Năng lực tiềm ẩn: Trực giác và Quan Sát

Tư duy trên mọi cấp độ Nét đặc trưng tính cách thứ hai của chúng ta bao gồm Trực giác (N) và Quan sát (S).

Tư duy trên mọi cấp độ

Nét đặc trưng tính cáchthứ hai của chúng ta bao gồm Trực giác (N) và Quan sát (S). Những đặc trưng nàycho biết người ta có xu hướng làm gì với thông tin về thế giới xung quanh họ. Nhóm Trực giác có xu hướng hình dung quá khứ và dự đoán tương lai cho những gì họ thấy, còn người thiên về Quan sát thì thích thú với sự thật có thể thấy được và suy luận logic. Họ có xu hướng tránh đưa ra quá nhiều cách giải thích cho những gì mà họ thấy.

91% người có đặc tính Trực giác nói rằng họ thích thảo luận trên nhiều phương diện và giả định thế giới sẽ như thế nào trong tương lai, trong khi tỷ lệ đó ở người Quan sát chỉ có 55%.


KHẢO SÁT “Óc thực tế”

Thiên về Trực giác không có nghĩa là người đó không thể thực tế, và thiên về Quan sát không có nghĩa là thiếu trí tưởng tượng. Họ đều có thể sử dụng trí óc và giác quan rất tốt. Điểm khác biệt nằm ở câu chuyện mà họ đặt vào đó trải nghiệm của mình – đó là nơi suy nghĩ của họ sẽ tới sau khi tương tác với môi trường của mình. Nếu người Trực giác đánh giá cao sự thực tế của ngườiQuan sát, và người Quan sát đánh giá cao trí tưởng tượng của người Trực giác, họ có thể hoàn thiện lẫn nhau theo nhiều cách khiến cả hai trở thành một cặp đôi bất khả chiến bại.

59% người Quan sát nói rằng họ thích nghệ thuật có một chủ đề, thông điệp, hoặc ý nghĩa rõ ràng hơn là mập mờ và mở ra quá nhiều cách giải thích, trong khi con số này với Trực giác là 38%.


KHẢO SÁT “Nghệ thuật trực quan”

Người thiên về Trực giác(N)

Con mắt ở phía Chân trời

Người Trực giác thích luyện khả năng tưởng tượng khi họ tìm kiếm những ý tưởng và triển vọng mới. Cuộc sống thường ngày của họ cũng giống như bất kỳ ai khác, nhưng đồng thời, tâm trí của họ có xu hướng đi sâu vào bên trong, trong khi cùng lúc thận trọng tìm kiếm điều gì đó nằm ngoài giới hạn. Cuộc đời của họ là một chuỗi những câu hỏi, thắc mắc, và sự kết nối những chấm nhỏ trong một “bức tranh lớn hơn”, và họ yêu giả thuyết. Họ thường hỏi, “Nếu như?” và suy nghĩ về những khả năng có thể xảy ra trong tương lai.

88% người Trực giác nói rằng họ dành phần lớn thời gian để nghĩ về viễn cảnh “Nếu như?”, còn với người Quan sát thì là 63%.


KHẢO SÁT “Cách nghĩ”

Tuy nhiên người Trực giác không phải là người thực tế nhất, thay vào đó, họ thích mang đến những điều sâu sắc hơn, nhưng có thể sẽ phải chờ đợi rất lâu vì những người này cho phép trí tưởng tượng của họ bay xa. Họ cũng có thể hấp tấp nhảy bổ đến những vấn đề rắc rối hơn. Toàn bộ giả thuyết có thể hoàn thiện trong giây lát, khiến mọi thứ rối lên vì kết luận được đưa ra. Cả hai trường hợp đều có thể khiến người Quan sát cảm thấy lúng túng trong cuộc sống của họ. Điều này cũng phần nào đúng với một số người Trực giác.


“Mọi thứ chỉ bất khả thi cho đến khi chúng không còn như vậy.”
JEAN LUC PICARD, STAR TREK: THẾ HỆ KẾ TIẾP

Nói vậy tức là, khi cần có sự đổi mới hoặc một góc nhìn khác, những người Trực giác thường có thể bướclên và đề ra một hướng đi mới. Tính thực tiễn đôi khi có thể được đánh giá quácao, đặc biệt khi một tình huống cần những thay đổi thực sự và hành động ”trái với lẽ thường”. Đây là lúc người Trực giác toả sáng. Họ đem tới những ý tưởngthú vị khác hẳn với cuộc sống thường ngày – và đưa theo những người quyết định sánh bước với họ.

83% người Trực giác nói rằng tâm trí họ thường lơ đễnh trong khi giao tiếp trong khi với người Quan sát chỉ là 58%.


KHẢO SÁT “Nhận thức thực tại”

Người thiên về Quan sát(S)

Làm những gì cho kết quả

Cụm từ “thời gian thực”đã xuất hiện từ trong tâm trí người Quan sát từ lúc họ được sinh ra. Họ quantâm nhiều nhất đến những gì đang xảy ra trước mắt họ, ở trong thực tại. Điều này không có nghĩa là người thiên về Quan sát ngó lơ quá khứ và tương lai, mà họ xem xét cả hai để xem chúng ảnh hưởng như nào đến hành động hiện tại của họ.Điều này làm họ trở thành người tập trung cao và thực tế. Họ gần như chỉ cho suy nghĩ của mình bắt nguồn từ những thứ thực tiễn, hữu hình và hữu ích. Nhưng đừng nhầm lẫn nhé, họ vẫn có thể sáng tạo trong lĩnh vực của họ.

71% người Quan sát nóirằng đơn giản thì đẹp hơn phức tạp nhiều. 52% người Trực giác cũng nghĩ vậy.


KHẢO SÁT “Nét đẹp”

Một thử thách mà nhữngngười Quan sát có thể phải đối mặt là cách nhìn quá hạn hẹp. Họ có thể từ chốinhững giải pháp xa vời và thiên vị những thứ rõ ràng hơn. Bằng cách tiếp tụcvới những thứ thực tiễn nằm trong tầm với nhưng không phù hợp với bức tranh lớnhơn, họ có thể biến sự một công việc khó khăn trở thành một công việc bận rộn.


Những người thực tế này là những “người thực thi” của xã hội.

Người Quan sát thường kiên trì thực hiện một việc cho đến khi hoàn thành. Năng lượng của họ rất “liên quan” theo hướng nói về chuyện làm việc với vật thực trong thời gian thực. Dù họ thường là những người thông minh, nhưng dành quá nhiều thời gian để ngồi và suy ngẫm về các khả năng không phải là thế mạnh của họ. Họ muốn tư duy và nói chuyện để đi đến hành động.



Nguồn: Energy: Intuitive vs. Observant

Dịch: Thiên Vương

Biên tập: #Zealous

Ảnh: Lilien

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan