Mặt tối của sự buồn chán

Tóm lại, trong cả 9 mô hình thí nghiệm trong các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự buồn chán có thể tạo động lực thúc mọi người làm hại người khác chỉ vì cho vui.

Sự hung hăng tàn bạo (ví dụ: làm hại người khác như một thú vui) vẫn là một bí ẩn đối với ngành khoa học. Tuy rằng những hành vi tàn bạo đã được ghi nhận hàng thế kỷ nay, dẫn chứng khoa học cho những nguyên nhân về mặt tâm lý của nó vẫn còn rất khan hiếm. Vậy, nguyên do tâm lý nào khiến một số người thích làm hại người khác dù cho không có được lợi ích rõ ràng nào?


Một nghiên cứu mới được đăng trên Tạp chí Nhân cách và Tâm lý xã hội đã nhắm đến câu trả lời cho thắc mắc này. Trong nghiên cứu, đội nghiên cứu đến từ Đan Mạch, Serbia, Mỹ và Đức đã tiến hành 9 cuộc thí nghiệm với 15 nhóm tình nguyện viên từ 3 đất nước khác nhau. Họ phân tích xem liệu sự chán chường có phải là yếu tố quan trọng để một người thực hiện hành vi hung bạo hay không. Mặc dù sự buồn chán có thể được coi là tích cực đối với một số người, số đông lại cảm thấy khó chịu vì nó báo hiệu rằng hoạt động hiện tại của người đó không đủ thỏa mãn. Các nhà khoa học đã thử nghiệm giả thuyết rằng sự buồn chán có thể làm tăng cơ hội thực hiện hành vi bạo dâm ở những cá nhân nghĩ rằng đó là một dạng hành vi thích hợp.


Trong bài nghiên cứu đầu tiên, các nhà khoa học đã đánh giá sự chán chường và một số khía cạnh nhân cách bằng bảng câu hỏi trực tuyến và trực tiếp trên 6 nhóm tình nguyện viên khác nhau. Trong cả 6 nhóm, những người đã từng trải nghiệm cảm giác chán chường kinh niên trong cuộc sống hằng ngày thường có xu hướng bạo dâm hơn nhiều so với những người ít buồn chán hơn.


Trong nghiên cứu thứ hai, đội nghiên cứu đã đánh giá các thông điệp gây tranh cãi trực tuyến, một dạng bạo dâm trên internet. Trong nghiên cứu này, đã tìm thấy một mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa các thông điệp gây tranh cãi và buồn chán cho thấy rằng những người buồn chán có nhiều khả năng gây tranh cãi với người khác trên internet.


Trong nghiên cứu thứ ba, các nhà khoa học đã điều tra nạn bạo dâm trong quân đội bằng một thiết kế nghiên cứu trực tuyến. Họ phát hiện ra rằng những nhân viên phục vụ trong quân đội trải qua cảm giác buồn chán hơn cũng có nhiều khả năng thể hiện hành vi tàn bạo đối với đồng đội của họ hơn.


Trong nghiên cứu thứ tư, các nhà nghiên cứu đã điều tra về hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con cái của mình.Thế nên, dữ liệu từ 300 cặp cha mẹ đã thống kê được thông qua bảng câu hỏi trực tuyến. Nhìn chung, các cặp cha mẹ có biểu hiện buồn chán và bạo lực ở mức độ thấp. Tuy nhiên, vẫn có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê rằng cả 2 sự buồn chán trong suốt cuộc sống hằng ngày và buồn chán trong suốt quá trình chăm trẻ có liên hệ với các xu hướng bạo dâm. 


Trong nghiên cứu thứ 5, đội nghiên cứu đã điều tra về việc liệu một người đã từng trải qua cảm giác buồn chán kinh niên trong cuộc sống hằng ngày thường có xu hướng trải qua các giấc mơ bạo dâm hơn những người ít buồn chán. Kết quả một lần nữa rất rõ rằng: Có mối liên hệ chặt chẽ giữa sự buồn chán và bạo lực. Một người đã từng trải qua những cảm giác buồn chán nhiều trong đời thường đã cho biết rằng cơ hội trải nghiệm các cảnh tượng bắn chết người khác cho vui là cao hơn.  

Tóm tất cả lại 5 nghiên cứu lại cho thấy một chứng cứ thực nghiệm mạnh mẽ cho mối liên hệ giữa sự buồn chán và hành vi bạo lực thông qua nhiều nhóm và bối cảnh khác nhau. Trong nghiên cứu thứ 6, các nhà nghiên cứu đã dùng thí nghiệm tâm lý ngoài đời thực thay vì bảng câu hỏi. Trong nghiên cứu này, người tham gia được xếp ngẫu nhiên vào các nhóm buồn chán hoặc nhóm kiểm soát. Trong cả 2 nhóm, họ phải xem một video tầm 20 phục. Trong khi nhóm buồn chán xem các video buồn chán của một thác nước đổ mà chả có gì xảy ra hơn nữa thì nhóm kiểm soát lại xem một phim tài liệu thú vị về dãy núi An pơ. Trong cả 2 trường hợp, những người tham gia đều có cơ hội giết những con giòi còn sống bằng cách cắt nhỏ chúng trong một máy xay cà phê đã được cải tiến. Những người tham gia không biết, những con giòi không thực sự bị giết. (Những người tham gia chỉ được nói về điều này sau khi thí nghiệm kết thúc.). Những người gia được được nói rằng họ có thể quyết định liệu họ có muốn cắt nhỏ con giòi hay không. Hơn 89.9% những người tham gia đều không giết bất kỳ con giòi nào đã chỉ ra được hành vi bạo lực là rất hiếm. Tuy nhiên, có 13 người tham gia thực sự đã bỏ 1 hay nhiều con giòi vào máy cắt, và nghĩ rằng họ đã giết chúng. (Sự thật là không). Thú vị thay rằng chỉ có 1 người trong nhóm kiểm soát đã bỏ một con giòi vào máy xay cà phê, trong khi cả 12 người kia đều là những người trong nhóm buồn chán. Sự khác biệt thống kê khá lớn đã chỉ ra rằng sự buồn chán có thể tăng khả năng bỏ con giòi vào trong máy xay cà phê. Mặc khác, từ dữ liệu trong bảng câu hỏi từ cả 5 nghiên cứu trước thì cuộc nghiên cứu này không chỉ chứng minh được mối liên hệ giữa sự buồn chán và sự bạo lực mà còn chỉ ra được sự buồn chán thật sự gây ra các hành vi bạo lực. 


Trong nghiên cứu thứ 7, những người tham gia được chia thành 2 nhóm một lần nữa, trong đó một nhóm xem một video nhàm chán về một hòn đá và nhóm kia thì xem video thú vị về 2 ma thuật sư trình diễn kỹ thuật. Ở đây họ không được yêu cầu phải cắt nhỏ những con giòi nhưng được yêu cầu nên tăng hay giảm lương trả cho các tình nguyện viên khác tham gia vào thí nghiệm này. Tương tự như nghiên cứu thứ 6, chỉ có một ít người thể hiện sự bạo lực. Hơn 92% số người tham gia quyết định không giảm lương của người khác. Phần lớn người tham gia (89.1%) thực sự tham tiền vào lương của người khác. Lần nữa sự buồn chán có ảnh hưởng tới sự bạo lực: trong khi chỉ có 5.1% trong nhóm xem video thú vị thực sự giảm tiền của các người tham gia khác, 11% từ nhóm người xem video buồn chán về hòn đá đã làm như vậy. Quan trọng hơn là quyết định thể hiện sự bạo lực hay không cũng bị ảnh hưởng bởi tính cách của họ. Chỉ có những người có khuynh hướng bạo lực trong tính cách mới bị sự buồn chán gây ra hành vi bạo lực. Với những người không có xu hướng bạo lực trong nhân cách, sự buồn chán có ít hay thậm chí không có sự ảnh hưởng nào. 

Nghiên cứu 8 và 9 đã tập trung vào vào trò của sự thay đổi. Trong các nghiên cứu này, các nhà khoa học đã điều tra các khía cạnh nào thay đổi đã dẫn tới sự bộc lộ hành vi bạo lực mà ảnh hưởng tới mối liên hệ giữa sự buồn chán và sự bạo lực. Trong nghiên cứu thứ 8, mô hình thí nghiệm cũng tương tự như nghiên cứu thứ 7 nhưng các nhà khoa học đã bỏ đi các phương pháp thay thế tích cực của việc thêm tiền cho người khác và thay vào đó là đem chúng đi. Ở đây chỉ ra có 36.1% của những người trong điều kiện buồn chán bộc lộ ra hành vi bạo lực trong khi chỉ có 21.7% từ nhóm kiểm soát thể hiện điều đó. Đội nghiên cứu còn thử nghiệm nhóm đối chứng thứ 2 là không xem bất kỳ video nào. Trong nhóm này có 15.4% người bộc lộ hành vi bạo lực. 


Nghiên cứu thứ 9 cũng giống như nghiên cứu thứ 8. Ở đây, một nhóm người tham gia sẽ được xếp vào mô hình thí nghiệm y chang trong nghiên cứu thứ 8. Thêm vào đó, nhóm người tham gia thứ 2 được xếp vào một trò chơi trừng phạt được gọi là bên thứ 3. Trong nhóm này, những người tham gia được nói rằng họ có quyền quyết định hình phạt cho một người chơi trong một trò chơi đóng góp tiền. Trong trò chơi, một người được đưa 100% số tiền còn người khác thì 0%. Người đầu tiên đã quyết định dành 70% số tiền cho bản thân mình và điều cho người khác 30%. Những người tham gia khác quyết định liệu họ có muốn trừng phạt người đã đóng góp số tiền không công bằng chỉ vì muốn lợi cho bản thân mình kia hay không bằng cách lấy tiền của họ. Vì vậy, những người tham gia có thể phá tiền lương của người khác mà không ảnh hưởng gì tới bản thân họ. Ở đây đã chứng kiến được sự ảnh hưởng khá thú vị. Trong khi phần lớn một người trong trường hợp đó khi được so sánh với nghiên cứu thứ 8 thì chọn đưa tiền thay vì lấy chúng đi. Đó là sự khác biệt khi xuất hiện trường hợp trừng phạt bên thứ 3. Trong trường hợp này, chỉ có 29.2% những người tham gia không phá hủy tiền lương của những người khác. Điều đó chỉ ra rằng phản ứng gây hấn sau khi chứng kiến sự bất công thường có khả năng xuất hiện hơn là không gây hấn. Quan trọng hơn là trong cả hai trường hợp trên, sự buồn chán đã làm tăng cơ hội một người phá hủy tiền lương của người khác hơn. 


Tóm lại, trong cả 9 mô hình thí nghiệm trong các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự buồn chán có thể tạo động lực thúc mọi người làm hại người khác chỉ vì cho vui. Mối liên hệ này có vẻ đúng trong suốt cả 7 bối cảnh khác nhau. Tuy nhiên, liệu sự buồn chán bên trong có gây ra hành vi bạo lực như giết động vật hay không cũng phụ thuộc vào tính cách mỗi người. Chỉ có những người có xu hướng bạo lực trong tính cách mới thực sự bộc lộ hành vi bạo lực khi chán. Với phần lớn mọi người, sự buồn chán không gây ra hành vi bạo lực. 


Với mức độ liên quan của việc troll trực tuyến, sự hung hăng của cha mẹ và các loại hành vi bạo lực khác, những phát hiện của nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng. Các chương trình nhằm mục tiêu giảm bắt nạt trực tuyến hoặc các hình thức bạo lực hàng ngày khác có thể được hưởng lợi từ việc bao gồm các biện pháp để giảm bớt sự chán nản ở những kẻ hung hăng tiềm ẩn.


Translator: LNT 

Source:

https://www.psychologytoday.com/intl/blog/the-asymmetric-brain/202009/the-dark-side-boredom?collection=1150537





BẢN THẢO
Bài viết liên quan