Lệch Lạc Nhận Thức “Dunning – Kruger” Và Những Điều Bạn Chưa Biết

Hiệu ứng Dunning – Kruger là một kiểu lệch lạc nhận thức mà mọi người vẫn tin rằng họ thông minh hơn và có khả năng hơn thực tế. Về cơ bản, những người có kỹ năng kém không có …

Hiệu ứng Dunning – Kruger là một kiểu lệch lạc nhận thức mà mọi người vẫn tin rằng họ thông minh hơn và có khả năng hơn thực tế. Về cơ bản, những người có kỹ năng kém không có những kỹ năng cần thiết để nhận ra sự bất tài của bản thân. Sự kết hợp giữa tự nhận thức kém và khả năng nhận thức thấp khiến họ đánh giá quá cao khả năng của chính họ.

Thuật ngữ này là tên một tên khoa học và giải thích cho một vấn đề mà nhiều người ngay lập tức nhận ra rằng những kẻ ngốc mù quáng với sự ngu ngốc của chính họ. Như Charles Darwin đã viết trong cuốn sách The Descent of Man, “Sự thiếu hiểu biết thường xuyên làm tăng sự tự tin hơn là kiến ​​thức”.

Tổng quan về hiệu ứng Dunning-Kruger

⭑ 𝘱𝘪𝘯𝘵𝘦𝘳𝘦𝘴𝘵 @𝙚𝙧𝙞𝙣𝙭𝙗𝙚𝙖𝙣 ⭑ | Flower aesthetic ...

Hiện tượng này là vấn đề thực tế mà bạn có thể gặp trong cuộc sống hằng ngày, có thể là trên bàn ăn trong một buổi họp mặt gia đình ngày lễ. Trong suốt bữa ăn, một thành viên trong gia đình của bạn bắt đầu nói về một chủ đề từ lâu, mạnh dạn tuyên bố rằng anh ta đúng và ý kiến ​​của mọi người khác là ngu ngốc, không hiểu biết và hoàn toàn sai lầm. Mọi người cũng có thể biết anh ta không biết mình đang nói gì nhưng anh vẫn tiếp tục mà không biết mình đang bộc lộ sự thiếu hiểu biết của bản thân.

Hiệu ứng này được đặt theo tên của hai nhà tâm lý học xã hội lần đầu tiên mô tả nó David Dunning và Justin Kruger. Trong nghiên cứu ban đầu của họ về hiện tượng tâm lý này, họ đã thực hiện một loạt bốn cuộc điều tra.

“Những người đạt tỷ lệ phần trăm thấp nhất trong các bài kiểm tra ngữ pháp, hài hước và tính logic cũng có xu hướng đánh giá quá cao khả năng của trong các bài kiểm tra (điểm kiểm tra thực tế cho thấy họ xếp thứ 62 nhưng họ lại nghĩ rằng mình xếp thứ 12)

Nghiên cứu 

Ví dụ, trong một thí nghiệm, Dunning và Kruger đã yêu cầu 65 người tham gia đánh giá sự hài hước của những trò đùa. Một số người tham gia đặc biệt kém trong việc nhận định những gì người khác sẽ thấy cho là hài hước, nhưng những đối tượng này lại tự nhận mình là những giám khảo hài xuất sắc.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy những người không đủ năng lực không chỉ là những người biểu hiện kém, họ còn không thể đánh giá và nhận ra chính xác chất lượng công việc của chính họ. Đây là lý do tại sao các sinh viên lại có điểm thấp đôi khi lại cho rằng họ xứng đáng có điểm cao hơn. Họ đánh giá quá cao kiến ​​thức và khả năng của mình và không có khả năng nhận ra sự kém cỏi của bản thân.

“Những người thể hiện kém không thể nhận ra kỹ năng và năng lực của người khác, đó là một phần lý do tại sao họ luôn xem bản thân là tốt hơn, có khả năng hơn và hiểu biết hơn những người khác.”

David Dunning viết trong một bài viết cho Pacific Standard: “Trong nhiều trường hợp, sự bất tài không khiến mọi người mất phương hướng, bối rối hoặc đa nghi. Thay vào đó, những người bất tài thường được ban phước với một sự tự tin, phấn chấn bởi những thứ họ cảm thấy giống như kiến thức.”

Hiệu ứng này có thể có tác động sâu sắc đến những gì mọi người tin tưởng, quyết định và hành động của họ. Trong một nghiên cứu, Dunning và Ehrlinger phát hiện ra rằng khi phụ nữ và đàn ông cùng tham gia một bài đánh giá kiến thức khoa học thì phụ nữ đánh giá thấp hiệu suất của họ vì họ tin rằng họ có khả năng suy luận khoa học kém hơn nam giới. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng do kết quả của niềm tin này, những người phụ nữ này có nhiều khả năng từ chối tham gia một cuộc thi khoa học.

Dunning và các đồng nghiệp của ông cũng đã thực hiện các thí nghiệm trong đó có hỏi những người tham gia rằng họ có biết những thuật ngữ liên quan đến đến các chủ đề như chính trị, sinh học, vật lý và địa lý. Bên cạnh những khái niệm được biết đến rộng rãi, họ thêm thắt vào những thuật ngữ hoàn toàn bịa đặt.

Trong một nghiên cứu như vậy, khoảng 90 phần trăm người tham gia khảo sát cho rằng chút hiểu biết về những thuật ngữ mà họ đã bịa ra trước đó. Cũng theo như những những phát hiện khác liên quan đến hiệu ứng Dunning-Kruger, những người tham gia càng cho rằng họ biết rõ về chủ đề nào, họ lại càng cố khẳng định điều đó bằng những thuật ngữ vô nghĩa. Như Dunning đã đề xuất, vấn đề cốt lõi đối với sự thiếu hiểu biết là nó mang lại cảm giác giống như sự am hiểu.

Nguyên nhân của hiệu ứng Dunning-Kruger

Vậy điều gì giải thích cho hiệu ứng tâm lý này? Có phải một số người chỉ đơn giản là quá đần, nói thẳng ra, để biết mình đần như thế nào? Dunning và Kruger cho rằng hiện tượng này bắt nguồn từ những gì họ gọi là “gánh nặng kép”. Con người không chỉ bất tài; sự bất tài còn khiến họ mất khả năng phán đoán để biết mình bất tài.

♡ pinterest | mscarolinesusan | Nhiếp ảnh, Hoa

Những người bất tài có xu hướng:

  • Đánh giá quá cao trình độ của họ.
  • Không nhận ra kỹ năng và chuyên môn thực sự của người khác
  • Không nhận ra sai lầm của mình và thiếu kỹ năng

Dunning đã chỉ ra rằng chính kiến ​​thức và kỹ năng cần thiết để giỏi trong một lĩnh vực là những phẩm chất cần thiết mà một người cần để biết họ không giỏi trong lĩnh vực đó. Vì vậy, nếu một người thiếu những kỹ năng đó, họ không chỉ tệ trong lĩnh vực đó, mà còn không biết gì về sự bất lực của chính họ.

Không có khả năng nhận ra mình thiếu kỹ năng và sai lầm

Dunning cho rằng sự thiếu hụt trong kỹ năng và chuyên môn tạo ra một vấn đề hai mặt. Đầu tiên, những thiếu hụt này khiến mọi người hoạt động không hiệu quả trong lĩnh vực mà họ không đủ năng lực. Thứ hai, kiến ​​thức sai lầm và thiếu sót của họ khiến họ không thể nhận ra sai lầm của mình.


Thiếu sự đánh giá con người  

Hiệu ứng Dunning-Kruger cũng liên quan đến những khó khăn với việc đánh giá con người, hay khả năng nhìn lại và xem xét hành vi, khả năng của một người từ góc độ khách quan. Mọi người thường chỉ có thể đánh giá bản thân từ quan điểm chủ quan của bản thân. Từ quan điểm hạn chế này, họ tự thấy mình có tay nghề cao, hiểu biết và vượt trội so với những người khác. Bởi vì điều này, đôi khi mọi người đấu tranh để có cái nhìn thực tế hơn về khả năng của chính họ.

Một chút kiến ​​thức có thể dẫn đến sự tự tin thái quá

p i n t e r e s t: flowerchild_04 | Flower aesthetic, Flower ...

Một yếu tố khác của hiệu ứng là đôi khi một chút kiến ​​thức nhỏ về một chủ đề có thể khiến mọi người lầm tưởng rằng họ biết tất cả những gì cần biết về nó. Như người xưa vẫn nói, một chút kiến ​​thức có thể là một điều nguy hiểm. Một người có thể có chút nhận thức cơ bản nhất về một chủ đề, nhưng theo hiệu ứng Dunning-Kruger, họ tin rằng mình là một chuyên gia.

Các yếu tố khác có thể tạo ra hiệu ứng này bao gồm việc sử dụng phương pháp phỏng đoán hoặc các lối tắt tinh thần cho phép chúng ta đưa ra quyết định nhanh chóng và xu hướng tìm kiếm các mẫu ngay cả khi không tồn tại. Tâm trí của chúng ta được định hướng để cố gắng hiểu ý nghĩa của các thông tin khác nhau mà chúng ta xử lý hàng ngày. Khi chúng ta cố gắng vượt qua sự nhầm lẫn và diễn giải các khả năng và hiệu suất của chính chúng ta trong thế giới cá nhân của chúng ta, có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi thỉnh thoảng chúng ta thất bại hoàn toàn để đánh giá chính xác chúng ta làm tốt như thế nào.


Ai bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng Dunning-Kruger?

Vậy hiệu ứng Dunning-Kruger ảnh hưởng đến những người nào? Thật không may, tất cả chúng ta đều bị ảnh hưởng. Điều này là bởi vì cho dù chúng ta có hiểu biết và có kinh nghiệm như thế nào thì có những lĩnh vực chúng ta không có đủ kiến thức và hiểu biết về nó. Bạn có thể thông minh và có kỹ năng trong nhiều lĩnh vực, nhưng không ai là giỏi tất cả mọi thứ.

Thực tế là tất cả mọi người đều dễ bị cuốn theo hiện tượng này, và trên thực tế, hầu hết chúng ta có thể mắc phải hiệu ứng này với mức độ thường xuyên đáng ngạc nhiên. Những người là chuyên gia thực sự trong một lĩnh vực có thể lầm tưởng rằng họ cũng giỏi trong một lĩnh vực khác ít quen thuộc hơn. Chẳng hạn, một nhà khoa học lỗi lạc, có thể là một nhà văn dở tệ. Để nhà khoa học nhận ra mình thiếu kỹ năng thì họ phải có kiến thức tốt như về ngữ pháp hay bố cục. Bởi vì nếu thiếu những kiến thức đó, nhà khoa học trong ví dụ trên có thể không biết rằng tác phẩm của mình dở đến như nào.

“Hiệu ứng Dunning-Kruger không có nghĩa là kém thông minh. Khi nhận thức về thuật ngữ này tăng lên, việc sử dụng sai từ đồng nghĩa với từ “ngu ngốc” cũng đã tăng lên. Rốt cuộc, rất dễ để đánh giá người khác và tin rằng mình không giống như vậy.”

Vậy nếu những người bất tài có xu hướng nghĩ rằng mình là chuyên gia, thì các chuyên gia chân chính nghĩ gì về khả năng của chính họ? Dunning và Kruger nhận thấy rằng những người ở cấp cao của phổ năng lực đã nắm giữ những quan điểm thực tế hơn về kiến ​​thức và khả năng của chính họ. Tuy nhiên, những chuyên gia này thực sự có xu hướng đánh giá thấp khả năng của chính họ so với người khác.

Về cơ bản, những cá nhân ghi điểm hàng đầu này biết rằng họ tốt hơn mức trung bình, nhưng họ không thực sự tin vào khả năng của bản thân so với những người khác. Vấn đề trong trường hợp này không phải là các chuyên gia không biết họ giỏi như thế nào mà họ có xu hướng tin rằng mọi người khác cũng có kiến ​​thức.


Có cách nào để khắc phục hiệu ứng Dunning-Kruger không?

Vậy có cách nào có thể giảm thiểu hiện tượng này? Liệu có cách nào để người bất tài nhận ra khả năng thực sự của họ? Dunning cho rằng “Chúng tôi là tất cả những cỗ máy mang theo những niềm tin lệch lạc. Mặc dù tất cả chúng ta đều rất dễ gặp phải hiệu ứng Dunning-Kruger, nhưng tìm hiểu thêm về cách thức hoạt động của tâm trí và những sai lầm mà tất cả chúng ta dễ mắc phải có thể là một bước để khắc phục những hiện tượng như vậy

Dunning và Kruger cho rằng khi kiến thức về môt chủ đề tăng lên thì mọi người thường bớt tự tin hơn,  Khi mọi người tìm hiểu thêm về chủ đề quan tâm, họ bắt đầu nhận ra sự thiếu hiểu biết và khả năng của chính họ. Sau đó, khi mọi người có được nhiều thông tin hơn và thực sự trở thành chuyên gia về một chủ đề, mức độ tự tin của họ bắt đầu cải thiện một lần nữa.

Vậy bạn có thể làm gì để có được đánh giá thực tế hơn về khả năng của chính mình trong một lĩnh vực cụ thể nếu bạn không chắc chắn bạn có thể tin tưởng vào sự tự đánh giá của chính mình?

✿ pinterest || stressedflower ✿ | Vintage flowers, Flowers ...

Hãy tiếp tục học tập và rèn luyện. Thay vì cho rằng bạn biết tất cả những gì cần biết về một chủ đề, hãy tiếp tục đào sâu hơn. Một khi bạn có được kiến ​​thức rộng hơn về một chủ đề, bạn dễ nhận ra vẫn còn nhiều thứ để học. Điều này có thể chống lại xu hướng giả định bạn là một chuyên gia, ngay cả khi bạn không phải.

Hỏi người khác về tiến độ của bạn. Một chiến lược hiệu quả khác là yêu cầu những người khác đưa ra những chỉ trích mang tính xây dựng. Mặc dù đôi khi có thể khó nghe nhưng những phản hồi như vậy có thể cung cấp những hiểu biết có giá trị về cách người khác nhìn nhận khả năng của bạn.

Hỏi những gì bạn biết. Ngay cả khi bạn tìm hiểu thêm và nhận phản hồi, có thể dễ dàng chỉ chú ý đến những điều xác nhận những gì bạn nghĩ rằng bạn đã biết. Đây là một ví dụ về một kiểu thiên vị tâm lý khác được gọi là xu hướng xác nhận. Để giảm thiểu xu hướng này, hãy tiếp tục thử thách niềm tin và kỳ vọng của bạn. Tìm kiếm thông tin thách thức ý tưởng của bạn.

Đôi lời từ Verywell

Hiệu ứng Dunning-Kruger là một trong nhiều khuynh hướng nhận thức có thể ảnh hưởng đến hành vi và quyết định của bạn, từ thực tế đến thay đổi cuộc sống. Mặc dù có thể dễ dàng nhận ra hiện tượng này ở người khác, nhưng điều quan trọng cần nhớ là nó là thứ tác động đến tất cả mọi người. Bằng cách hiểu các nguyên nhân cơ bản của sự thiên vị tâm lý này, bạn có thể nhận ra những hiện tượng này trong chính mình và tìm cách khắc phục chúng.

Dịch: Tú Anh

Biên tập: Linh Vũ

Minh họa: pinterest; Tumblr

Nguồn: https://www.verywellmind.com/an-overview-of-the-dunning-kruger-effect-4160740

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan