Bị bỏ mặc cảm xúc thời thơ ấu: dấu hiệu, hậu quả và giải pháp

Jackie có một khoảng thời gian khó khăn để nhận biết phản ứng của chồng cô – Luke – đối với mọi thứ. Anh ấy vui hay buồn, thất vọng, hay tự hào? Cô thường không thể biết chính xác …

Jackie có một khoảng thời gian khó khăn để nhận biết phản ứng của chồng cô – Luke – đối với mọi thứ. Anh ấy vui hay buồn, thất vọng, hay tự hào? Cô thường không thể biết chính xác được.

Adrian mong muốn bạn gái mình Steph bày tỏ điều mong muốn của cô ấy thường xuyên hơn. Cô ấy muốn đi đâu? Cô ấy muốn làm gì? Khi anh ấy hỏi, cô ấy thường trả lời, “Bất cứ điều gì anh muốn đều tốt với em.”

Bonnie bất lực nhìn vợ mình Sarah lại bỏ đến phòng tập gym mặc dù đã được bác sĩ khuyên rằng cholesterol và lượng đường trong máu của cô cao và cô cần phải tập thể dục mỗi ngày.

Khi John cố gắng nói chuyện với vợ về những mâu thuẫn của anh ta với gia đình, cô ấy gạt nó sang một bên và thay đổi chủ đề. John đang trở nên nản lòng.

Bill là một người quản lý được tôn trọng và kính mến tại công ty nơi anh làm việc với 14 người dưới quyền. Nhưng khi hai nhân viên của anh ta đến gặp anh ta với những mâu thuẫn cá nhân cần phải được giải quyết để họ tiếp tục làm việc hiệu quả với nhau, họ đã rất ngạc nhiên rằng anh ta dường như im lìm và không làm được trò trống gì trong cuộc họp.

Grace rất thích đi chơi với cô bạn Sophie. Cô cảm thấy như Sophie biết hầu hết mọi thứ về cô và cô luôn có thể tin tưởng vào Sophie về sự thông cảm và những lời khuyên. Nhưng kỳ lạ thay, Sophie hiếm khi chia sẻ nhiều về cuộc sống hay vấn đề cá nhân của chính mình. Đôi khi Grace tự hỏi liệu có bao giờ Sophie có vấn đề gì không.

Jackie, Adrian, Bonnie, John, nhân viên của Bill, và Grace có điểm gì chung?

Hãy bắt đầu với một trích dẫn ngắn từ cuốn sách của tiến sĩ Jonice Webb “Tiếp tục với nguồn năng lượng cạn kiệt: Vượt qua sự bị bỏ mặc cảm xúc thời thơ ấu”.

Hãy xem tuổi thơ như là nền móng của một ngôi nhà, tuổi trưởng thành chính là ngôi nhà. Chắc chắn có thể xây dựng một ngôi nhà trên một nền móng không hoàn hảo, và trên thực tế, nó có thể trông giống hệt như một ngôi nhà được xây dựng cẩn thận, vững trãi. Nếu nền móng bị nứt gãy, siêu vẹo hoặc yếu, nó sẽ không phải là một nơi trú ẩn vững chắc và an toàn. Nó không phải là khiếm khuyết đáng chú ý, nhưng nó có thể đặt ngôi nhà vào tình thế nguy hiểm: một cơn gió mạnh và ngôi nhà sập xuống.

Bây giờ, câu trả lời cho câu hỏi trên. Những người này có điểm gì chung? Mỗi người trong số họ đang ở gần với một người có vẻ mạnh mẽ, và họ đều ngạc nhiên và bối rối khi nhìn thoáng thấy vết nứt trên nền tảng con người của họ. Mỗi người đều bắt gặp thoáng sự “bị bỏ rơi cảm xúc tuổi thơ ấu” (CEN – Childhood Emotional Neglect) – của một người nào đó.

Khi bạn được nuôi dưỡng trong một gia đình coi thường hoặc không khuyến khích cảm xúc của bạn, bạn sẽ lơn lên mà thiếu đi một số thành phần thiết yếu – thứ bạn sẽ cần để phát triển mạnh mẽ cảm xúc trong cuộc sống trưởng thành sau này.

Nói tóm lại, bạn trông ổn và theo nhiều cách, bạn cảm thấy ổn. Người khác nhìn bạn và tin rằng bạn vẫn ổn. Nhưng bạn không hề ổn, nền tảng của bạn đã bị tổn hại từ thời thơ ấu.

Nhận ra rằng ai đó trong cuộc sống của bạn có “thời thơ ấu bị bỏ rơi cảm xúc” có thể là một điều lơn lao. Nó có thể giúp bạn hiểu họ, giúp bạn giao tiếp tốt hơn với họ và trong một số trường hợp, nó thậm chí có thể giúp bạn nói chuyện với họ về những vấn đề của họ.

Nếu ai đó có 6 đặc điểm tính cách này, họ có thể từng bị bỏ mặc cảm xúc thời thơ ấu.

  1. Rất khó để biết những gì họ đang cảm thấy. Họ giận, buồn, hay đau? Nó khó biết.
  2. Họ miễn cưỡng hoặc không thể nói rõ sở thích của họ. Bạn phải phải cố gắng suy đoán những điều đó.
  3. Họ bỏ bê việc tự chăm sóc bản thân. Bạn thất họ thờ ơ với bản thân mà không mà chằng có chút áy náy đến nhu cầu của chính mình, hoặc có lẽ họ phải vật lộn với nó. Rất có thể họ tự trách mình.
  4. Họ tránh xung đột. Bạn cảm thấy khó khăn khi khiến họ nói về các vấn đề hoặc rắc rối để bạn có thể giải quyết chúng.
  5. Họ trở nên cực kỳ khó chịu khi những người khác đang có cảm xúc mạnh mẽ. Họ xin lỗi vì đã trở nên buồn lòng về những điều buồn bã. Họ có thể cố gắng thay đổi chủ đề hoặc chạy trốn khi ai đó buồn bã hoặc khóc.
  6. Họ không nói nhiều về bản thân họ. Bạn mong họ sẽ chia sẻ nhiều hơn nhưng dường như họ muốn bạn nói hầu hết trong cuộc nói chuyện. Hoặc họ nói chuyện, nhưng không đả động nhiều về bản thân.

Những đứa trẻ lớn lên với những cảm xúc bị coi thường, không được khuyến khích hoặc bị từ chối sẽ học cách coi thường cảm xúc của chính mình. Họ hầu như tự xây bức tường bao quanh bản thân để họ không gây trở ngại hoặc là gánh nặng cho chính họ hoặc bất kỳ ai khác.

Một số người có thể nghĩ rằng điều này nghe có vẻ là một chiến lược tuyệt vời, và về mặt vượt qua thời thơ ấu của bạn, theo nhiều cách khách nhau. Nhưng bạn phải trả giá rất cao.

Bạn lớn lên và bị mất kết nối với cảm xúc của bản thân. Điều này khiến bạn khó biết được những gì bạn cảm thấy, thích, muốn và cần, và ngay cả khi bạn biết, bạn có thể cảm thấy ích kỷ và sai lầm hoặc không thể diễn đạt nó. Trong sâu thẳm, bạn cảm thấy ít quan trọng hơn, ít giá trị hơn, ít xứng đáng hơn những người khác. Bạn bị hoang mang bởi thế giới của cảm xúc và dễ dàng bị lấn át bởi chúng.

Nhưng bạn đi qua cuộc đời có lẽ nghĩ rằng bạn sẽ ổn, đôi khi tin rằng bạn vẫn ổn. Và đôi khi, mà bạn không biết, những người gần gũi với bạn thoáng thấy những gì còn thiếu và bối rối vì nó.

Bạn có thể làm gì nếu bạn biết ai đó bị CEN – (bị bỏ rơi cảm xúc tuổi thơ ấu).

  1. Hãy khuyến khích họ thể hiện bản thân. Nghiêm túc nói với họ rằng bạn quan tâm đến những gì họ muốn, cần, cảm nhận và suy nghĩ. Hỏi họ những câu hỏi thẳng thắn thay vì mong họ tự lên tiếng.
  2. Đề nghị hỗ trợ họ thêm khi một vấn đề hoặc xung đột xuất hiện. Hiểu được điều này là rất khó đối với họ và tại sao có thể giúp bạn có thêm sự đồng cảm đối với sự khó chịu của họ.
  3. Tùy thuộc vào mối quan hệ của bạn với người đó, bạn có thể nói chuyện với họ về khái niệm CEN. Nếu họ quan tâm, hãy gửi cho họ một liên kết đến blog này hoặc một liên kết trước đó mà bạn nghĩ rằng họ có thể nhận được sự cảm thông. Hoặc yêu cầu họ thực hiện Bảng câu hỏi thờ ơ cảm xúc (liên kết bên dưới) hoặc đọc cuốn sách “Tiếp tục với nguồn năng lượng cạn kiệt” (cả 2 liên kết nằm phía dưới, trong tài khoản của tôi).
  4. Một cảnh báo nhỏ. Người bị CEN không thể nhìn thấy sự bỏ bê cảm xúc của họ cho đến khi họ sẵn sàng, vì vậy bạn hãy cẩn thận với việc này. Bạn có thể cố gắng gieo một hạt giống của sự hiểu biết nhưng phần còn lại là tùy thuộc vào họ. Cuối cùng, khi đã trưởng thành, họ phải chịu trách nhiệm về CEN của chính họ và nó sẽ ảnh hưởng đến bản than họ và mọi người xung quanh như thế nào trong cuộc sống. Cuối cùng, chữa lành được hay không là tùy thuộc vào họ.

Vì những người mắc CEN không nhận được đủ sự đồng cảm và giáo dục cảm xúc khi còn nhỏ, họ không mong nhận được nó khi trưởng thành.

Những người khác có thể ấp ủ vinh quang hoặc danh tiếng, nhưng người CEN lại khá đặc biệt. Khi bạn ở trong một vị trí đưa ra sự đồng cảm, sự chú ý và lòng trắc ẩn cho một người CEN, bạn đang dành cho họ món quà tốt nhất, sự quan tâm nhất, có giá trị nhất trong tất cả.

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: https://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

Nguồn: https://blogs.psychcentral.com/childhood-neglect/2020/05/if-someone-has-these-6-personality-traits-they-may-have-childhood-emotional-neglect/

Dịch: ONG TRUM

Biên tập: Hương

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan