Liệu Bạn Có Đang Hẹn Hò Với Một Kẻ Rối Loạn Nhân Cách Ái Kỷ?

Các dấu hiệu cho thấy bạn đang hẹn hò với một người ái kỷ. Nhiều người phải tìm đến tham vấn tâm lý bởi vì họ đang cố gắng phục hồi từ mối quan hệ với một người ái kỷ. …
Các dấu hiệu cho thấy bạn đang hẹn hò với một người ái kỷ.
Nhiều người phải tìm đến tham vấn tâm lý bởi vì họ đang cố gắng phục hồi từ mối quan hệ với một người ái kỷ. Sau khi dành một lượng thời gian đáng kể để lắp ráp lại ý thức mơ hồ về bản thân, việc một người sợ đắm chìm vào tình yêu một lần nữa là điều rất dễ xảy ra. Đáng buồn thay, khả năng bạn sẽ gặp phải một người mắc chứng ái kỷ là rất lớn. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể bảo vệ bản thân, bằng những dấu hiệu nhận biết. 
Ban đầu, một người ái kỷ rất thành thạo trong việc tạo ra một hình ảnh của chính mình rất khác với thực tế. Thông thường, chỉ sau khi một người dồn hết tâm ý vào mối quan hệ, người ái kỷ mới từ từ thể hiện bản chất thực sự của mình. Tuy nhiên, lúc này đã quá muộn. Một suy nghĩ ăn sâu vào tiềm thức của bạn rằng chính mình là nguồn cơn của mọi rắc rối, chứ không phải là kẻ ái kỷ kia sẽ khiến bạn bị mắc kẹt trong mớ hỗn độn.
Vậy, làm thế nào một người có thể nhìn xuyên thấu bộ mặt thật của một kẻ ái kỷ để không rơi vào lưới tình của họ? Tám dấu hiệu sau đây có thể giúp bạn nhận ra một người ái kỷ trước khi bạn quyết định bước vào một mối quan hệ nghiêm túc. Khi xem xét những điểm này, cố gắng không vội vàng phán xét hoặc nhìn nhận vấn đề một cách quá cứng nhắc. Thay vào đó, hãy cân nhắc những điều quan trọng sau đây. Đây là những điều có thể giúp bạn khám phá ra những nét tính cách đặc trưng có thể đem đến rắc rối cho bạn trong tương lai. 
1. Các hành động của một người không ăn khớp với lời nói của chính họ. 
Ví dụ, một người khoe khoang về việc hiểu biết về tài chính, nhưng hai tuần sau lại cần phải vay tiền, hoặc người đó khoe khoang rằng rất yêu thích trẻ con, nhưng sau đó lại đối xử nhẫn tâm với một đứa trẻ. Rất dễ dàng để bào chữa cho những kiểu hành vi như thế này, có thể là do người đó có một ngày thật tồi tệ, hoặc chỉ là một sự cố hi hữu mà thôi. Những người ái kỷ thường thiếu khả năng tự nhận thức, vì vậy họ không nhận ra sự mất kết nối giữa nhận thức bản thân và hành vi thực tế của họ.
2. Anh ấy/cô ấy quá giỏi trong việc học. 
Ghim trên ảnh tạp
Một người khao khát được yêu thích và được chấp nhận là điều bình thường, nhưng đôi khi một người ái kỷ cần phải được coi là “tuyệt vời”. Thông thường, anh ấy/cô ấy thích trở thành trung tâm của sự chú ý và muốn được nắm tầm kiểm soát các tình huống xã hội. Chúng giúp những kẻ ái kỷ hài lòng về bản thân và thu hút sự tò mò của những người khác về họ.
3. Cách ứng xử của người ấy dao động từ tốt đẹp đến thờ ơ. Nếu một người bắt đầu phản kháng sự thao túng của người tự ái, thì kẻ đó có thể rơi vào trạng thái tốt đẹp đến khó tin. Điều này có thể khiến ta đi chệch ra một chút so với vòng kiểm soát của kẻ ái kỷ . Đồng thời, điều này cũng một lần nữa buộc người bị hại lại trong mối quan hệ đó, bởi người đó dường như lại một lần nữa cảm nhận được giá trị của mình, sau một thời gian chịu đựng sự kém cỏi do bị thao túng. 
4. Mong muốn được nhận xét là sâu sắc.Thông thường, một người ái kỷ rất muốn người khác khen mình là con người sâu sắc, vì vậy, việc phô trương niềm đam mê, sở thích và mối quan hệ của họ có ý nghĩa hơn những người khác là một điều phổ biến. Ví dụ, một người ái kỷ có thể chi 800 đô la cho một vé buổi hòa nhạc để thể hiện niềm đam mê âm nhạc của mình, từ đó, trông họ có vẻ như vượt trội so với những người khác.
5. Không ngừng “ném đá sau lưng” người khác. Thỉnh thoảng, việc bộc bạch với một người bạn tâm giao là điều lành mạnh và cần thiết. Tuy nhiên, một kẻ ái kỷ liên tục nói xấu bạn bè và gia đình khi họ không có mặt. Anh ấy hoặc cô ấy nắm bắt cơ hội trước “người hâm mộ” để bàn tán về một người. Làm chệch hướng và phóng chiếu là một số cơ chế phòng thủ được sử dụng khi người ái kỷ cố gắng làm mất uy tín của người mà anh ta hoặc cô ta ghen tị.
Pin on 우유
6. Đưa ra những nhận xét mang tính tiêu cực. Một người tự ái thường xuyên ngụy trang lời móc mỉa bằng một lời khen hoặc một trò đùa. Tuy nhiên, những bình luận này vẫn sẽ luôn tồn tại âm ỉ trong đầu người nghe, trong một thời gian dài. Một ví dụ là “bạn có thể rất thành công nếu bạn có tổ chức hơn.” Những câu nói châm chọc kiểu này là cách một kẻ ái kỷ ăn mòn lòng tự trọng của đối phương. Bằng cách làm cho ai đó cảm thấy nhỏ bé, họ cảm thấy có vai vế hơn. Nhiều nhà trị liệu tâm lý coi đây là nhận dạng phóng chiếu (Nhận dạng phóng chiếu là một ảo mộng vô thức trong đó các khía cạnh của bản thân hoặc một đối tượng bên trong được tách ra và quy cho một đối tượng bên ngoài.
7. Một kẻ ái kỷ thường xuyên mang lập trường nạn nhân. Họ hành động như thể các khía cạnh trong cuộc sống của anh ấy hoặc cô ấy khó khăn hơn bất kỳ ai khác, và điều đó khiến họ dễ dàng thu hút sự cảm thông. Nếu một người đang phải chịu cảnh nghe các câu chuyện “làm xúc động lòng người”, họ có thể đang nói chuyện với kẻ ái kỷ .
8. Những bất đồng nhỏ thường biến thành những xung đột nghiêm trọng. 
Reaction━ ᵍⁱʳˡᵍʳᵒᵘᵖᵉ | Peach aesthetic, Pink ...

Thông thường một người ái kỷ không thể chịu trách nhiệm chính xác cho hành vi của mình, và làm sai lệch tình huống để đổ lỗi cho người khác. Bằng cách vô thức thay đổi phiên bản hiện thực của mình, người ái kỷ nhận mình là nạn nhân và đối phương là nhân vật phản diện. Bởi vì sự tương tác được nhìn nhận qua một lăng kính bị bóp méo, người tự ái buộc tội người khác đã làm những gì chính họ đang làm. Ví dụ, một người ái kỷ thường sẽ đả kích người bên cạnh mình vì cho rằng người đó mới là kẻ ái kỷ.

Nếu một người nhận ra những khuynh hướng lạm dụng cảm xúc này, người đó có thể hy vọng rằng người ái kỷ đó có thể sẽ thay đổi được. Thật không may, do người ái kỷ thiếu hiểu biết, không có khả năng nhìn nhận trách nhiệm của bản thân thông qua lăng kính thực tại bị bóp méo, anh ta hoặc cô ta khó có thể tiến bộ và trưởng thành. Đầu tư và việc thay đổi bản chất của kẻ tự ái có thể là một điều vô ích.

Việc xem xét những dấu hiệu cảnh báo này là thật sự cần thiết. Lắng nghe trực giác của bạn là rất quan trọng, bởi vì một người tự ái có thể không thể hiện màu sắc thực sự của mình cho đến khi người khác đặt niềm tin vào họ. Một khi người ái kỷ có được sự tin tưởng hoàn toàn từ đối phương, họ có thể từ từ thể hiện xu hướng lạm dụng tình cảm, nhưng đến lúc này thì có lẽ đã quá muộn. Người hẹn hò với người tự ái có thể cố gắng hết sức  để duy trì mối quan hệ, vì vậy anh ta hoặc cô ta xin lỗi, hợp lý hóa, hủy bỏ ranh giới, hy sinh và xoa dịu. Người ái kỷ lợi dụng sự vị tha này và đòi hỏi nhiều hơn và cho đi càng ít hơn cho đến khi anh ta hoặc cô ta gần như hoàn toàn nắm quyền kiểm soát. Vì vậy, cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng trước khi bắt đầu một mối quan hệ. Việc kết thúc mối quan hệ trước khi nó gây ra quá nhiều thiệt hại có thể là một cách giải quyết tốt.

Dịch: Hoàng Anh

Biên tập: Ngọc

Minh họa: Photo by Yousef Espanioly on Unsplash; Internet

Nguồn: https://www.healthline.com/health/mental-health/am-i-dating-a-narcissist 

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan