Ngoài cậu, không ai được phép nói cậu có giá trị hay không

Khi ai đó miệt thị, phê bình hay chỉ trích bạn, không phải vì bạn làm chưa tốt, mà là chưa đủ tốt mà thôi.


Khi ai đó miệt thị, phê bình hay chỉ trích bạn, không phải vì bạn làm chưa tốt, mà là chưa đủ tốt mà thôi. Sau một làn sóng phê phán kéo dài nhiều năm trời về sự khác biệt của bản thân từ người khác, giờ một người quen của tôi không còn thấy tệ về bản thân (như đã từng) nữa. Cô ấy đã có thể tập trung vào những việc của mình kể cả nó có vất vả hơn, hơn là phụ thuộc vào hay giữ những mối quan hệ khiến bản thân cô ấy cảm thấy tệ về chính mình.


Nên hôm nay tôi muốn viết 1 đoạn ngắn về chủ đề này. Hi vọng nó có ích cho ai đó đang cảm thấy tệ về bản thân chỉ vì có vẻ như không-giống-người-bình-thường. Niềm tin vào giá trị bản thân có lẽ là điều tiên quyết để có được sự tự tin. Nghĩa là không ai ngoài bản thân bạn cho phép bạn nghi ngờ năng lực của mình.


"Thật tệ khi ai đó cứ xoáy sâu vào những điều khiến mình tự ti, thậm chí mất ý chí để thực hiện mục tiêu và hơn hết, sau khi chia sẻ với cậu, mình biết mình cần phải làm gì. Rằng sau này, dù bằng cách nào đi chăng nữa, mình cũng sẽ không làm việc và giữ mối quan hệ với những ai hạ thấp giá trị bản thân mình."-Người bạn mình chia sẻ - "Mình sợ đến một ngày, vì sự dày đặc của quá nhiều lời chỉ trích và phê phán, chúng sẽ khiến mình không còn là mình nữa. Nó khiến mình mất tự tin khi làm những việc mà mình kỳ vọng hay mơ ước. Tại sao người khác không thể khích lệ nhau mà cố gắng? Tại sao họ luôn coi nhau như những người mà họ vốn cho là?"



Ở trong phim Anne Tóc Đỏ có một lời thoại như trong ảnh. Nếu bạn theo dõi cả bộ phim, bạn sẽ biết cô bé đối diện anne nghĩ mình có quyền trách móc, thậm chí là bạt tai Anne với tâm lý nạn nhân. Rằng mình bị hại, mình có quyền phán xét người khác. Có thể rất nhiều người hay phán xét không đóng vai nạn nhân, nhưng cũng phần nào phản chiếu những điều mình không thể làm hay phóng chiếu tội lỗi của mình lên người khác. Trong khi rõ ràng, Anne lên tiếng hoàn toàn vì mục đích tốt (còn tốt như thế nào thì các bạn có thể xem phim có lẽ sẽ dễ hiểu hơn -"Bản thân người phụ nữ khi sinh ra đã đầy đủ phẩm hạnh, kể cả không có đàn ông-Anne").


Nếu theo dõi Anne with an E nhiều phần, hẳn người xem ai cũng khao khát có một một thứ giống cô bé này: Một trái tim dũng cảm - vì một trong những sự dũng cảm nhất là cho dù có chuyện gì xảy ra hay bất kỳ ai miệt thị bạn hay chỉ vì bạn khác biệt, không có nghĩa rằng bản thân bạn không có giá trị. Ở trong phim phần này cũng có nhắc đến sự kỳ thị người da đỏ và người da đen bởi vì họ không giống phần đa số (người da trắng), trong khi họ cũng có những phẩm chất và sự thông minh không khác gì những người da trắng bình thường. Tuy nhiên, họ cũng bị kỳ thị chỉ bởi vì họ khác biệt.


Sự nhầm lẫn duy nhất ở đây ở cả hai phía: Sự khác nhau về hệ giá trị, mà thôi.


Phải mất rất lâu bạn của mình mới có một niềm tin mãnh liệt rằng, điều tồi tệ xảy ra này chỉ đang phản ánh rằng cô ấy cần phải sửa đổi, hoặc phải cố gắng nhiều hơn nữa, trong tương lai.


Khi bạn mắc sai lầm, điều đó không có nghĩa rằng bạn thật kém cỏi, hay bạn không có giá trị nào, nó có ý nghĩa rằng bạn cần cải thiện, sửa đổi bản thân để trở thành phiên bản tốt hơn. Quá trình sửa đổi để tiến bộ hơn bao giờ cũng thật khó khăn và khắc nghiệt. Vì thực tế, có rất nhiều người lảng tránh việc đối mặt với những khiếm khuyết đó, thay vì phải trải qua một quá trình thay đổi đem lại không ít sự đau đớn - một quá trình giúp bạn trưởng thành một cách vững chãi.


Yến Nhi

Art: “Jan van Huysum, also spelled Huijsum (15 April 1682 – 8 February 1749) was a Dutch painter.”

BẢN THẢO
Bài viết liên quan