnh), sự tự điều chỉnh đề cập đến một cơ thể (một sinh vật sinh học) đang ở trạng thái cân bằng.



Sự tự điều chỉnh của một sinh vật sinh học diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau. Ví dụ như ai đó có sự tự điều chỉnh cảm xúc tốt hoặc có khả năng kìm nén cảm xúc của mình ở trong tầm kiểm soát, họ có thể kiềm chế được những hành vi bốc đồng của mình thay vì làm cho tình huống tồi tệ hơn, và họ cũng có thể làm bản thân mình cảm thấy khá hơn khi thất vọng. Họ có một loạt các cảm xúc và hành vi linh hoạt để đáp trả những yêu cầu trong môi trường sống một cách thích hợp. Nhờ cơ chế thần kinh mềm dẻo - khả năng thích ứng của hệ thống thần kinh - chúng ta trở nên may mắn khi có thể cải thiện khả năng điều chỉnh cảm xúc theo thời gian.






Làm thế nào để tự điều chỉnh cơ thể mình?


Tôi vẫn còn nhớ lời giảng từ giảng viên dạy môn Tâm lý học tham vấn: Chỉ khi nào các em mô tả được những phản ứng đang diễn ra (bao gồm cảm tính lẫn lý tính) trong mình bằng ngôn ngữ, các em mới có thể nắm kịp và theo kịp bản chất của vấn đề. Nó giống với trường hợp của tôi ngay lúc này, thực ra đã kéo dài vài tuần gần đây, khi tôi có thời gian lắng nghe cơ thể mình lên tiếng.



Những phản hồi vật lý như đau dạ dày khi thức quá 12h đêm hay tim co bóp liên hồi mỗi khi nảy sinh những ám ảnh kỳ quái dần trở nên quen thuộc, cũng không có gì phải bàn cãi khi có nỗi đau thể xác tác động trực tiếp vào những dây thần kinh đang cần mẫn truyền thông tin đều đặn với tốc độ gấp mấy lần nhịp thở.



Còn phản hồi về ý nghĩ, tư duy cảm xúc trước đây có thể mờ nhạt, nhưng ngày càng thể hiện ngày một rõ nét hơn. Bằng việc nhớ nhớ quên quên, lẩm cẩm hơn cả cụ bà 80 tuổi. Như là việc mặc váy, kéo khóa xuống để chui vào mà khi mặc xong đã quên mất việc phải kéo lên, đã có thể đi ra ngoài như mình đã chỉnh tề lắm:. Như là việc lẽ ra phải đi ngủ sớm khi đã xong xuôi tất cả mọi việc (bao gồm cả lướt facebook) thì lại trằn trọc, trong khi bản thân chẳng đang suy nghĩ hay trăn trở vì vấn đề gì. Trong sinh học thuần túy, tuyến tụy trong điều kiện toàn vẹn về chức năng có thể giữ lượng đường trong máu ở mức vừa đủ để tối ưu hoạt động của cơ thể. Nhịp tim của chúng ta tăng, cơ bắp thì cần thêm nhiều oxy và đường khi tập thể dục. Còn khi ta nghỉ ngơi thì nhịp tim sẽ giảm, cơ bắp cần ít đi các nguồn cung cấp từ máu.






Khi sự phản ứng nỗi sợ hại của chúng ta không cân xứng với tình huống hiện tại, ta gọi đó là sự lo âu. Nó khá đặc biệt khi cảm nhận tiếng tim đập, hơi thở gấp, sự lo lắng dữ dội và sự sợ hãi mãnh liệt khi một con gấu đang cố tấn công mình. Ngoài ra, những triệu chứng thể chất như vậy sẽ là quá mức trong khi ta đang ở trung tâm mua sắm, tán gẫu với bạn bè hay ở nhà và đọc sách. Hay chẳng hạn như một người đã được học về việc chú ý khi nhịp tim tăng lên và nghiến răng lại có thể là hành vi cụ thể để ngăn chặn cơn thịnh nộ hay hoảng sợ trước khi nó thức sự bùng phát, hay còn được gọi là cách giải quyết sự giận dữ.



Trong liệu pháp tâm thần somatic, nhà trị liệu và bệnh nhân xem xét lịch sử suy nghĩ, cảm xúc và mối quan hệ giữa bệnh nhân và nhà trị liệu (mối quan hệ điều trị) chỉ giống như những liệu pháp thông thường khác. Tuy nhiên, chúng bao gồm cả những nhận thức từng phút một của hệ thống thần kinh tự trị và điều mà cơ thể đang phản hồi lại và chúng ta có thể gọi tên. Bệnh nhân học được là có con đường hai chiều để giao tiếp giữa cơ thể và tâm trí, điều này có hiệu quả cho việc phục hồi chức năng tự điều chỉnh và giảm nhẹ các biểu hiện của sự phản hồi dữ dội từ cơ thể.



Mặc dù cũng luôn phải bận bịu tất tả với các đầu công việc được giao, dù làm việc bận rộn ở đâu, nghỉ ngơi quá độ thế nào, thì tất cả đều có sự theo dõi sát sao từ cơ thể, giống như cách giải quyết bằng việc gọi tên và giao tiếp với chúng. 


Theo thời gian những nỗ lực để phục hồi sự tự điều chỉnh cho phép chúng ta bước tiếp trong cuộc sống mạnh mẽ hơn và kiên cường hơn. Còn những sự đau đớn phản hồi lại từ cơ thể của tôi trong khoảng thời gian bận rộn vất vả đó, tôi gọi chúng là “đã đến lúc cần nghỉ ngơi rồi”.

 

Tham khảo thêm tại 

http://www.goodtherapy.org/blog/what-is-self-regulation-why-is-it-so-important-0928165



Tác Giả: Yến Nhi

BẢN THẢO
Bài viết liên quan