Những đặc điểm thường thấy của những đứa trẻ lớn lên từ gia đình đổ vỡ (hoặc không êm ấm)

Nếu bạn theo dõi các thông tin về tâm lý và xã hội học, có lẽ bạn đã rất quen thuộc đến các lý thuyết cũng như kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của gia đình lên mỗi cá nhân trong xã hội.



Nếu bạn theo dõi các thông tin về tâm lý và xã hội học, có lẽ bạn đã rất quen thuộc đến các lý thuyết cũng như kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của gia đình lên mỗi cá nhân trong xã hội. Những người lớn lên từ những gia đình không êm ấm, rối loạn chức năng hay đổ vỡ trong tình cảm thường có tỉ lệ rối loạn hành vi cao hơn. Dưới đây là những dấu hiệu và triệu chứng ban đầu xuất hiện lên những người trẻ này trong sinh hoạt gia đình cũng như các mối quan hệ xung quanh:




1. Họ xuất hiện các hành vi liên quan đến lòng tự trọng thấp (coi thấp giá trị bản thân, tự ti về bản thân), họ ít có sự đồng cảm và quan tâm đến vấn đề mà những người trong gia đình mình gặp phải. Vì vậy, các thành viên trong gia đình thay vì được thấu hiểu, họ cố giấu nỗi đau và dùng cách che giấu nó bằng các hành vi như thiếu tôn trọng trong gia đình, hoặc cố kiểm soát, chỉ trích người khác.

2. Họ cô lập cảm xúc của mình khỏi những thành viên trong gia đình, cũng như họ cảm thấy không thoải mái thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của bản thân với những người giám hộ (bố mẹ, người thân,…)

3. Họ lo lắng và nhạy cảm quá mức trước những hành vi giận giữ của người khác, hay các tình huống chỉ trích cá nhân nhắm vào người khác (có thể là họ hoặc những người xung quanh).

4. Họ bị thu hút bởi những người cũng có trải nghiệm tiêu cực, ít quan tâm đến cảm xúc của người khác. Họ vô thức tìm kiếm và qua lại với những mối quan hệ cũng đến từ các “gia đình không êm ấm” khác. Ví như họ sẽ dễ bị thu hút bởi những người có cảm xúc rời rạc, xa cách; dễ rơi vào tình yêu với những người cũng là nạn nhân của hoàn cảnh gia đình như họ, đều có cảm giác thiếu an toàn và gặp khó khăn trong việc lắng nghe cảm xúc như họ.

5.Họ phát triển xu hướng rối loạn về việc chịu trách nhiệm với các vấn đề trong cuộc sống. Họ có thể trở nên QUÁ TRÁCH NHIỆM với người khác (họ cố gắng giải quyết các vấn đề của người khác và nghĩ rằng họ phải có trách nhiệm với việc đó) hoặc THIẾU TRÁCH NHIỆM QUÁ MỨC với bản thân mình (họ mong muốn người khác phải chịu trách nhiệm và xử lý, để tâm đến các vấn đề mà mình gặp phải).

6. Họ cảm thấy tội lỗi khi dùng sự quan tâm lên bản thân mình (có thể vì lòng tự trọng thấp, họ nghĩ mình không đáng để được yêu thương và không nghĩ rằng bản thân mình có giá trị để sử dụng quyền được quan tâm đó). Thay vì vậy, họ quan tâm và để ý đến người khác quá mức, họ như dành tất cả sự quan tâm và nhu cầu mong muốn của bản thân để đặt lên người khác.

7. Khi trở thành phụ huynh trong tương lai, họ gặp khó khăn trong việc diễn giải cảm xúc của con cái mình. Họ không hiểu khi con cái gặp các cảm xúc như khi bị từ chối, bị bác bỏ ý kiến và hành vi, họ hạn chế giải bày cảm xúc của con cái. Và bản thân họ cũng không nhận ra được những vấn đề này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ giữa họ và con cái, cũng như sự phát triển của con cái trong tương lai.

8. Họ có thể xuất hiện những tính cách phụ thuộc, hoặc nặng hơn là mang rối loạn nhân cách phụ thuộc. Họ thiếu đi sự độc lập trong tư duy và suy nghĩ, dễ dàng bị ảnh hưởng và phụ thuộc vào lời nói, hành động của người khác. Họ mang theo những cảm giác sợ hãi vô cớ, thiếu an toàn trong các mối quan hệ khi trưởng thành và sợ bị bỏ rơi một cách kịch liệt.
Vì thế, họ dễ dàng chấp nhận ở lại trong các mối quan hệ khiến họ tổn thương/hoặc làm người kia tổn thương. Tính cách và ý nghĩ này ngăn cản họ khỏi việc được tiếp nhận những mối quan hệ lành mạnh, an toàn và đong đầy yêu thương.

9. Họ dễ gặp phải cảm giác vô vọng, bất lực vì đã quen với cảm xúc tiêu cực, nên họ liên tục gặp phải những cảm xúc như việc bị phủ nhận, cô lập (bởi bản thân họ hoặc luôn nhạy cảm nghĩ rằng người khác phủ nhận, cô lập mình); hoặc khó kiểm soát cảm xúc, hành vi cũng như luôn nghĩ rằng bản thân mình có lỗi dù đôi lúc không phải như vậy.

10. Họ có thể gặp khó khăn trong các mối quan hệ thân mật với người khác. Vì những trải nghiệm lặp lại trong quá khứ, họ khó có thể tin tưởng người khác. Họ không có các giới hạn về cảm xúc hay sự riêng tư cá nhân với người khác.




Việc này gây ảnh hưởng đến sự tôn trọng giữa người khác giành cho họ, khiến họ dễ bị mắc kẹt giữa nhu cầu và cảm xúc của bản thân và của người khác. Có nghĩa là khi yêu, họ có thể quan tâm quá đà hoặc đòi hỏi nhu cầu quá đà (vì họ luôn trao đi nhiều như thế nên muốn được hồi đáp lại số lượng tương tự), khi đối phương không thể trao lại nhiều hoặc tranh luận về vấn đề đó, họ sẽ khó hiểu hoặc nghĩ rằng tại sao người kia lại không thể trao cho họ tình cảm tương đương.




11. Họ ít có kiên nhẫn với các kế hoạch trong cuộc sống, cũng như có nhu cầu kiểm soát mọi thứ mạnh mẽ. Họ có xu hướng hành động bốc đồng, thiếu suy nghĩ và ít nghĩ đến hậu quả.



Các vấn đề phát sinh từ một môi trường lớn lên không lành mạnh sẽ khác biệt ở nhiều cá nhân, tuỳ vào trải nghiệm và cách nhìn nhận vấn đề của cá nhân đó. Trên đây chỉ là một đoạn ngắn trong một mảng bao la về chủ đề này. Nếu bạn tò mò về các vấn đề phát sinh như: lòng tự trọng trong một mối quan hệ của những người có dấu hiệu trên; sự phụ thuộc vào cảm xúc từ người khác và theo đuổi tình yêu đến mức bỏ quên bản thân mình; sự đièu khiển trong tình yêu và các mối quan hệ; hay giải thích rõ về các vấn đề quá khứ liên quan đến stress,… hãy xem các bài mà mình đã post vì mình rất hay viết về những chủ đề này.




Rất nhiều người lớn lên với một trái tim không nguyên vẹn, và cũng rất nhiều người trong số họ đã tự chữa lành và bước qua nỗi đau của mình. Họ luôn khao khát được hạnh phúc, hơn tất cả những gì mà họ đã không có được.


Trong những cách trị liệu mà các nhà tâm lý cũng như nhà tâm thần học từng nghiên cứu qua, thì phương pháp trị liệu “Đứa trẻ bên trong” là một trong những cách có thể thử để tìm lại cảm xúc của chính mình từ những tan vỡ thời thơ ấu.


Trong bài viết về “phương pháp trị liệu tâm lý bằng cách tiếp cận đứa trẻ bên trong bạn”:


Nỗi đau mà đứa trẻ bên trong bạn đang ốm lấy đó chính là “original wound” - là nỗi đau nguyên bản nhất, nó là sự thiếu hụt khiến bản luôn cảm thấy mình trống rỗng, cô đơn. Nếu như nỗi đau này không được chữa trị, nó sẽ luôn ở đó và tác động vào mỗi một sự việc trong cuộc sống mỗi ngày của bạn. Thậm chí, nếu đứa trẻ ấy từng có một tuổi thơ thiếu vắng sự quan tâm và chăm sóc, thì người đó có thể sẽ luôn hành động như một đứa trẻ đến tận bây giờ. Họ có thể sẽ rất có dáng dấp người trưởng thành, tuy nhiên bên trong họ như có một đứa trẻ 5 tuổi lúc nào cũng dễ giận dỗi và không tin tưởng ai, hoặc luôn cố kiểm soát mọi việc trong cuộc sống.


Trong tâm lý học, phần tâm trí này được lưu trữ ở tiềm thức ẩn của mỗi người và là nơi cất giấu đứa trẻ bị tổn thương của mỗi cá nhân. Phần kí ức này thể hiện ra ngoài như một tính cách khác, một con người khác mà chúng ta dùng để giao tiếp xã hội.




Luôn có những bông hoa mọc lên từ những mảnh đất cằn cỗi. Luôn có những tia sáng le lói trong tận cùng của sự tuyệt vọng.

Ảnh: Google


“Inner child therapy” có thể biểu hiện bằng các phương pháp:


- Nói chuyện, tìm hiểu rõ và nhìn nhận thật kĩ đứa trẻ bên trong (hình hài nỗi đau ẩn giấu bên trong mỗi người)

- Thiền định để chạm đến đứa trẻ bên trong

- Nhà trị liệu có thể sẽ để bạn chơi đùa hoặc ôm ấp những đồ vật cũ gắn liền với tuổi thơ của bạn, có thể là gối, là gấu bông hoặc là bất cứ cái gì đứa trẻ là bạn đã từng gắn bó.

- Cho phép bản thân trong hình hài người lớn của bạn được sống và làm những việc mà bạn yêu thích lúc còn nhỏ

- Học cách “làm người chăm sóc” và trông nom, bảo vệ đứa trẻ bên trong ấy


Đọc thêm về phương pháp này: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=363310425159370&set=pb.100044412460250.-2207520000..&type=3


BÀI VIẾT VỀ “NGHIỆN YÊU” - NGUYÊN NHÂN PHÍA SAU MỘT NGƯỜI LUÔN MÙ QUÁNG CHẠY THEO TÌNH YÊU https://www.facebook.com/686131364734779/photos/pb.100044412460250.-2207520000../3153293271351897/?type=3


BÀI VIẾT VỀ SỰ PHỤ THUỘC QUÁ MỨC TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ:

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=355785219245224&set=pb.100044412460250.-2207520000..&type=3


BÀI VIẾT VỀ Quá khứ ảnh hưởng đến cách ta phản hồi lại stress trong cuộc sống. https://www.facebook.com/photo.php?fbid=356838505806562&set=pb.100044412460250.-2207520000..&type=3



Nguyễn Lê Hoài Thương,

Psychology facts- tâm lý học Việt Nam

NGUỒN:

Al Ubaid BA (2017) Cost of Growing up in Dysfunctional Family. J Fam Med Dis Prev 3:059. doi.org/10.23937/2469-5793/1510059

Follow us on Instagram: @psychofacts_tamlyhocvietnam

BẢN THẢO
Bài viết liên quan