Liệu luyện tập nhiều môn thể thao có tạo nên các nhà vô địch?

Bạn muốn con mình trở thành vận động viên Olympic chứ? Hãy giảm cường độ tập luyện cả năm và bớt chế độ dinh dưỡng đi.





Bạn muốn con mình trở thành vận động viên Olympic chứ? Hãy giảm cường độ tập luyện cả năm và bớt chế độ dinh dưỡng đi.


Dù các tuyển thủ trẻ thể hiện được tiềm năng lớn trong bộ môn bơi lội, trượt ván, karate hay những bộ môn thể thao chuyên khác, họ có thể vượt qua được vận động viên trưởng thành nếu được tiếp cận và luyện tập đa dạng các môn thể thao, chơi những trò chơi tự phát cùng bạn bè.


“Phải làm gì để đạt được hiệu suất xuất sắc nhất?” Arne Güllich (Đại học Công nghệ Kaiserslautern) và đồng nghiệp đã đặt câu hỏi trong một nghiên cứu được xuất bản ở tạp chí Viễn cảnh về Khoa Học Tâm Lý.


Để làm rõ điều này, họ đã thực hiện phân tích tổng hợp 447 hệ số ảnh hưởng từ 51 nghiên cứu liên quan đến 6.096 vận động viên, bao gồm 772 người thuộc hàng ngũ đứng đầu thế giới. Tư liệu tập trung các loại hoạt động mà vận động viên có phong độ cao thực hiện trong thời gian phát triển của họ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra cách để đề cao các vận động viên xuất sắc: luyện tập cường độ cao theo chuyên môn hay luyện tập nhiều bộ môn khác nhau.


Họ kết luận rằng, để tìm ra các vận động viên thế giới đi theo quỹ đạo sự nghiệp từ nhỏ là rất khó; ví dụ như Nadia Comăneci, người Rumani, chơi môn thể dục dụng cụ, từng luyện tập hàng tiếng đồng hồ một ngày từ lúc 7 tuổi và chiến thắng 3 huy chương vàng Olympic ở tuổi 14, hay ngôi sao tennis người Mỹ, Venus và Serena Williams, cả hai đều bắt đầu chơi từ lúc 3 tuổi và đoạt giải Grand Slam ở tuổi 17. Bên cạnh đó, có những quỹ đạo chúng ta thường gặp lại giống như Roger Federer và Wayne Gretzky, từng chơi rất nhiều môn thể thao từ thời thơ ấu đến thanh thiếu niên thay vì chỉ luyện mỗi tennis hay khúc côn cầu lúc nhỏ.


Điều này cũng song song xuất hiện trong khoa học, các nhà nghiên cứu cho biết. Họ cũng cho thấy “Những người đoạt giải Nobel đều có kinh nghiệm trong nhiều nghiên cứu hay công việc khác nhau và chậm bắt đầu hơn những người thắng giải cấp quốc gia.” “Những phát hiện này cho thấy, việc rèn luyện nhiều môn khác nhau có liên kết với việc rèn luyện theo bộ môn chuyên từ ban đầu, nhưng nó ổn định hơn khi phát triển lâu dài để đạt ưu tú.”


Trở thành người giỏi nhất


Trong bảng tổng phân tích của họ, Güllich và đồng nghiệp đã đánh giá 51 nghiên cứu được báo cáo từ năm 1998 đến 2018. Các vận động viên (68% là nam tính, 32% là nữ tính) đã đại diện 15 quốc gia và cùng tham dự hàng loạt các môn thể thao khác nhau dành cho cả cá nhân và tập thể, bao gồm các môn thi đấu trong thế vận hội Olympic. Gần ba phần năm (59%) là vận động viên “trẻ tuổi” thi đấu trong các cuộc thi dành cho thanh thiếu niên và 41% là các vận động viên “lớn tuổi” - chủ yếu ở độ tuổi hơn 20 và 30.


Phân tích của các nhà nghiên cứu tập trung vào hai câu hỏi: “Đầu tiên, việc tăng mạnh luyện tập từ nhỏ có thể tiên đoán sự thành công khi trưởng thành không? Thứ hai, môn thể thao nào và khối lượng mỗi môn thể thao các vận động viên ưu tú phải thực hiện trong quá trình đạt được thành tựu xuất sắc là bao nhiêu?”


Tóm lại, các vận động viên dù đạt được thành tựu cao hay thấp đều bắt đầu chơi môn thể thao chuyên của họ ở cùng độ tuổi, Güllich và đồng nghiệp cho biết. Tuy nhiên, kết quả trên không tồn tại đối với hai mô hình đối lập này: Đối với vận động viên trẻ tuổi, phong độ ưu tú gắn liền với sự bắt đầu từ sớm; đối với vận động viên cao tuổi hơn, phong độ ưu tú gắn liền với sự bắt đầu muộn.


Thêm vào đó, vận động viên trưởng thành (cấp thế giới) - giỏi nhất trong những người giỏi - không chỉ bắt đầu môn chuyên của họ muộn hơn nhiều so với những bản sao đối chiếu thuộc cấp quốc gia, mà còn luyện tập ít hơn trong suốt sự nghiệp của họ.


Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy mô hình đối lập tương tự: các vận động viên chạm đến mốc năng lực nhất định theo độ tuổi, ví dụ như những người tham gia giải vô địch quốc gia. Các vận động viên trẻ tuổi đứng đầu chạm mốc sớm hơn những người đứng đầu lớn tuổi hơn.


Hơn nữa, mặc dù các vận động viên đạt được phong độ xuất sắc nhờ việc tích luỹ luyện tập đáng kể cho môn thể thao chuyên, lượng luyện tập của vận động viên trẻ có thể dùng để tiên đoán phong độ của họ dễ hơn so với các vận động viên lớn tuổi hơn.


Vậy còn những người tham gia trong các môn thể thao khác? Ở đây, các tài liệu cũng chỉ ra những lợi ích quan trọng cho việc đa dạng hoá.


“Những người trưởng thành đứng ở cấp độ thế giới, được huấn luyện trong các môn thể thao khác nhiều hơn bộ môn chính của họ, ở độ tuổi nhỏ/ thanh thiếu niên,” Güllich và đồng nghiệp đã viết. “Những vận động viên trưởng thành thuộc cấp độ thế giới bắt đầu môn thể thao chuyên sớm là ngoại lệ, không phải quy luật.”


Các nhà nghiên cứu tin rằng những gì họ tìm ra, để đạt được sự thực dụng cho các tổ chức thể thao, những câu lạc bộ thể thao địa phương, trường học và học viện thể thao trẻ cao cấp, là vẫn còn rất xa. Những tổ chức này “làm lựa chọn”, Güllich và đồng nghiệp đã viết, “củng cố sự tốc tiến thành công của lớp trẻ, đánh đổi với thành công lâu dài khi trưởng thành hoặc tạo điều kiện phát triển lâu dài cho người trưởng thành, thay vì cố đạt phong độ xuất sắc khi còn nhỏ.”


Họ đều hiểu điều này, tuy nhiên, câu hỏi tại sao luyện tập nhiều môn thể thao khi còn nhỏ, sẽ giúp ích cho một môn thể thao nhất định lúc trưởng thành, vẫn còn tồn tại. Họ đưa ra ba giả thiết tương quan.


Trong giả thiết ổn định, việc tham gia nhiều môn thể thao ở độ tuổi thơ ấu và thanh thiếu niên sẽ giảm thiểu rủi ro mệt mỏi quá sức hay thương tích do hoạt động quá độ. Các vận động viên gặp quá những rủi ro này có khả năng đạt được cấp bậc thế giới khi trưởng thành.


Trong giả thiết lấy mẫu đa dạng và ghép đôi hoạt động, việc trải nghiệm nhiều bộ môn thể thao sẽ gia tăng khả năng phát hiện tiềm năng trong các môn thể thao vận động viên lựa chọn.


Và với giả thuyết chuyển đổi để chuẩn bị học hỏi trong tương lai, việc tham khảo đa dạng từ sớm sẽ tạo điều kiện cho việc học hỏi kỹ năng đặc biệt và cải tiến trong một lĩnh vực.


----------------------------------

Biên dịch: SweetIvy

Biên tập: Rabbie

Ảnh: https://www.pexels.com/search/sport/

Nguồn: https://www.psychologicalscience.org/publications/observer/obsonline/2021-july-champion-athletes.html 

BẢN THẢO
Bài viết liên quan