Mối Liên Hệ Giữa Tần Suất Sử Dụng Thiết Bị Cảm Ứng Và Khả Năng Tập Trung Chú Ý Ở Trẻ Nhỏ

Theo một nghiên cứu mới đây, sử dụng các thiết bị cảm ứng màn hình ảnh hưởng đến tốc độ nhận diện điểm khác biệt của những đứa trẻ chập chững và sự vượt trội trong tốc độ tỉ lệ …

Theo một nghiên cứu mới đây, sử dụng các thiết bị cảm ứng màn hình ảnh hưởng đến tốc độ nhận diện điểm khác biệt của những đứa trẻ chập chững và sự vượt trội trong tốc độ tỉ lệ thuận với tần suất sử dụng hằng ngày.

Đội nghiên cứu, đồng dẫn dắt bởi tiến sĩ Rachel Bedford_ Khoa tâm lý học đại học Bath, nói rằng sự phát hiện này ảnh hưởng to lớn đến cuộc tranh luận xung quanh sự ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc với màn hình lên sự phát triển của trẻ nhỏ.

Nghiên cứu chính, giáo sư Tim Smith thuộc trung tâm Phát triển não và tư duy Birkbeck nói rằng: 

“Tần suất sử dụng máy tính bảng và điện thoại thông minh của trẻ từ 2 tuổi trở xuống đã gia tăng một cách chóng mặt trong vài năm qua. Những năm đầu đời ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời sau này của một đứa trẻ, đặc biệt là khả năng tiếp thu kiến thức bởi đây là khoảng thời gian trẻ học cách tập trung vào những mục tiêu đưa ra và tránh bị xao nhãng. Chính vì thế, đã có những lo lắng về tác động xấu của các thiết bị cảm ứng lên khả năng tập trung của trẻ nhưng tuy nhiên những lo ngại này hoàn toàn vô căn cứ.”

Knock-knock! Who’s there?

Và để có được có những căn cứ đó, 12 hai đứa trẻ sơ sinh với tần suất tiếp xúc màn hình khác nhau đã tham gia vào dự án TABLET (tạm dịch: Máy tính bảng) được dẫn đầu bởi giáo sư Smith nói trên.

Quá trình diễn ra trong hai năm rưỡi, những đứa trẻ được làm kiểm tra vào mốc 18 tháng tuổi và 3 tuổi rưỡi. Trong hai lần đó, chúng sẽ được tham gia vào một nhiệm vụ trên máy tính yêu cầu chúng tìm ra quả táo màu đỏ giữa các quả táo màu xanh (mức độ dễ) hay giữa các miếng táo xanh và đỏ được trộn lẫn vào với nhau (mức khó). Một theo bị theo dõi ánh mắt sẽ quan sát những vị trí đứa bé nhìn và đưa ra phần thưởng trực quan khi chúng phát hiện quả táo màu đỏ, thông qua đó cho phép chúng thực hiện nhiệm vụ được giao kể cả khi khả năng nói chưa được phát triển toàn diện.

Cùng tham gia nghiên cứu, tiến sĩ Bedford cũng bình luận rằng: “Chúng tôi phát hiện ra rằng ở cả hai thời điểm, nhúng bé tiếp xúc với màn hình cảm ứng đều tìm thấy quả táo màu đỏ giữa những quả màu xanh nhanh hơn những bé o dùng. Kết quả này đúng với cả hai cấp độ dễ và khó. Điều chúng tôi cần tìm hiểu bây giờ là liệu sự khác nhau trong khả năng tập trung này có ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống hằng ngày. Từ đó chúng ta có thể tìm được cách tận dụng công nghệ tân tiến hiện nay cũng như hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu của nó.

Tiến sĩ Ana Maria Portugal, đóng vai trò chính trong dự án, cũng nói rằng: “Hiện tại chúng tôi chưa thể đưa ra một kết luận chính thức liên quan sức ảnh hưởng của thiết bị cảm ứng bởi cũng có khả năng rằng có những đứa trẻ bị thu hút bởi những hình ảnh màu sắc trên màn hình nên thực hiện yêu cầu tốt hơn những bé khác.”

TÓM LẠI

Nghiên cứu ảnh hưởng của tần suất sử dụng thiết bị cảm ứng lên khả năng nhận diện hình ảnh của trẻ nhỏ

Giai đoạn trẻ tập đi là thời gian trẻ phát triển khả năng nhận thức, chính vì vậy, việc kích thích các giác quan của trẻ qua việc tăng thời gian sử dụng các thiết bị công nghệ cao có thể ảnh hưởng đến việc sự tập trung của chúng. Với sự phát triển nhanh chóng của phương tiện truyền thông, các thông tin mà não bộ thu thập được qua đó được lo sợ có thể gây khó khăn trong việc điều chỉnh sự chú tâm vào nhiệm vụ, chính vì vậy, với yêu cầu tập trung cao độ của các giác quan, trò chơi điện tử có thể có khả năng cải thiện việc xử lý và thu thập các thông tin trực quan.Tương tự, khi sử dụng các chức năng trên thiết bị cảm ứng, các ngoại và nội động lực sẽ kích hoạt sự tập trung của trẻ vào hoạt động đang diễn ra.

Nguồn: https://neurosciencenews.com/toddler-touchscreens-16856/

Dịch: Chubbyegg

Biên tập: Hương

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

——————

Theo dõi các kênh chính thức của A Crazy Mind tại:

Youtube: http://bit.ly/YT-ACM

Website: https://acrazymind.vn/

A Crazy Mind (Page): https://www.facebook.com/acrazymindVN/

Viết để trưởng thành (Page): https://www.facebook.com/acm.vietdetruongthanh

A Crazy Mind – Viết để trưởng thành (nhóm công khai): http://bit.ly/Group-VDTT

Câu chuyện điên rồ của tôi (nhóm riêng tư): https://bit.ly/acm-cauchuyendienro

A Crazy Mind – Hỏi đáp tâm lý: http://bit.ly/Group-HDTL

A Crazy Mind – Mỗi ngày một trang sách: http://bit.ly/ACM-MNMTS

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan