Nghiện trong văn học

Thậm chí cả những tác giả giỏi vẫn có thể khiến hiểu nhầm trở nên nghiêm trọng hơn



Hành vi nghiện có thể khá kịch tính, nên nó thường hay được dùng trong truyện và tiểu thuyết để khắc họa con người với những cảm xúc mãnh liệt. Sau đây là một vài ví dụ minh họa từ một cuốn tiểu thuyết tôi đã đọc gần đây: 


  • "Những hình ảnh ấy lại hiện ra và kéo theo cả nỗi đau giày vò tâm can. Cần thêm nhiều thuốc giảm đau nữa để xoa dịu cơn đau này." 


  • "Lúc trước anh ta từng được cứu sống khi đang tìm kiếm sự giúp đỡ với những viên thuốc cũng như những hình ảnh vốn dĩ đã ăn sâu vào tiềm thức anh ta."

 

Những câu trích dẫn trên đã hoàn thành tốt nhiệm vụ truyền tải sự kịch tính nhưng nó cũng đồng thời làm nổi bật lên một trong những nhầm lẫn thường thấy về sự nghiện. Để tôi giải thích ý của mình: 


"Cần thêm nhiều thuốc giảm đau nữa để xoa dịu cơn đau này." 


Hầu hết mọi người nghĩ rằng những hành vi nghiện, đặc biệt là sử dụng thuốc, mang mục đích xua tan, che giấu, hoặc trốn tránh những cảm xúc đau khổ. Lối suy nghĩ này là nguyên nhân chính dẫn đến sự đoan chắc rằng những người trải qua những hành vi nghiện là những người yếu ớt, bạc nhược, và thậm chí hèn nhát. Nhưng sự thật hoàn toàn ngược lại. 


Cũng giống như những dấu hiệu tâm lý khác, những hành vi nghiện là kết quả của một hoạt động phức tạp trong trí óc. Chúng xảy ra khi con người cảm thấy bị chôn vùi trong sự bất lực. Thực hiện một hành động (hành vi nghiện) làm đảo ngược cảm giác bất lực này, và việc thực hiện hành động ấy bị chi phối mạnh mẽ bởi cơn phẫn nộ (vô cùng bình thường) cái mà luôn xảy ra để phản ứng lại với cái cảm giác bị sự bất lực chôn vùi. Tuy nhiên, phải nói thêm là hành động này không được bộc lộ trực tiếp mà bằng những cách khác như: dùng thuốc, cờ bạc, ăn uống v.v. Và bởi vì hành động này bị chi phối bởi cơn phẫn nộ thông thường (với sự bất lực), hành động ấy thường hay bị thúc ép về mặt cảm xúc: Cơn phẫn nộ trở thành sự thúc đẩy mạnh mẽ lặp lại hành vi ấy. Trước đó tôi đã miêu tả cơ chế đứng sau cơn nghiện trên trang này rồi cho nên tôi sẽ không nói thêm ở đây nữa, nhưng các bạn có thể tìm đọc nó ở những bài đăng trước đó và tham khảo thêm ở những phần thảo luận trong sách của tôi (The Heart of AddictionBreaking Addiction). 



Nghiện là một dấu hiệu tâm lý phức tạp. Hãy nhớ rằng mặt thể xác của chứng nghiện ma túy có thể dễ dàng được chữa trị và cũng chẳng phải là lý do cho việc liên tục tái nghiện, thậm chí sau khi đã cai nghiện. Vì đó là một nỗ lực mang tính chủ động để làm đảo ngược cảm giác bất lực, cho nên cái tư tưởng nghiện chỉ đơn giản là một cách "giảm đau" về cơ bản là lối suy nghĩ tụt hậu. Lỗi này xuất hiện vì con người từng nghĩ rằng nghiện chỉ bao gồm nghiện ma túy, và bởi vì ma túy khiến đầu óc mụ mị cho nên đó là chức năng của chúng trong việc nghiện. Nhưng lại không có ai nói rằng một người tự ép mình dọn dẹp nhà cửa là để "giảm đau", thế nhưng tâm lý của người đó lại không khác gì với tâm lý của một người tự ép mình uống rượu. Thật vậy, như tôi đã nói, con người thường hay thay đổi qua lại giữa những hành vi nghiện/mang tính ép buộc liên quan đến ma túy và không liên quan đến ma túy. Việc chúng có thể thay thế cho nhau chứng minh rằng chúng vận hành theo cùng một cơ chế. 


"Anh ta tìm kiếm sự giúp đỡ với những viên thuốc cũng như những hình ảnh vốn dĩ đã ăn sâu vào tiềm thức anh ta." 


Vấn đề ở chỗ này lại đơn giản hơn. Tác giả viết rằng có hai thứ cần được giúp đỡ: những viên thuốc và những hình ảnh. Nhưng lại chẳng có hai vấn đề nào ở đây cả. Dùng thuốc là một hành vi (nghiện) mang tính ép buộc có chức năng là để điều khiển những cảm xúc bị khơi lên bởi những hình ảnh. Điều đó có nghĩa là chỉ có một vấn đề duy nhất, đó là bất cứ thứ gì cũng là vấn đề bên trong người đàn ông này khi anh ta trông thấy những hình ảnh đó, từ đó chôn vùi anh ta trong sự bất lực. 


Có thể tôi trông khá là khó tính trong việc phân biệt này, nhưng có một vấn đề quan trọng ở đây. Bằng việc tách hành vi sử dụng thuốc của người đàn ông này ra thành một vấn đề riêng, tác giả đã chối bỏ bản chất thật sự của việc nghiện. Chính vì việc lỗi này diễn ra quá thường xuyên đã dẫn đến cách chữa trị thất bại. 



Nếu người đàn ông trong cuốn tiểu thuyết này xem thuốc của anh ta như là một vấn đề, thì anh ta sẽ phí thời gian điều trị bao gồm cả việc nói về chúng, cách chúng tác động lên cơ thể, và tại sao chúng lại không tốt cho anh ấy thay vì nói và học về những thứ bên trong tâm trí anh ấy đã dẫn anh ấy đến với việc ép mình sử dụng chúng. Bằng cách mô tả những viên thuốc và những hình ảnh tách biệt với nhau, tác giả quyển sách này đã bỏ qua bản chất của sự nghiện. 


Tiểu thuyết và truyện thường hay phản ánh tình trạng hiện tại của kiến thức trong văn hóa, hay còn gọi là những hiểu biết được thừa nhận. Bằng việc phản ánh những tư tưởng được xã hội chấp nhận này vào chúng ta, chúng có thể âm thầm củng cố rằng chúng là chân lý, mặc kệ hậu quả. Nhưng những hiểu biết thông thường về nghiện, và cách điều trị, lại xui thay hoàn toàn sai. Cho nên trong việc đọc sách, tốt hơn hết nên ý thức rằng thậm chí những tiểu thuyết gia vĩ đại vẫn có thể phản ánh sự thiếu hiểu biết trong văn hóa của họ.  


Dịch: #Zealous

Nguồn: Addiction Fiction | Psychology Today

Ảnh: Sưu tầm

--------------------

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: https://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

Theo dõi các kênh chính thức của A Crazy Mind tại:

Website: https://acrazymind.vn/

A Crazy Mind (Page): https://www.facebook.com/acrazymindVN/

Viết để trưởng thành (Page): https://www.facebook.com/acm.vietdetruongthanh

Viết kết nối (Page): https://www.facebook.com/VietKetNoi.yennhi/

A Crazy Mind – Viết để trưởng thành (nhóm công khai): http://bit.ly/Group-VDTT

Câu chuyện điên rồ của tôi (nhóm riêng tư): https://bit.ly/acm-cauchuyendienro

A Crazy Mind – Hỏi đáp tâm lý: http://bit.ly/Group-HDTL

A Crazy Mind – Mỗi ngày một trang sách: http://bit.ly/ACM-MNMTS

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan