LẮNG NGHE

Lắng nghe một điều tưởng chừng rất đơn giản, nhưng làm thế nào để trở thành một người lắng nghe tốt?. Có cần thiết để trở thành người lắng nghe tốt không?. Thương mời bạn cùng xem qua bài viết dưới đây nhé!

“Nghe” nghĩa là để tai tiếp nhận âm thanh từ bên ngoài mà không cần bất kì sự nỗ lực nào (trong trường hợp bạn không có bệnh lí gì ảnh hưởng đến thính lực nhé) cũng giống như việc nghe thụ động. Chúng ta thường thấy nhiều người vẫn dùng cách luyện nghe thụ động này để học ngoại ngữ: họ chỉ việc mở bài nghe và mặc cho người trong băng đối thoại liên tục, còn họ thì tranh thủ dọn dẹp nhà cửa, tắm rửa, nấu ăn hay thậm chí là ngủ. “Lắng” nghĩa là chú tâm, tập trung vào một việc, một thứ gì đó. Hai chữ đi cùng nhau: lắng-nghe nghĩa là nghe tập trung. Bạn cần để tâm vào thứ bạn đang nghe để hiểu điều gì đang diễn ra.


Trong đối thoại hằng ngày, không ít lần chúng ta đóng vai trò là người nghe, nhưng chúng ta có thực sự “lắng nghe”?. Nhiều người luôn cho rằng bản thân là người lắng nghe tốt, kì thực, nhìn vào cuộc nói chuyện giữa hai người, thì chúng ta lại là người nói hết phần, còn người bạn tội nghiệp luôn mong chờ được lắng nghe thì chỉ biết gật gù và thỉnh thoảng thở dài ngao ngán. Tôi từng là một trong số đó. Vậy cuối cùng ai là người lắng-nghe, và ai là người cần được-lắng-nghe?.


Bạn có bao giờ gặp trường hợp như tôi không, khi người bạn của tôi đang than ngắn thở dài về chuyện cô đang cảm thấy lo lắng cho công việc mới sắp đảm nhận, cô sợ bản thân không đủ giỏi để đảm nhận vị trí này, cô lo lắng, bất an đến mất ngủ. Cho đến khi không thể nào để cơ thể và tinh thần chịu đựng được tình trạng này nữa, cô đành hẹn tôi ra một quán cafe sau giờ làm việc và bắt đầu kể ra mọi thứ đang xảy ra với cô. Ban đầu, tôi - trong tâm thế một người được bạn mình tin tưởng chia sẻ câu chuyện - ngồi rất ngay ngắn và dồn sự tập trung cho câu chuyện mà bạn mình sắp kể ra. Tôi đã nghe rất chú tâm, thỉnh thoảng còn cố tình thêm vào một cách máy móc những câu tán đồng như: “Ồ, vậy hả?”, “Rồi sao nữa?” hay tạo âm thanh phát ra từ cổ họng “ừ hứ” để cô bạn của tôi yên tâm rằng tôi đang thực sự lắng nghe. Thời điểm đó, tôi cho rằng những biểu hiện bên ngoài kia chính là vũ khí lợi hại khiến tôi tự tin vào kỹ năng lắng nghe của mình, tuy nhiên, có điều khiến tôi không thể ngờ...bao nhiêu đó thôi vẫn chưa đủ.


Bởi vì sau đó, cô bạn tôi bắt đầu kể một cách lặp đi lặp lại những nỗi lo trên và câu chuyện dần đi vào bế tắc. Tôi cảm nhận được bên trong có gì đó hơi khó chịu dấy lên, nhưng tôi không thể ngắt lời bạn mình. Bụng tôi dần nóng ran, cổ họng có gì đó như muốn nghẹn, tâm trí tôi lúc đó như có màng sương mờ phủ quanh, tôi không còn nghe thấy âm thanh phát ra từ miệng của cô bạn nữa, mà thay vào đó, là những dòng suy nghĩ bắt đầu chạy liên tục trong tâm trí, tiếng nói phản biện bắt đầu lên tiếng. Tai tôi trở nên lùng bùng, tuy nhiên, tôi vẫn còn đủ tỉnh táo để “diễn” thật tròn vai trò “người lắng nghe” của mình. Tôi cố chỉnh lại dáng ngồi và tiếp tục gật gật, đôi lúc chen vào vài tiếng “ừ hứ”, tuy nhiên, tôi cảm giác rất rõ gương mặt tôi đang dần căng cứng lại và trở nên sượng. Tim tôi đập thình thịch như chuẩn bị nhảy bungee vậy, miệng tôi cũng khô lại, tôi cố nuốt nước bọt để tự trấn tĩnh mình.


Như chờ đợi khẩu lệnh: “Nhảy” là cả thân thể tôi bắt đầu lao xuống vực, chỉ chờ cô bạn nói xong câu “chốt”, môi tôi cử động ngay lập tức. Và tôi nói như chưa bao giờ được nói, cứ như thể tôi rút hết ruột gan ra để bày tỏ sự đồng cảm của mình dành cho câu chuyện của bạn. Không ai cấm tôi đưa ra lời khuyên cho cô bạn cả, thậm chí cô bạn sẽ rất biết ơn nếu tôi cho cô vài tips để giảm sự lo âu này. Nhưng tôi đã vô tình đi quá giới hạn của một người lắng-nghe, tôi không chỉ đưa cho cô bạn vài giải pháp mà ai cũng dễ dàng tìm thấy trên mạng, tôi còn lấy bản thân làm ví dụ để cho thấy tôi hoàn toàn thấu hiểu bạn. Tôi bắt đầu kể về những nỗi lo đã xảy ra với tôi trong quá khứ, tôi gom hết tất cả những biểu hiện “bệnh lý” khi gặp lo âu để đánh đồng với tình trạng của bạn mình hiện tại. Và bạn biết đấy, việc đem đống “kinh nghiệm” trải dài từ thời tiểu học đến khi trưởng thành là quá trình dài như đường bờ biển của Canada vậy. Ban đầu cô bạn cũng mong muốn được nghe để lấy thêm kinh nghiệm cho bản thân, nhưng “đi nhiều thì cũng mỏi chân”, cô bạn tôi - trong trạng thái mệt mỏi vì thiếu ngủ bắt đầu “chảy” người ra, ngáp ngắn ngáp dài để nghe cho hết chuyến hành trình dài lê thê của tôi. Dĩ nhiên, sau khi được trút hết nỗi lòng, tôi thấy thoải mái vô cùng, nhưng nhìn lại cô bạn tội nghiệp, tôi lại cảm thấy có chút ăn năn vì trông cô không khác gì lúc mới bước vào quán cafe cả, thậm chí tình trạng có vẻ tệ hơn.


Tuy nhiên, lúc đó tôi vẫn chưa nhận ra vấn đề là do đâu. Cho đến một ngày, tôi rơi vào tình trạng tương tự. Sau khi tốt nghiệp Đại học, tôi chán chường, thất vọng với bản thân vì đang thất nghiệp lại vừa đánh mất một cơ hội công việc tốt. Tôi hẹn một người bạn ra cafe và cả hai cùng trò chuyện. Tôi bắt đầu vào tâm thế của một người được-lắng-nghe, kể về tâm trạng của tôi ra sao, tôi thất vọng thế nào về chính mình vân vân và mây mây. Bạn tôi cũng rất sẵn sàng để lắng nghe, cũng như tôi trong lần trò chuyện với cô bạn kia, bạn tôi rất chăm chú và thỉnh thoảng còn...thở dài theo tôi. Lúc đó, tôi hơi bất ngờ vì không biết “Bạn mình đang chán câu chuyện của mình?” hay “Bạn đang đồng cảm với câu chuyện của mình?”. Dù là gì đi chăng nữa thì việc đó với tôi không quan trọng, vì tôi cho rằng mình là nhân vật chính trong buổi trò chuyện này, và bạn tôi chỉ là nhân vật “phụ họa”.


Thế là, sau khi tôi kết thúc câu chuyện bằng một câu: “Mình cảm thấy bế tắc quá”. Bạn tôi ngay lập tức nhảy vào và bắt đầu dẫn tôi đi vào chuyến hành trình “kinh nghiệm” dài vô tận của bạn, tôi cảm giác mình như đang bị kéo lê trên con đường cát của hoang mạc Sahara vậy, đôi chân trần nóng ran dưới ánh Mặt Trời gay gắt, những hạt cát lọt vào kẽ chân ngứa ngáy đến khó chịu, “con đường” không có gió, thỉnh thoảng chỉ có làn hơi nóng đến rát da như cái nóng của Phan Rang. Cơ thể tôi bắt đầu phản ứng lại bằng thái độ khó chịu và gay gắt. Nhưng vì bản tính tôi không muốn làm phiền lòng người khác, đặc biệt lại là người mà tôi đang “nhờ vả”, vậy nên tôi chỉ âm thầm làm điều đó trong tâm chứ không biểu hiện ra ngoài, và dĩ nhiên, bạn tôi mảy may không hề nhận ra.


Tôi chợt nghĩ đến cô bạn tội nghiệp trước đây, giờ thì tôi đã hiểu cảm giác bị tra tấn là thế nào, tôi thấy có lỗi với cô ấy vô cùng. Hóa ra, từ đầu đến cuối, tôi chẳng phải là một người lắng nghe giỏi. Tôi - xuất thân là sinh viên ngành Tâm lý học, dĩ nhiên kỹ năng lắng nghe cũng là một môn tôi được học, trước đây, tôi nghĩ rằng, chỉ cần mình dùng những “công cụ” bên ngoài như gật đầu, nghiêng đầu, tạo ra những âm thanh từ cổ họng, những từ cảm thán...là đã trở thành một người lắng nghe tốt. Tôi nghĩ, cũng chính vì vậy, mà trong suốt quá trình thực tập ở trường, tôi luôn cảm thấy có gì đó khiến mình khi đang theo dõi câu chuyện của thân chủ, đột nhiên bị mất kết nối. Đến giờ tôi mới nhận ra, những công cụ kia chỉ là thứ bổ trợ như thực phẩm chức năng, chỉ hỗ trợ chứ không phải là thuốc có tác dụng chữa trị.



Vậy làm thế nào để trở thành một người lắng nghe tốt?. Vì sao lại cần phải là người lắng nghe tốt?.


Tôi nói là “tốt” chứ chưa phải “giỏi” đâu. Tôi không phải là chuyên gia (vì hiện tôi cũng không theo chuyên ngành mình đã học nữa) nhưng thiết nghĩ, lắng nghe ở mức độ “tốt” cũng đủ dùng trong giao tiếp hằng ngày rồi.


Qua hai câu chuyện mà tôi đã kể cho bạn, tôi tự mình rút ra kết luận rằng: bạn không cần là một chuyên gia, nhưng nhất định bạn phải là một người bao dung. Nghe thì có vẻ to tát, nhưng ý tôi là, bạn chỉ cần lắng-nghe thôi, và hãy đón nhận tất cả những gì xấu - tốt ở người bạn của mình bằng tất cả sự trân trọng và yêu thương, nghe mà không để tâm phán xét. Nếu có dòng suy nghĩ nào hiện ra trong tâm trí bạn, xin hãy lờ nó đi, nên nhớ: bạn chỉ là người quan sát chúng mà thôi. Hãy giữ tâm trí thật tỉnh táo để tập trung vào câu chuyện của người đối diện bạn và đón nhận nó một cách cởi mở nhất. Đó là điều cốt lõi theo quan điểm cá nhân tôi. Đôi khi, người bạn kia chỉ cần có người ngồi cạnh và lắng nghe họ, vậy là đủ.


Và một điều quan trọng nữa, bạn phải là người lắng-nghe-chính-mình, khi bạn đón nhận tất cả những gì đẹp và không đẹp ở bản thân, bạn mới có thể mở lòng và đón nhận người khác. Khi là một người lắng nghe tốt, bạn sẽ có được sự tin tưởng và trân trọng từ những người xung quanh. Ai chẳng muốn được người khác thương yêu và tôn trọng đúng không nào?. Và sẽ càng tuyệt vời hơn, người đó là chính bạn, người đã dành thời gian đọc bài viết này.


Thương mến!


Tác giả: Kim Tuyền


__________________________________

(*) Cuộc thi Viết Để Trưởng Thành được tổ chức định kỳ 03 tháng/lần. Thông tin chi tiết về cuộc thi vui lòng xem tại: http://bit.ly/CuocthiVDTT

(**) Bản quyền bài viết thuộc về A Crazy Mind và cuộc thi Viết Để Trưởng Thành. Mọi đăng tải lại cần trích dẫn nguồn đầy đủ theo cú pháp: “Tên tác giả – Nguồn: A Crazy Mind – Viết Để Trưởng Thành”.



Bạn có thể theo dõi các kênh chính thức của A Crazy Mind tại:

A Crazy Mind: https://www.facebook.com/acrazymindVN/

Viết sáng tạo: https://www.facebook.com/acm.vietsangtao

A Crazy Mind Books - Những trang sách chạm đến tâm hồn: https://www.facebook.com/ACMbook.Healing

BFN Academy - Nghệ thuật chữa lành: https://www.facebook.com/bfn.academy

----

A Crazy Mind – Viết để trưởng thành: http://bit.ly/Group-VDTT

Câu chuyện điên rồ của tôi: https://bit.ly/acm-cauchuyendienro

A Crazy Mind – Hỏi đáp tâm lý: http://bit.ly/Group-HDTL

A Crazy Mind – Mỗi ngày một trang sách: http://bit.ly/ACM-MNMTS

------------

Kênh youtube: https://bit.ly/3bBwaLJ

Kênh spotify: http://bit.ly/ACM-spoti

Kênh instagram: https://www.instagram.com/acrazymindvn/

Bạn có thể theo dõi các kênh chính thức của A Crazy Mind tại:

A Crazy Mind: https://www.facebook.com/acrazymindVN/

Viết sáng tạo: https://www.facebook.com/acm.vietsangtao

A Crazy Mind Books - Những trang sách chạm đến tâm hồn: https://www.facebook.com/ACMbook.Healing

BFN Academy - Nghệ thuật chữa lành: https://www.facebook.com/bfn.academy

----

A Crazy Mind – Viết để trưởng thành: http://bit.ly/Group-VDTT

Câu chuyện điên rồ của tôi: https://bit.ly/acm-cauchuyendienro

A Crazy Mind – Hỏi đáp tâm lý: http://bit.ly/Group-HDTL

A Crazy Mind – Mỗi ngày một trang sách: http://bit.ly/ACM-MNMTS

------------

Kênh youtube: https://bit.ly/3bBwaLJ

Kênh spotify: http://bit.ly/ACM-spoti

Kênh instagram: https://www.instagram.com/acrazymindvn/



Bạn có thể theo dõi các kênh chính thức của A Crazy Mind tại:

A Crazy Mind: https://www.facebook.com/acrazymindVN/

Viết sáng tạo: https://www.facebook.com/acm.vietsangtao

A Crazy Mind Books - Những trang sách chạm đến tâm hồn: https://www.facebook.com/ACMbook.Healing

BFN Academy - Nghệ thuật chữa lành: https://www.facebook.com/bfn.academy

----

A Crazy Mind – Viết để trưởng thành: http://bit.ly/Group-VDTT

Câu chuyện điên rồ của tôi: https://bit.ly/acm-cauchuyendienro

A Crazy Mind – Hỏi đáp tâm lý: http://bit.ly/Group-HDTL

A Crazy Mind – Mỗi ngày một trang sách: http://bit.ly/ACM-MNMTS

------------

Kênh youtube: https://bit.ly/3bBwaLJ

Kênh spotify: http://bit.ly/ACM-spoti

Kênh instagram: https://www.instagram.com/acrazymindvn/


BẢN THẢO