Nghệ thuật biểu hiện - Cái đẹp của hiện thực chủ quan

Mỗi tác phẩm nghệ thuật đều truyền tải một loại ma thuật riêng biệt. Cách những người nghệ sĩ bóp méo hiện thực và nhét chúng vào lăng kính của xúc cảm cá nhân là một trong những lý do tạo nên sức hút độc đáo của trường phái biểu hiện.



Trong lịch sử đã từng xuất hiện một trường phái nghệ thuật rất đặc biệt. Được gọi với cái tên “Expressionism” - Chủ nghĩa biểu hiện, loại hình nghệ thuật này đã đánh những dấu mốc quan trọng trong hành trình phát triển của nghệ thuật. Quyến rũ và bí ẩn, sự đơn giản, chiều sâu và vẻ đẹp của chủ nghĩa biểu hiện cuốn hút và mê hoặc tâm hồn chúng ta dù là người thường hay một chuyên gia nghệ thuật. Ngay từ khoảnh khắc chạm mắt, dường như tình yêu và lòng say mê dành cho loại nghệ thuật đầy bí ẩn này đã được định sẵn.


Nghệ thuật là phép màu nhiệm. Mỗi tác phẩm nghệ thuật đều truyền tải một loại ma thuật riêng biệt. Trong những năm qua, có rất nhiều phong trào nghệ thuật quan trọng được khơi nguồn, nhưng chỉ một vài phong trào đã đứng vững trước thử thách của thời gian nhờ giá trị thẩm mĩ và vẻ đẹp cuốn hút của chúng. Một trong những phong trào như vậy là chủ nghĩa biểu hiện. Phong trào đặc biệt này đã để lại một ấn tượng mạnh mẽ và lâu dài trong suốt những năm cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20 với hình thức đơn giản nhưng rất giàu chiều sâu. Chúng nhấn mạnh, thậm xưng trong sự thể hiện cảm tính - xúc cảm của chủ thể (thường là cảm xúc con người hoặc một nhóm người) hoặc xúc cảm của chính người họa sĩ. Vì vậy, người ta thường cảm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa chúng và thế giới trực giác.


“Cách những người nghệ sĩ bóp méo hiện thực và nhét chúng vào lăng kính của xúc cảm cá nhân là một trong những lý do tạo nên sức hút độc đáo của trường phái biểu hiện” 


Mĩ thuật không chỉ những mảng màu sắc, những đường nét vô tri nằm ngủ yên trong một khuôn khổ bó hẹp. Ngược lại, chúng tồn tại, sinh sôi nảy nở và sống cùng cuộc đời của chính người danh họa. Trên những trang giấy, người nghệ sĩ đang vẽ ra những nhịp đập của trái tim. 


Và, cảm hứng của trường phái biểu hiện, đã bắt nguồn từ điều đó. Vậy nghệ thuật biểu hiện thực chất là gì? Chủ nghĩa biểu hiện là một phong trào nghệ thuật tiên phong, một xu hướng phát triển bắt nguồn từ đầu thế kỷ 20 ở Berlin - Đức và Áo. Trong phong cách nghệ thuật này, nghệ sĩ cố gắng miêu tả những cảm xúc chủ quan và phản ứng mà các đối tượng và sự kiện khơi dậy thay vì chỉ phản ánh thực tế khách quan. 

Thuật ngữ biểu hiện có nguồn gốc từ các bức tranh được trưng bày bởi Julien-Auguste Hervé vào năm 1901 tại Paris, mà ông gọi là Chủ nghĩa biểu hiện. Có những đặc điểm nghệ thuật riêng biệt trong chủ nghĩa biểu hiện làm cho nó khác biệt với các phong cách khác. Không giống như những bức tranh theo trường phái ấn tượng, những bức tranh biểu hiện chứa đầy hình ảnh và cảm xúc sống động, và chúng thường được mô tả như một góc tối trong bản chất con người. Việc sử dụng các nét vẽ bị bóp méo và kích động cũng là một cách biểu thị hiệu ứng cảm xúc trong những bức tranh này.



Do đó, những bức tranh này chỉ tái hiện thế giới từ góc độ chủ quan và bóp méo chủ đề một cách triệt để để tạo hiệu ứng cảm xúc nhằm gợi lên tâm trạng hoặc ý tưởng và tạo hiệu ứng cảm xúc. Hơn nữa, những nghệ sĩ này đã sử dụng màu sắc tùy ý trong tác phẩm của họ, có nghĩa là các đối tượng được miêu tả bằng màu sắc không có quan hệ tự nhiên với họ (khuôn mặt màu xanh lá cây, bầu trời màu cam, v.v.).


Đặc điểm của chủ nghĩa biểu hiện


Có những đặc điểm nghệ thuật riêng biệt trong chủ nghĩa biểu hiện làm cho nó khác biệt với các phong cách khác, cụ thể là: 


1. Sự bóp méo của thực tế. 


Những người theo chủ nghĩa biểu hiện miêu tả hiện thực chủ quan hơn là chủ nghĩa hiện thực. Họ bóp méo chủ đề thông qua các nét vẽ, các nhân vật một cách triệt để nhằm tạo ra các hiệu ứng cảm xúc. Không gian rời rạc và các vấn đề chủ đề bị bóp méo - điều này được sử dụng để minh họa những lo lắng và sự cô lập mới trong cuộc sống đô thị.


"Trên thực tế, họ bày tỏ chính những gì đang diễn ra bên trong họ -

có thể là những giằng xé nội tâm, những bất mãn với thời cuộc. "


2. Cái nhìn nội tâm


Như đã đề cập ở trên, những người nghệ sĩ không bắt chước và sao chép cuộc sống hàng ngày. Họ tập trung vào những gì đến từ bên trong, những thứ thuộc về bản ngã. Do đó, nghệ thuật biểu hiện được coi là một loại nghệ thuật trực quan.


3. Tính cảm xúc


Mục đích của những người nghệ sĩ là làm nổi bật cảm xúc và suy nghĩ. Họ sử dụng các tông màu đậm, mạnh và tùy ý.Thông thường các đối tượng được miêu tả bằng màu sắc không có mối quan hệ tự nhiên với chúng. Thậm chí, các nghệ sĩ như Wassily Kandinsky còn gán màu cho các cảm giác khác nhau (màu đỏ cho niềm vui, màu vàng cho sự tức giận, v.v.).


4. Tính kịch tính.


Các nghệ sĩ theo phong cách này cũng kết hợp sự tưởng tượng và thiên hướng bạo lực trong cách vẽ để thể hiện chân thực, đôi lúc phóng đại sự cực đoan của cảm xúc. Các tác phẩm của họ đại diện cho những lo lắng, bất an và góc khuất tồn tại trong tâm trí của con người. 


Phẩm chất quan trọng nhất trong phong trào này là tự do ngôn luận và tập trung vào cảm xúc. Chính vì vậy, các nghệ sĩ đã thể hiện cho người xem cảm xúc của mình một cách vô cùng mãnh liệt. Trên thực tế, những nghệ sĩ này đang thực sự cố gắng tìm lại chính mình trong sâu thẳm tâm hồn. Sau đó, họ thể hiện những chiều sâu bên trong ở các tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp của họ.



"Ngoài ra, do bầu không khí chính trị căng thẳng với những bất ổn trong dân số tại thời điểm này, những người theo chủ nghĩa biểu hiện có xu hướng thể hiện cảm giác vừa rời rạc vừa thất vọng trong các tác phẩm của họ."


Các nghệ sĩ tiêu biểu của trường phái biểu hiện


1. Otto Mueller. 

Mueller là một trong những họa sĩ theo trường phái biểu hiện Đức trữ tình nhất. Chủ đề chính trong các tác phẩm của Mueller là sự thống nhất giữa con người và thiên nhiên; tranh của ông nhấn mạnh sự đơn giản hóa hài hòa về hình thức, màu sắc và đường nét. 


2. Wassily Kandinsky. 

Ông nổi tiếng với nghệ thuật trừu tượng của mình. Tranh của ông đơn giản và giàu màu sắc.


3. Jackson Pollock. 


Paul Jackson Pollock (28 tháng 1 năm 1912 – 11 tháng 8 năm 1956), được biết đến với tên Jackson Pollock, là một họa sĩ nổi tiếng người Mỹ và tác phẩm chính về chủ nghĩa trừu tượng sống động. Ông được biết nhiều đến khả năng đặc biệt là drift painting (vảy sơn)


4. Paul Klee.


Ông là một họa sĩ người Đức. Sử dụng đa dạng các màu sắc, vì vậy các tác phẩm của ông đầy chuyển động, nhịp điệu, tự nhiên và rất rực rỡ.


5. Egon Schiele. 


Ông là một người theo chủ nghĩa biểu hiện cấp tiến và đã phá vỡ các quy ước xã hội với việc khắc họa hình ảnh con người. Ông cũng mạnh tay bóp méo hình ảnh khỏa thân trong tranh của mình.


6. Franz Kafka 


Franz Kafka là một trong những nhân vật nổi bật nhất trong văn học biểu hiện. Ông là một nhà văn người Séc, người đã thể hiện những lo lắng và bất an về con người trong các tác phẩm của mình.


7. Robert Wiener 

Xuất sắc trong lĩnh vực điện ảnh, ông là một đạo diễn kịch câm. Trong bộ phim của ông Các nội của Tiến sĩ Caligari, ông phản ánh về môi trường chính trị. 


Trong lĩnh vực điêu khắc theo trường phái biểu hiện, Ernst Barlach và Jacob Epstein xứng đáng được nhắc đến. Barlach nổi tiếng với các tác phẩm điêu khắc bằng đồng và gỗ. Hầu hết các tác phẩm của ông đều có tình cảm phản chiến, vì vậy cũng bị Đức Quốc xã xếp vào loại nghệ thuật phản động.


Bạn có thể xem nghệ thuật biểu hiện ở đâu?


1. Bảo tàng Brücke. Một trong những bảo tàng quan trọng nhất về chủ nghĩa biểu hiện, tọa lạc tại Berlin, chứa bộ sưu tập lớn nhất về nghệ thuật biểu hiện.


2. Bảo tàng Jorge Rando. Nằm tại Malaga, đây là bảo tàng nghệ thuật theo trường phái biểu hiện đầu tiên ở Tây Ban Nha. Trong bảo tàng có một phòng dành riêng cho tác giả theo trường phái tân biểu hiện Jorge Rando.


3. Trang web “Galleries and museums of abstract expressionism.”


 Trong mục The Art Story, bạn có thể tìm được các tác phẩm của loại hình nghệ thuật này.


4. Bảo tàng Guggenheim. 


Bảo tàng này nằm ở New York, chứa các tác phẩm nổi tiếng theo trường phái biểu hiện của các nghệ sĩ như Max Ernst, Wassily Kandinsky và Paul Klee. Ngoài ra, bạn cũng có thể truy cập bảo tàng này thông qua trang web chính thức.



"Chủ nghĩa biểu hiện là một trào lưu đầy cảm xúc, thể hiện sâu sắc ý nghĩa của việc làm người. Trên thực tế, cả trào lưu nghệ thuật biểu hiện phát triển qua hàng loạt chuyển động đa dạng khiến bạn phải kinh ngạc trước nhiều sắc thái của nó. Mỗi nghệ sĩ và tác giả hoàn toàn có phong cách khác nhau, và mỗi người trong số họ lại khiến bạn suy ngẫm về những thông điệp riêng biệt. "


Dịch bởi: Rabbie

Biên tập: Rabbie

Ảnh: Pinterest

Nguồn bài gốc: 

Using Stories to Understand Multiple Intelligences

Available at: https://exploringyourmind.com/using-stories-to-understand-multiple-intelligences/

Tham khảo: https://vi.strephonsays.com/what-is-the-difference-between-impressionism-and-expressionism


BẢN THẢO
Bài viết liên quan