Nếu bạn là người hay lo lắng, làm cách nào bạn vượt qua vòng phỏng vấn một cách thuận lợi?

Nhà tuyển dụng rất thông cảm với những ứng cử viên đang cảm thấy căng thẳng và hồi hộp. Tuy nhiên, nếu bạn quá căng thẳng, họ có thể nhầm rằng bạn đang cứng nhắc/ xa cách/ không chú ý. Vì vậy, bạn muốn khôn khéo giải quyết điều đó...


Một độc giả từng hỏi tôi:


“Sắp tới, tôi sẽ bước vào cuộc phỏng vấn để có được một cơ hội cho công việc đầu tiên của tôi trên con đường sự nghiệp. Tôi rất biết ơn nếu bạn có bất kỳ lời khuyên hoặc kế sách nào hữu ích cho một buổi phỏng vấn thuận lợi xin hãy chia sẻ cho tôi? Có thể đó là một phương pháp thực hành, hoặc cách để giảm áp lực, tình trạng căng thẳng thần kinh,...


Cảm ơn bạn, Meredith”


Trong công việc kinh doanh trước đây của tôi, tôi đã tuyển dụng nhiều nhân tài. Tôi đã dành rất nhiều thời gian ngồi ở “nửa bên kia” bàn ban giám khảo. Đó là một trải nghiệm mở mang tầm mắt vì tôi đã chứng kiến cái cách mọi người lặp đi lặp lại những sai lầm giống nhau, có lẽ đó là những lỗi phổ biến mà mọi người rất “thích” mắc phải chăng? Vậy nên, tôi nghĩ rằng tôi sẽ chia sẻ với bạn một số kinh nghiệm mà tôi đúc kết được từ những cá nhân đã làm tốt và những gì họ đã làm sai trong các cuộc phỏng vấn xin việc.


Thứ nhất, trong trường học cũng như trong cuộc sống nói chung, mọi người nói QUÁ NHIỀU về kinh nghiệm nhưng lại nhắc đến QUÁ ÍT về thái độ và kỹ năng xã hội của mình.


Hãy thử hỏi bất kỳ chủ doanh nghiệp thành công nào xem họ đang tìm kiếm điều gì: Một người có nhiều năm kinh nghiệm? Hay một người có thái độ và kỹ năng xã hội phù hợp? Bạn có biết, mỗi ngày hàng nghìn ứng cử viên có “nhiều năm kinh nghiệm” đã bị từ chối vì họ không thể hiện thái độ chuẩn mực hay tinh thần nhiệt huyết trong công việc ở buổi phỏng vấn.


Tại sao lại như vậy? Vâng, nếu bạn có một thái độ chuyên nghiệp, chắc hẳn mọi thứ sẽ rất suôn sẻ. Và ngay cả những người chưa từng có kinh nghiệm cũng sẽ học được điều này. Với thái độ sai lệch hoặc thiếu thận trọng, sẽ chẳng có - dù chỉ một chút kinh nghiệm nào trên thế giới có thể giúp ích hay cứu vớt được bạn ở bất kì vị trí nào.


Tất cả các nhà tuyển dụng đều nhận thức được điều này một cách sâu sắc. Đối với nhiều công việc, đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm đặc thù hoặc trình độ phù hợp, nhưng chỉ ở một mức độ nhất định nào đó. Đây được coi là bước đệm dành cho bạn. Miễn là bạn đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, đặc biệt là về sự chuyên nghiệp trong công việc.


Bạn cần phải nhạy bén để có thể lăn xả hết mình trong một cuộc chơi, và buổi phỏng vấn chính là một trò chơi cân não. Tuy nhiên, một khi bạn đã bước chân vào cuộc chơi đó, […] yếu tố ưu tiên hàng đầu để đạt được thỏa thuận là động lực để dành lấy tấm vé may mắn ( tức thái độ bạn giải quyết sự việc)… 


Tiếp theo là kỹ năng xã hội.


Tại sao kỹ năng xã hội lại có ý nghĩa quan trọng như thế? Hầu hết các ứng viên tôi đã gặp đều không biết về điều này, nhưng QUÁ KHÓ KHĂN để phối hợp một nhóm người sử dụng hiệu quả 8 giờ mỗi ngày để cùng nhau làm việc chung một môi trường căng thẳng trong nhiều năm liền mà họ còn vẫn làm việc tốt với nhau. 


Những cuộc cạnh tranh, ganh tị gay gắt lẫn nhau của nhân viên trong mỗi công ty đã tiêu tốn một lượng thời gian và tiền bạc đáng kể, vì vậy nhà tuyển dụng MONG MUỐN những người có kỹ năng xã hội chuyên nghiệp làm việc ở công ty của họ, để đảm bảo rằng những người này có thể làm việc cùng nhau.


Bạn thấy nó dễ hiểu chứ? Rất ngầu mà phải không.



Hãy ghi nhớ điều sau, đây là lời khuyên tốt nhất của tôi gửi tới bạn để hoàn thành buổi phỏng vấn xin việc:


1. Nhà tuyển dụng không quá bận tâm việc bạn lo lắng hay căng thẳng trong buổi phỏng vấn


Nhà tuyển dụng rất thông cảm với những ứng cử viên đang cảm thấy căng thẳng và hồi hộp. Tuy nhiên, nếu bạn quá căng thẳng, họ có thể nhầm rằng bạn đang cứng nhắc/ xa cách/ không chú ý. Vì vậy, bạn muốn khôn khéo giải quyết điều đó. Trước khi bước vào cuộc phỏng vấn, hãy nhắc nhở bản thân nhớ rằng cảm giác lo lắng là điều rất bình thường! Sẽ không sao hết, nếu bạn có thể bộc lộ cảm xúc của bản thân. Bạn thậm chí có thể nói với nhà tuyển dụng rằng “Buổi phỏng vấn hôm nay rất quan trọng đối với tôi, vì vậy khiến tôi cảm thấy hơi hồi hộp”. (Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn và nó sẽ chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn QUAN TÂM đến buổi phỏng vấn.)


2. Thái độ là một yếu tố cản trở thành công của một cuộc thương lượng


Nhiều ứng cử viên đi phỏng vấn luôn muốn gây chú ý với nhà tuyển dụng nhưng họ lại bỏ qua sự cần thiết của việc thể hiện niềm ĐAM MÊ đối với công việc. Nếu bạn thực sự hào hứng với vị trí bạn nộp đơn ứng tuyển, hãy cho nhà tuyển dụng biết cảm xúc của bạn. 


Đưa cho họ một số nhận xét tích cực về lợi ích của công ty hoặc địa điểm của công ty mà bạn thích. (Tôi giật mình khi nghĩ về cách ứng cử viên không hề đưa ra bất kì điều gì cho nhà tuyển dụng thấy rằng họ say mê với công việc, bởi vì thái độ của họ là một yếu tố phá vỡ thỏa thuận khi nó liên quan đến việc đạt được một công việc hay không)


3. Đừng cho rằng họ biết rõ về sự nhiệt tình của bạn


Người khó tìm nhất là người dành tâm huyết cho công việc. Nếu bạn đóng vai trò của một nhà tuyển dụng, bạn sẽ phải làm mọi thứ có thể để tìm ra những nhân viên có đầy lòng nhiệt huyết, những người sẽ làm việc hàng giờ liền ngay cả trong giai đoạn khó khăn nhất. 


Trong trường hợp có khả năng họ sẽ cân nhắc đến bạn vào vị trí ứng tuyển, hãy thể hiện sự nhiệt tình của bạn bằng cách thông báo với họ bạn rất sẵn sàng làm việc ở công ty tại vị trí đó bởi vì lí do là A, B, C,...


Đúng vậy, đừng chỉ nói những lời sáo rỗng như "Tôi muốn nó"; hãy nói cho họ biết chính xác lý do bạn thích nó!


ĐỪNG nói: “Tôi rất thích làm việc ở đây”.


NÊN nói: “Tôi rất thích công việc ở đây vì từ khi tôi còn nhỏ, tôi đã yêu thích [thứ gì đó liên quan đến công việc] và tại nơi đây có thể sẽ là biến ước mơ của tôi trở thành hiện thực. Tôi biết để làm được điều đó không phải lúc nào cũng dễ dàng nhưng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng tinh thần để chiến đấu. Chẳng hạn, ở công việc trước đây tôi làm, chúng tôi gặp [một vấn đề lớn] và tôi đã cố gắng hết sức để giải quyết nó bằng cách [cho biết cách bạn đã giải quyết nó]”.


Lưu ý: Vấn đề không phải là bạn phải yêu thích thứ gì đó từ khi còn là một đứa trẻ, hay bạn được làm một anh hùng trong sự nghiệp trước đây của mình! Đây chỉ là cách bạn chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy lý do tại sao bạn thực sự mong muốn công việc này.


4. Không sử dụng các cụm từ sáo rỗng, hãy cung cấp bằng chứng.


Đừng đề cập đến bất cứ điều gì như "Tôi đáng tin cậy" hoặc "Tôi làm việc rất chăm chỉ." Điều đó khó xác thực đối với nhà tuyển dụng và càng cho thấy bạn là người khoe khoang. Nhưng nó lại là những lời nói mà mọi người đều sử dụng trong buổi phỏng vấn. Thay vì nói như vậy, hãy kể với nhà tuyển dụng về những tình huống hoặc những thời điểm có thể chứng tỏ bạn là người đáng tin cậy và làm việc chăm chỉ. Nói cho họ nghe những câu chuyện thực tế mà bạn đã giải quyết hoặc những thành tích bạn đã đạt được. Tùy ý bạn chọn, ví dụ hãy đề cập rằng "Những đồng nghiệp ở công ty trước đây tôi làm, họ coi tôi là người đáng tin cậy. Tôi nghĩ đó là bởi vì [thông báo cho họ về những khoảnh khắc cụ thể] ”



5. Kỹ năng xã hội


Trên đây là 4 tiêu chí về việc thể hiện THÁI ĐỘ chuyên nghiệp. Nhưng còn trong lĩnh vực khác, như KỸ NĂNG XÃ HỘI thì sao? Đối với cả nhà lãnh đạo và nhân viên, việc áp dụng các quy tắc để trở thành người thân thiện trong chốn công sở cũng giống như việc họ áp dụng vào cuộc sống nói chung. Hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng của bạn là một người rất coi trọng những phẩm chất tương tự ở những con người mà bạn từng trải qua.


CHÚC BẠN MAY MẮN TRONG BUỔI PHỎNG VẤN!


P.S. Hãy cho tôi biết nếu bạn có bất kỳ câu hỏi thắc mắc nào trong phần bình luận bên dưới!


----------

Dịch bởi: Moa 

Biên tập: Ori

Nguồn ảnh: Pexels

Tham khảo: David A. Morin - How to ace the job interview if you’re nervous <https://socialpronow.com/blog/former-recruiter-heres-truth-job-interviews/ >

----------



BẢN THẢO
Bài viết liên quan