Năm Nỗi Sợ Mà Con Người Ai Ai Cũng Đều Có Chung

Khi biết chúng [nỗi sợ] thực sự đến từ đâu, chúng ta có thể bắt đầu kiểm soát được chúng.Ngày 22 tháng 3 năm 2012Tổng thống Franklin Roosevelt khẳng định một câu nổi tiếng: “Thứ duy nhất khiến chúng ta …

Khi biết chúng [nỗi sợ] thực sự đến từ đâu, chúng ta có thể bắt đầu kiểm soát được chúng.Ngày 22 tháng 3 năm 2012Tổng thống Franklin Roosevelt khẳng định một câu nổi tiếng: “Thứ duy nhất khiến chúng ta phải sợ là chính bản thân nỗi sợ”.Tôi nghĩ ông ấy đã đúng: Sự sợ hãi trước nỗi sợ có thể gây ra nhiều vấn đề trong cuộc sống của chúng ta hơn là chính bản thân nỗi sợ.
Tôi biết câu nói đó cần một chút cắt nghĩa.Nỗi sợ mang sẵn cái danh xấu. Và nó chẳng hề phức tạp như cách ta cố gắng tạo ra về nó. Một định nghĩa đơn giản và hữu ích về nỗi sợ, đó là: một cảm giác lo âu, gây ra bởi dự cảm của chúng ta về một số sự kiện hay trải nghiệm [còn trong] tưởng tượng. Các chuyên gia y tế nói với chúng ta rằng cảm giác lo âu mà chúng ta nhận được khi sợ là một phản ứng sinh học được chuẩn hóa. Nó hầu như đều là một bộ các tín hiệu cơ thể giống nhau, cho dù trong trường hợp sợ bị chó cắn, bị từ chối hẹn hò, hay bị kiểm tra thuế khóa.

Fantasy, Clouds, Woman, Castle, Sun, Sky

Nỗi sợ – giống như tất cả các cảm xúc khác – về cơ bản chính là thông tin. Nó mang lại cho chúng ta tri thức và sự hiểu biết — khi chúng ta lựa chọn để chấp nhận nó.Và chỉ có 5 nỗi sợ cơ bản, hầu hết mọi nỗi sợ khác được là các nỗi sợ được tạo ra [từ 5 nỗi sợ này]. Đó là:
1. Tuyệt diệt (Extinction) — Nỗi sợ bị triệt tiêu, bị chấm dứt sự tồn tại. Đây là một lối diễn đạt còn căn bản hơn so với [cụm từ] “nỗi sợ cái chết”. Ý tưởng về sự không-còn-tồn-tại-nữa (no longer being) khơi dậy trước hết về một nỗi lo âu hiện sinh nguyên thủy ở mọi con người bình thường. Hãy xem xét cảm giác hoảng loạn xuất hiện khi bạn nhìn từ một tòa nhà cao tầng xuống.

2. Thương tật (Mutilation) — nỗi sợ mất bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể quý giá của chúng ta; ý nghĩ về việc ranh giới của cơ thể của chúng ta bị hư tổn, hay mất đi sự toàn vẹn của bất kỳ tế bào, bộ phận cơ thể hay chức năng tự nhiên nào. Nỗi lo âu trước các con vật, chẳng hạn như các con bọ, con nhện, con rắn và những thứ đáng sợ khác bắt nguồn từ nỗi sợ bị thương tật.

3. Mất tự chủ (Loss of Autonomy) — nỗi sợ bị bất động, bị tê liệt, bị giới hạn, bị bao vây, bị quá tải, bị đặt bẫy, bị giam cầm, bị bôi nhọ, hay bị kiểm soát bởi các tình huống ngoài tầm kiểm soát của mình. Về mặt thể lý, nó thường được gọi là nỗi sợ bị giam cầm, nhưng nó cũng mở rộng đến các tương tác xã hội và mối quan hệ của chúng ta.

4. Chia ly (Separation) — Nỗi sợ bị bỏ rơi, bị từ chối và mất kết nối; nỗi sợ bị trở thành một kẻ phi-nhân (non-person) — kẻ chẳng được bất cứ người nào hoan nghênh, hay tôn trọng hay đề cao. “Sự trừng phạt bằng sự im lặng” (silent treatment) – khi bị một nhóm áp đặt – có thể phá hủy đối tượng.
5. Mất-cái Tôi (Ego-death) — Nỗi sợ bị bẽ mặt, xấu hổ, hay bất kỳ cơ chế tự chối bỏ (self-disapproval) sâu thẳm [trong vô thức] nào khác, những thứ đe dọa đến tính toàn vẹn của cái Ngã (self); nỗi sợ tan vỡ hay rạn nứt trong cảm nhận từ một ai khác về sự đáng yêu, về năng lực hay sự đáng tôn trọng [của mình].
Chúng có thể được xem là hình thành một hệ thống phân loại đơn giản, hay “feararchy”: 

Hãy nghĩ về các cái tên gọi phổ biến khác nhau mà chúng ta gán cho nỗi sợ của mình. Bắt đầu với những thứ dễ dàng: nỗi sợ độ cao hay nỗi sợ bị ngã về cơ bản chính là nỗi sợ tuyệt diệt (cũng có thể liên quan đến nỗi sợ thương tật, nhưng đó chỉ là kiểu [nỗi sợ] thứ cấp). Nỗi sợ thất bại thì sao? Nó được xem như là nỗi sợ mất-cái Tôi. Còn nỗi sợ bị từ chối? Đó là nỗi sợ chia ly, và có lẽ cũng là nỗi sợ mất-cái Tôi. Nỗi khiếp sợ mà nhiều người gặp phải khi phải nói trước công chúng về cơ bản là nỗi sợ mất-cái Tôi. Nỗi sợ thân mật, hay “nỗi sợ cam kết”, về cơ bản chính là nỗi sợ mất tự chủ.
Một số cảm xúc khác mà chúng ta biết đến bằng nhiều cái tên phổ biến khác nhau chỉ là biệt danh của những nỗi sợ nguyên thủy này. Nếu bạn lần theo chúng xuống mức độ cơ bản nhất, những nỗi sợ cơ bản sẽ dần dần thể hiện ra. Ghen tuông, chẳng hạn, là một biểu hiện của nỗi sợ chia ly hay mất mát: “Cô ấy coi trọng anh ta hơn là coi trọng tôi.” Ở điểm cực của nó, nó có thể biểu hiện thành nỗi sợ mất-cái Tôi: “Tôi chỉ là một kẻ ăn hại”. Sự ghen tị cũng vận hành theo cách tương tự.Sự xấu hổ và cảm giác tội lỗi thể hiện thành nỗi sợ chia ly — hay tình trạng chia ly trong thực tế — và thậm chí đó là nỗi sợ mất-cái Tôi. Điều tương tự cũng đúng với sự bối rối và nỗi nhục nhã.
Nỗi sợ thường là cảm xúc cơ bản mà cơn giận dữ nổi lên. Những người bị áp bức nổi giận chống lại những kẻ áp bức họ vì họ sợ mất tự chủ — hay họ thực sự đã trải qua sự mất tự chủ —và thậm chí đó là nỗi sợ mất-cái Tôi. Việc bị một kẻ xâm lược hủy diệt nền văn hóa hay tôn giáo có thể được trải nghiệm như một kiểu [nỗi sợ] mất-cái Tôi tập thể. Những kẻ làm cho chúng ta sợ hãi thì cũng sẽ làm cho chúng ta tức giận.
Sự cố chấp và không khoan dung về tôn giáo có thể biểu hiện nỗi sợ mất-cái Tôi ở cấp độ vũ trụ, và thậm chí có thể liên quan đến nỗi lo âu hiện sinh: “Nếu Thượng đế của tôi không phải là vị thần phù hợp, hay là vị thần tốt nhất, thì tôi sẽ bị mắc kẹt mà không có Thượng đế. Nếu không có Thượng đế bên cạnh tôi, tôi sẽ không thể bảo vệ bản thân trước của các lực vô cảm của môi trường. Mọi thứ của tôi có thể bị phá hủy bất cứ lúc nào, mà không có lý do.”Một số nỗi sợ của chúng ta, tất nhiên, có giá trị sinh tồn cơ bản. Tuy nhiên, những nỗi sợ khác được hiểu là những phản xạ có thể bị suy yếu hoặc được xem xét lại.
Ý tưởng kỳ lạ về “sự sợ hãi trước nỗi sợ của ta” trở nên ít kỳ lạ hơn khi ta nhận ra rằng nhiều phản ứng né tránh của mình — như từ chối lời mời đến một bữa tiệc nếu chúng ta có xu hướng cảm thấy không thoải mái khi ở chốn đông người; lấy lí do là đã hẹn với bác sĩ; hay không yêu cầu cao —là những phản xạ tức thời, vốn là những phản ứng đối với những kí ức sợ hãi. Chúng xảy ra quá nhanh đến nỗi ta không thực sự trải nghiệm toàn bộ tác động của nỗi sợ. Chúng ta trải nghiệm một “nỗi sợ-vi mô” — đó là một phản ứng thuộc kiểu phản ứng nhanh trước nỗi sợ thực sự. Phản ứng phản xạ này có tác dụng tương tự như nỗi sợ thực sự trong việc khiến ta lảng tránh và tránh né. Đây là lý do tại sao để nói một cách khá chính xác rằng nhiều phản ứng sợ hãi của chúng ta thực sự là những sự sợ hãi trước các nỗi sợ.
Khi bỏ qua quan niệm về nỗi sợ chất đầy các thế lực xấu xa ở bên trong chúng ta — mô típ theo trường phái Freud — và bắt đầu nhìn nỗi sợ và các cảm xúc kèm theo như là thông tin, thì chúng ta có thể nghĩ về chúng một cách có ý thức. Và khi chúng ta càng có thể mô tả rõ ràng về các nguồn gốc của nỗi sợ một cách rõ ràng và bình tĩnh bao nhiêu, thì chúng ta sẽ càng ít sợ hãi hơn trước nỗi sợ của mình cũng như sẽ càng ít bị chúng kiểm soát hơn bấy nhiêu.

Tài liệu tham khảo

Albrecht, Karl. “Practical Intelligence: the Art and Science of Common Sense.” [Trí thông minh Thực tiễn: Nghệ thuật và Khoa học về Ý thức thông thường] New York: Wiley, 2007.

Nguyễn Việt Anh dịch

HA Nguyen góp ýNguồn:The (Only) 5 Fears We All Share, Psychology Today, Mar 22, 2012.

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan