Liệu Có Tồn Tại Một Mối Liên Hệ Nào Giữa Trầm Cảm Và Sáng Tạo?

ự sáng tạo hoàn toàn không bị trầm cảm, nhưng nếu so sánh thì họ chưa chắc đã nhận được nhiều sự chú ý như một nhà văn tự sát bằng khí lò trong lúc con cái đang ở phòng …

ự sáng tạo hoàn toàn không bị trầm cảm, nhưng nếu so sánh thì họ chưa chắc đã nhận được nhiều sự chú ý như một nhà văn tự sát bằng khí lò trong lúc con cái đang ở phòng bên cạnh (Sylvie Plath).

Điều này có nghĩa là, các nghiên cứu đều chỉ ra một thực tế: Người giàu tính sáng tạo có thể dễ phải chịu ảnh hưởng của trầm cảm hơn.

“Các nghiên cứu xoay quanh bệnh trầm cảm của những người có khả năng sáng tạo cho thấy, so với phần còn lại của dân số nói chung, tỷ lệ tự sát của họ cao hơn 18 lần, khả năng bị trầm cảm cao hơn 10 lần và mắc rối loạn lưỡng cực cao hơn 20 lần.”

Nhưng sự sáng tạo có gây ra chứng trầm cảm?

Có lẽ là không.

Một vài nghiên cứu đáng chú ý cho thấy một điều thú vị là, bản thân sự sáng tạo không gây ra trầm cảm. Nhưng các triệu chứng dẫn tới trầm cảm cũng đồng thời có thể hướng con người đến sự sáng tạo.

Để có được những ý tưởng mới lạ hay các giải pháp thú vị, chúng ta cần suy nghĩ rất nhiều.  Việc lặp đi lặp lại thứ gì đó trong tâm trí có thể được gọi là “sự trầm tư”, và “sự trầm tư” sẽ dẫn đến trầm cảm nếu như có cả sự xuất hiện của những suy nghĩ tiêu cực hay tự chỉ trích bản thân.

Vậy, đối với một người hay suy nghĩ, chính điều khiến họ dễ tiếp cận tới sự đột phá cũng có thể là điều đem họ lại gần hơn với trầm cảm.

Trầm cảm có đem lại sự sáng tạo không?

Điều ngược lại có đúng không? Liệu chúng ta có phải trở nên trầm mặc mới thì mới có khả năng tạo ra những điều mới mẻ?

Sự trầm tư, như đã nói ở trên, có liên quan đến trầm cảm. Dần dần theo thời gian, việc trầm tư suy nghĩ có thể dẫn tới sự khai sáng, hoặc đặt hồi kết cho trầm cảm. Cả cảm giác nhẹ nhõm khi cơn trầm cảm qua đi cũng như phấn khích về kiến thức mới nghiệm được có thể tạo ra một nguồn năng lượng lớn – đây mới chính là nguyên nhân của sự sáng tạo chứ không phải trầm cảm.

Trên thực tế, một nghiên cứu khác cho thấy nguyên lý này cũng áp dụng cho trường hợp ai đó cảm thấy sáng tạo hơn khi họ vui vẻ nhận một món quà. Một cú hích nhẹ nhàng vào tâm trạng dường như khiến tâm trí của chúng ta mở rộng cánh cửa đón chào sự sáng tạo hơn, không cần biết chúng ta phải trải qua sự trầm cảm để có được cú hích đó hay một điều tích cực nào đó đã tạo nên nó.

Thế nên là, đúng vậy, trầm cảm và sáng tạo có liên hệ mật thiết, nhưng không cái nào tạo ra cái còn lại cả.

Liệu sự sáng tạo có thể giúp gì trong lúc bạn bị trầm cảm?

Nhiều liệu pháp tâm lý hiện nay xuất hiện chỉ đơn giản là để biến sự sáng tạo thành thuốc bổ cho sức khỏe tâm thần. Liệu pháp nghệ thuật và liệu pháp nhảy/múa sử dụng sự sáng tạo để giúp người bệnh nắm bắt và xử lý những cảm xúc hay trải nghiệm mà họ không thể diễn tả được bằng lời nói.

Viết lách cũng là một cách rất tốt để xử lý những chất liệu sáng tạo nằm ở tầng bậc vô thức.

“Nhà văn là những người có cơ hội tự chữa lành bản thân mỗi ngày đối với các vấn đề sức khỏe tinh thần của mình” – Kurt Vonnegut nói. Và một khảo sát gần đây cũng đưa ra kết quả là 10% nhà văn được phỏng vấn cho biết họ thấy việc viết lách có hiệu quả về mặt trị liệu.

Sự sáng tạo thường liên quan tới việc tạo ra thứ gì đó. Khi thực hiện nó như một hoạt động thường nhật, như đan lát, làm nhạc hay thiết kế, chúng ta đã hướng sự chú ý  của mình ra khỏi những suy nghĩ của bản thân, và điều này làm ngừng sự trầm tư lại. Một nghiên cứu tiến hành trên hơn 700 sinh viên cho thấy sự cải thiện trong cảm xúc khi họ thực hành một hoạt động sáng tạo nào đó.

Làm sao để có thể sử dụng sự sáng tạo nhằm cải thiện chứng trầm cảm?

Hãy viết ra: Nhiều người thấy việc ghi chép là một hoạt động cực kỳ hữu ích trong quá trình cân bằng tâm trạng. Nếu cảm thấy quá ngượng để có thể tự viết về mình, hãy thử biến bản thân thành một nhân vật và viết kịch bản cho nhân vật đó.

Vẽ bậy: Hãy ngồi xuống với mục tiêu là vẽ hay tô màu theo cách tệ nhất bạn có thể (không cần phải cho ai xem cả) và để bản thân thực hiện một cách tự do, thoải mái. Không chỉ giúp giải tỏa một số cảm xúc, bạn còn có thể tạm rời bỏ suy nghĩ phải trở nên hoàn hảo – điều này sẽ giúp bạn tự tin vào bản thân hơn.

Nhảy múa mà không có ai nhìn thấy: Vận động đã được chứng minh là có tác dụng cải thiện tâm trạng, và giúp bùng nổ năng lượng sáng tạo. Không tin sao? Đóng cửa lại, nhảy múa theo cách của bạn trong 15 phút theo điệu nhạc ưa thích, và tự rút ra kết luận nhé.

Thử điều gì đó mới lạ: Bạn không cần phải trở thành một nghệ sĩ để có thể sáng tạo. Có thể đơn giản chỉ là tạo ra một bản nhạc bằng ứng dụng, học cách đan len, hay nấu ăn không cần công thức. Hãy nhớ rằng, những khoảnh khắc đem lại sự mới mẻ mỗi ngày sẽ giúp tâm trạng bạn cải thiện rất nhiều.

Chúng ta có thể rút ra được điều gì về mối liên hệ giữa trầm cảm và sáng tạo?

Vào thời của Aristotle và sau đó, sự u sầu, hay những gì mà ngày nay chúng ta gọi là trầm cảm, không bị coi như một điều xấu. Nó từng được xem như là mặt khác của một món quà, món quà của sự sáng tạo và tài năng thiên bẩm; một điều không thể thiếu của sự vĩ đại.

Thế nhưng ngày nay, trầm cảm (một từ thua xa về sự lãng mạn so với “u sầu”) lại bị coi là một “căn bệnh” mà con người “hứng chịu”. Và, mặc cho những tiến bộ gần đây, vẫn còn nhiều quan điểm thể hiện thái độ tiêu cực, kỳ thị đối với những người bị trầm cảm.

Thế giới sẽ trở nên như thế nào nếu chúng ta ngừng việc phán xét ai đó vì họ đang buồn khổ? Việc trải nghiệm cảm xúc tiêu cực sẽ khác thế nào nếu ta không còn gắn nó với cảm giác hổ thẹn? Và liệu sẽ có bao nhiêu nghệ sĩ tài năng vẫn còn ở bên chúng ta nếu như họ không phải mặc cảm vì món quà của sự suy nghĩ và trải nghiệm sâu sắc?

Dịch: #Zealous

Biên tập: Lyo Kiu

Minh họa: Mee

Nguồn: https://www.harleytherapy.co.uk 

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan