Mình sống chung với "Rối loạn lưỡng cực" như thế nào?

Bạn có tin rằng có những khoảnh khắc mình thấy cơ thể mình không có một chút sức lực, mình chỉ muốn nằm ở đó, ngay cả đến việc "thở" cũng làm mình thấy khó khăn.

Trong cuộc sống ngày nay, cụm từ trầm cảm đã không còn xa lạ khi được nhắc tới nhưng rối loạn lưỡng cực thì hay bị hiểu sai là một loại của trầm cảm.


Vậy rối loạn lưỡng cực là gì?


Rối loạn lưỡng cực có thể có hai thái cực: lên và xuống. Đây là một chứng rối loạn liên quan đến các đợt thay đổi tâm trạng, từ mức thấp trầm cảm đến mức cao hưng cảm.


Một số người bị rối loạn lưỡng cực cũng sẽ trải qua . Khi bạn trải qua một sự thay đổi “lên” trong tâm trạng, bạn có thể cảm thấy tràn đầy sinh lực và dễ bị kích động. hoặc tâm trạng "xuống", khi bạn trải qua một sự thay đổi "xuống" trong tâm trạng, bạn có thể cảm thấy thờ ơ, không có động lực và buồn bã. Tuy nhiên, không phải tất cả những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực có triệu chứng này đều cảm thấy “chán nản” đến mức bị gán cho là trầm cảm.Ví dụ, đối với một số người, sau khi cơn hưng cảm của họ được điều trị, tâm trạng bình thường có thể cảm thấy giống như trầm cảm vì họ rất thích “cơn hưng cảm” gây ra.


Mặc dù rối loạn lưỡng cực có thể khiến bạn cảm thấy chán nản, nhưng nó không giống với tình trạng được gọi là trầm cảm. Rối loạn lưỡng cực có thể gây ra mức cao và mức thấp, nhưng trầm cảm khiến tâm trạng và cảm xúc luôn “xuống”.

Nguyên nhân chính xác của rối loạn lưỡng cực không được biết, nhưng sự kết hợp của di truyền, môi trường và cấu trúc não bị thay đổi và hóa học có thể đóng một vai trò nào đó.


Mình đã trải qua nó như thế nào?



Thực sự mà nói đó là một quãng thời gian khá khó khăn với bản thân mình khi mình không thể kiểm soát được những hành động hay suy nghĩ của mình. Trong mình dường như có hai con người hoàn toàn khác biệt, có những lúc mình cảm thấy tràn đầy năng lượng, vui vẻ và nhiệt huyết nhưng có những lúc mình thấy chán nản, thất vọng, không muốn làm gì cả.


Bình thường trong mắt người khác mình luôn vui vẻ, tích cực. Mình có thể dành nhiều thời gian nói chuyện hay chia sẻ với người khác. Nhưng mình nhận ra rằng tình trạng của mình ngày một mất kiểm soát.


Bạn có tin rằng có những khoảnh khắc mình thấy cơ thể mình không có một chút sức lực, mình chỉ muốn nằm ở đó, ngay cả đến việc thở cũng làm mình thấy khó khăn.



Có những lúc mình cảm thấy đau đến phát khóc vì cố gắng không đánh thức ai, nên mình lặng lẽ thổn thức… nhưng rồi bạn nhận ra mình cũng không thở và lồng ngực nóng ran, cảm giác như đã có một tấn gạch trên người mình vậy. Mình bắt đầu khóa thẻ ngân hàng, chỉ mang theo một lượng tiền mặt hạn chế vì mình biết rằng không thể ngăn bản thân chi tiêu tất cả những gì mình có. Mình cũng hạn chế ra ngoài, mình ở nhà nhiều hơn vì mình biết mình chắc chắn sẽ rơi vào tình huống tồi tệ vì bản thân đã hưng cảm được vài ngày và giờ mình bắt đầu thấy chán nản. Mình cảm thấy tất cả người thân, bạn bè, những người xung quanh thật phiền nhiễu, dù họ làm bất cứ điều gì, hay chỉ những tiếng ồn nhỏ nhất mình cũng thấy thật khó chịu. Mình cũng không thể loại bỏ những suy nghĩ hay cảm xúc tiêu cực đến với mình. Trong mình giờ đây chỉ có tuyệt vọng và đau khổ. Mình dễ nổi nóng, cáu gắt và dễ dàng làm tổn thương mọi người xung quanh. Không có điều gì có thể làm mình thấy vui vẻ hay hạnh phúc. Mình đã mất ngủ rất nhiều và dường như cảm thấy nó không thực sự cần thiết. Mình bắt đầu đổ lỗi cho mọi thứ, cho cả bản thân mình rằng tại sao tất cả những điều này lại đến với mình.


Rồi mọi chuyện ngày một tệ hơn, mình không nhận được sự thấu hiểu từ một vài người mình cho là thân thiết, mình vẫn nhớ rằng khi mình chia sẻ điều này với một vài người, người ta đã nói với mình rằng “chị không biết như nào nhưng chị chỉ nghĩ tính của em không có suy nghĩ nhiều mà đến tâm lý, chị còn nhiều việc stress hơn em mà chị còn chưa bị tâm lý”, chỉ một vài điều nhỏ như vậy thôi làm cho thế giới của mình như sụp đổ. Mình bắt đầu phải gặp bác sĩ tâm lý nhiều hơn, dùng thuốc để kiểm soát và tệ hơn nữa đã hơn một vài lần mình có suy nghĩ điều giúp mình có thể cảm thấy nhẹ nhàng hơn đó là biến mất khỏi cuộc sống này.


Nhưng rồi một ngày, khi mình cảm thấy tuyệt vọng nhất, mình đã quyết định chia sẻ tất cả những bức bối, những suy nghĩ và bất lực từ bên trong mình cho gia đình mình. Thật sự mình rất biết ơn khi mình có một gia đình luôn thấu hiểu, bảo vệ và chăm sóc cho mình.


Không một lời trách mắng hay than phiền, tất cả những điều mình cảm nhận được chỉ là tình yêu thương vô điều kiện, sự quan tâm, lo lắng và thứ tình cảm gọi tắt là “nhà”. Mình cũng nhận ra rằng dù cuộc sống này có nhiều điều làm mình thất vọng nhưng chỉ cần mình vững bước và tin tưởng vào bản chất, con đường bản thân mình lựa chọn thì bên cạnh mình luôn có gia đình, bạn bè yêu thương mình vô điều kiện.


Vì vậy dù rằng rối loạn lưỡng cực là một “loại bệnh” mãn tính, điều đó có nghĩa là mình sẽ sốngđương đầu với nó trong suốt phần đời còn lại của mình. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mình không thể sống một cuộc sống vui vẻ, lành mạnh.

-----

Tác giả: Dreameera 

Nguồn ảnh bìa, ảnh minh họa: Psychologs magazine, NAMI Blog, everydayhealth

BẢN THẢO
Bài viết liên quan