Liệu Quá Khứ Có Đang Kiểm Soát Cuộc Đời Chúng Ta Hay Không?

Những cách mà chúng ta hồi tưởng thay vì sống cuộc đời của mình là gì?Hầu hết chúng ta đều có một trong hai cách thức đối phó với quá khứ. Một số người trong chúng ta cố gắng vùi …

Những cách mà chúng ta hồi tưởng thay vì sống cuộc đời của mình là gì?
Hầu hết chúng ta đều có một trong hai cách thức đối phó với quá khứ. Một số người trong chúng ta cố gắng vùi lấp nó đi. Thái độ của chúng ta là bất kể chuyện gì đã xảy ra, chúng ta cũng không thể thay đối nó được nữa, vì thế tốt nhất là cứ để nó trôi qua. Đối với một số khác, họ dường như mắc kẹt trong lịch sử [quá khứ] của họ. Chúng ta bị kích động sâu sắc bởi những kỉ niệm hoặc bị trở nên quá tải bởi các cảm xúc cũ. Chúng ta vật lộn trong việc quên đi quá khứ. Nghiên cứu ngày nay cho thấy không có cái nào trong hai thái độ này sẽ giúp chúng ta thích nghi hoàn toàn hay có lợi cho sự phát triển cá nhân của mình. Mặc dù các cách tiếp cận với quá khứ có vẻ hoàn toàn trái ngược nhau, nhưng chúng thực sự đều dẫn đến hậu quả cuối cùng như nhau. Nếu tránh đối mặt với quá khứ, chúng ta thường thất bại trong việc nhận ra nhiều – thường khá hạn chế – cách hành xử ảnh hưởng đến hiện tại của mình. Mặt khác, nếu quá đồng nhất với cũng như suy ngẫm [quá nhiều] về những trải nghiệm quá khứ của mình, chúng ta sẽ thấy bản thân mình vẫn bị những sự kiện trong quá khứ chi phối. Trong cả hai trường hợp, chúng ta đều không nhận ra được sự khác biệt và không sống theo cách riêng của mình. 

Image about white in soft pastel • pink • 얼짱 ♡♡♡ by Jina ♡

Nghiên cứu về gắn bó cho thấy để giải phóng bản thân ra khỏi quá khứ, hình thành các mối quan hệ lành mạnh hơn, và trở thành con người như mong muốn trong hiện tại, chúng ta cần phải hiểu và cảm nhận nỗi đau trọn vẹn trong câu chuyện của mình. Khi thất bại trong việc đối mặt với nỗi đau chưa được giải quyết từ thời thơ ấu, chúng ta có nhiều cách – thường trong cõi vô thức – để lặp lại nỗi đau đó. Những hành vi lặp đi lặp lại này không phải là do cố ý hay là do thiếu suy nghĩ.
Những sang chấn lớn và nhỏ đầu đời có thể không được cảm nhận một cách có ý thức rằng dường như chúng đang đưa ra mệnh lệnh cho những hành động của chúng ta. Thay vào đó, chúng thể hiện bằng những cách mà chúng ta không hề nhận ra – ví dụ như, trong việc lựa chọn người yêu, trong thái độ phê phán đối với chính bản thân mình, và trong các động lực mà chúng ta tạo ra cho các con của mình. Các sự kiện từ cuộc sống ngày nay của chúng ta kích hoạt những kí ức tiềm ẩn vốn thường là những kí ức đau đớn và chúng khiến chúng ta phản ứng lại hơn là khiến chúng ta hành động vì lợi ích tốt nhất của riêng mình. Trong nghĩa này, chúng ta thường đang hồi tưởng hơn là đang sống cuộc đời của mình, nhồi nhét đơn thuốc quá khứ hơn là rèn luyện hướng đi cho riêng mình.

Như vậy, những cách mà chúng ta đang hồi tưởng thay vì đang sống cuộc sống của mình là gì?

Lặp lại – Một trong những cách mà chúng ta tiếp tục quá khứ trong hiện tại là lặp lại các hành vi và mang những điểm đặc trưng của những kiểu người quan trọng trong cuộc sống của chúng ta ngày trước. Dĩ nhiên, đây có thể là một điều tốt khi chúng ta chấp nhận những cách hành xử của những người mà chúng ta coi trọng và tôn trọng. Tuy nhiên, là con người, chúng ta có xu hướng quá đồng nhất với những đặc điểm tiêu cực của cha mẹ hoặc người chăm sóc mình lúc nhỏ. Chúng ta thực sự đấu tranh để vượt trội hơn hoặc nhìn thấy bản thân trong những trạng thái khác nhau từ những người chăm sóc ta lúc nhỏ. Trong một cấp độ vô thức, chúng ta tiếp nhận những đặc điểm của cha mẹ mình để duy trì một hình ảnh lí tưởng hóa về họ.
Mặc dù nó có vẻ ngược đời, nhưng chúng ta có thể sẽ cảm thấy đau đớn hay cảm thấy bị đe dọa nếu tách mình khỏi cha mẹ bằng cách nhìn nhận họ trên thực tế, bao gồm cả những cách hành xử có phần hạn chế và gây tổn thương cho chúng ta của họ. Thay vào đó, chúng ta lại đồng nhất mình với cha mẹ và tiếp nhận những phẩm chất của họ. Ví dụ, nếu có cha mẹ đặc biệt khó nắm bắt hoặc quá nội tâm, chúng ta có thể nhận ra rằng ngay bản thân mình cảm thấy khó gần với những người thân yêu và tránh xa những mối quan hệ khi họ quá gần gũi với mình. Nếu có cha mẹ luôn cảm thấy lo lắng và xâm phạm quá mức vào đời sống riêng tư của mình, chúng ta có thể nhận thấy bản thân mình cũng có cảm thấy như thế và có những hành động xâm phạm và độc đoán đối với con cái của mình.

pinterest△myamilla | White aesthetic, Beige aesthetic, Korean ...

Phản ứng – Mặt ngược lại xuất hiện khi chúng ta nổi loạn để chống lại cách hành xử của cha mẹ mình. Một lần nữa, việc xác định những đặc điểm mà chúng ta không thích trong cách chăm sóc của những người chăm sóc mình lúc nhỏ và lựa chọn những cách chăm sóc khác là lành mạnh và khôn ngoan. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta quá quyết tâm để khác biệt với gia đình ngay từ đầu mà dẫn đến việc cố gắng bù đắp hoặc làm biến dạng cách hành xử tự nhiên của mình. Ví dụ, nếu ghét việc cha mẹ mình đã không hòa hợp với nhau, khi lớn lên chúng ta có thể sẽ xóa bỏ các mối quan hệ và tình yêu nói chung. Chúng ta có thể tuyên thệ sẽ không bao giờ “quá nghiêm túc” với một ai đó hoặc tin tưởng sâu đậm vào bất kì người nào.
Hoặc, nếu cảm thấy thiếu thốn khi còn nhỏ, chúng ta có thể sẽ cố gắng bù đắp bằng cách nuông chiều hoặc làm hư các con của mình. Chúng ta tưởng rằng các con cũng cảm thấy giống như mình lúc nhỏ, và do đó, phản ứng với chúng theo những cách không tương thích với những mong muốn và nhu cầu thực sự của chúng. Trong mỗi trường hợp này, chúng ta vẫn thấy hiện tại thông qua một bộ lọc quá khứ của mình và chúng ta thất bại trong việc tách bản thân ra khỏi lịch sử [quá khứ] của mình. Chúng ta không cho phép bản thân mình nhận thức đầy đủ rằng mình thực sự là ai và mình thực sự muốn gì.

Tái tạo – Một cách khác thể hiện sự thất bại của chúng ta trong việc bước ra khỏi bóng tối quá khứ là bằng cách tái tạo môi trường và động lực tương tự như những gì mà chúng ta đã trải qua trong quá trình lớn lên. Chúng ta có thể gặp khó để nhận biết mô hình này. Tuy nhiên, chúng ta sẽ nhận ra rằng mình hẹn hò hoặc kết hôn với người sẽ có cách đối xử với chúng ta y chang như cách chúng ta bị đối xử lúc nhỏ. Ví dụ, nếu lớn lên với những người cha mẹ đã làm cho chúng ta cảm thấy mình nhỏ bé hay tầm thường, chúng ta có thể nhận thấy bản thân mình bị thu hút bởi các người yêu có phần thô bạo hơn. Nếu có cha mẹ lúc nào cũng xun xoe nịnh nọt mình, chúng ta chỉ có thể cảm thấy bị thu hút bởi những người nâng mình lên hoặc quan tâm đến mình.

Một cách tái tạo lại các động lực của quá khứ khác là làm biến dạng các kiểu người trong cuộc sống của chúng ta và phóng chiếu các đặc điểm hoặc phản ứng trong lịch sử [quá khứ] của mình lên họ. Ví dụ, nếu cuộc đời chúng ta từng có một người không đáng tin cậy, lập dị hoặc hắt hủi chúng ta trước đây, chúng ta có thể sẽ luôn cảm thấy bị lừa dối. Chúng ta có thể giả định người yêu của mình luôn né tránh hoặc lừa dối mình, ngay cả khi không có dấu hiệu nào cho thấy việc này sẽ xảy ra cả.
Cuối cùng, thậm chí chúng ta có thể vô tình khiêu khích người quen biết trong cuộc sống phản ứng lại chúng ta theo những cách quen thuộc, mặc dù nó gây đau đớn cho chúng ta. Nếu từng bị xem là trẻ trâu hoặc chưa đủ trưởng thành, ví dụ, chúng ta sẽ nhận thấy bản thân mình hành động một cách yếu đuối hoặc không tự tin đối với người yêu của mình. Nếu có cha mẹ hay mất bình tĩnh, chúng ta có thể sẽ cố gắng gây ra một phản ứng tương tự với những người gần gũi nhất của mình bằng cách xúc phạm họ hoặc cố gắng đẩy họ đến các cực hạn.

Ghim của Bảo Linh trên Book | Màu sắc, Đen và trắng, Hình ảnh

Tất cả các mô hình hành vi này có thể sẽ dẫn đến sự khó chịu, thậm chí tàn phá, nhưng chúng cũng giúp chúng ta duy trì các cách thức quen thuộc, cũ, thường là tiêu cực về việc cảm nhận bản thân mình. Ngay cả khi chúng ta đang cách rất xa hàng trăm dặm và nhiều năm trời khỏi môi trường tuổi thơ nhưng những mô hình cho phép chúng ta ở lại trong những môi trường quen thuộc trên bình diện tâm lí và cảm xúc. Việc thiếu sự khác biệt này có thể khiến chúng ta cảm thấy gắn bó với cách chăm sóc của những người chăm sóc mình lúc nhỏ mặc dù những cách này hạn chế chúng ta. Sự ảo tưởng về kết nối này cho chúng ta cảm thấy giống như đó là chiếc phao cứu sinh để thích nghi lúc nhỏ và chúng ta cần những người này cho sự sinh tồn của mình, nhưng khi trưởng thành, mô hình này không còn phù hợp nữa và gây tổn thương cho chúng ta trong việc trở thành con người mà mình muốn.Trong chừng mực không thể nhận ra và rời khỏi những mô hình thích nghi mang tính phá hoại này, chúng ta sẽ thất bại trong việc sống cuộc sống của riêng mình. Tin tốt lành là bằng cách tạo ra một câu chuyện kể mạch lạc về những gì đã xảy ra với mình, chúng ta có thể tách mình ra khỏi các lớp phủ bất lợi của quá khứ và trở thành con người như mình muốn, một chủ đề mà tôi đào sâu trong buổi Webinar “Free Yourself from the Pain of Your Past” [Giải thoát Bản thân Khỏi Nỗi đau của Quá khứ]. Khi bắt đầu cuộc hành trình để hiểu rõ hơn về câu chuyện của mình, chúng ta mở lòng với các khả năng mới và giải phóng chính mình để thay đổi thực sự và tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn.—Tìm hiểu thêm về chủ đề này trong buổi Webinar của Tiến sĩ Lisa Firestone “Free Yourself from the Pain of Your Past” hoặc trong khóa học trực tuyến của bà và Tiến sĩ Daniel Siegel “Making Sense of Your Life” [Mang lại Ý nghĩa cho Cuộc đời].—
Về tác giả Tiến sĩ Lisa Firestone là một nhà tâm lí học lâm sàng, nhà văn, và Giám đốc Nghiên cứu và Giáo dục của Hiệp hội Glendon.
Đã xuất bản: Conquer Your Critical Inner Voice: A Revolutionary Program to Counter Negative Thoughts and Live Free from Imagined Limitations [Chinh phục tiếng nói phê phán trong đầu chúng ta: Một chương trình cách mạng để chống lại các suy nghĩ tiêu cực và sống tự do thoát khỏi những giới hạn do tưởng tượng].

Trang web: PsychAlive

Nguyễn Việt Anh dịch 

Nguyễn Thị Trà Giang hiệu đính

Nguồn: Is Your Past Controlling Your Life, Psychology Today, Nov 25, 2016.

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL


BẢN THẢO
Bài viết liên quan