Những dấu hiệu của tình yêu độc hại, bạn đã thực sự nhận ra chưa?

Sai lầm luôn tồn tại ở cả tình yêu lành mạnh và không lành mạnh. Đó là bởi vì tình yêu là một quá trình học hỏi không ngừng.


Kể từ ngày bạn được sinh ra, bạn đã tạo lập các mối quan hệ. Điều quan trọng nhất có lẽ là sợi dây tình cảm lãng mạn. Tuy nhiên, ai dạy bạn cách yêu? Bạn có những kỹ năng và bài học nào trong việc yêu? Hơn nữa, nếu điều đó thực sự quan trọng thì tại sao lại không có bất kỳ bài học nào về sự khác biệt giữa tình yêu lành mạnh và tình yêu không lành mạnh.


Câu trả lời thật đơn giản. Đó là bởi vì bạn không cho rằng mình thực sự phải học cách yêu. Thật vậy, đó là một suy nghĩ mà bạn đã khắc ghi từ lâu vào hành vi của mình. Bạn không đắn đo về điều đó bởi vì bạn không có ký ức về khoảng thời gian mà bạn không yêu ai.


Cái ôm đầu tiên của bạn xảy đến trước lời nói đầu tiên. Rất lâu trước khi bắt đầu đi học, bạn đã học cách nhớ thương người khác trong cuộc đời mình. Trên thực tế, ngay từ khi sinh ra, bạn đã hoàn toàn phụ thuộc vào tình yêu thương của người khác để tồn tại.


Cũng như việc, bạn không tính đến việc bạn cần học cách yêu một cách lành mạnh, bạn thường không đặt câu hỏi về cách thể hiện tình yêu của riêng mình. Ngoài ra, mặc dù bạn có thể khá giỏi trong việc phát hiện các dấu hiệu của tình yêu độc hại ở người khác, nhưng bạn không nhận thấy những dấu hiệu này trong các mẫu hành vi của riêng mình.


Xét theo một góc độ, điều này là do, trong bộ não của bạn, yêu thương đồng nghĩa với bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng. Tất cả các động từ tích cực, và có ý nghĩa, về nguyên tắc, đều thuộc tình yêu lành mạnh. Những động từ này hoàn toàn trái ngược với việc làm hại, hoặc làm tổn thương, hoặc ngược đãi. 


Do đó, khi bạn thấy ai đó lạm dụng hoặc thao túng người khác, bạn sẽ tự động có xu hướng kết luận rằng họ không yêu người kia. Tuy nhiên, trên thực tế, điều ngược lại có thể đúng.





Đối xử tệ bạc.


Trên thực tế, các số liệu thống kê cho thấy rằng tất cả chúng ta đều cư xử tồi tệ với những người mình yêu thương. Đôi khi, chúng ta cố gắng đè nén hoặc chế ngự chúng. Chúng ta có thể sử dụng các phương pháp cực kỳ phi đạo đức và chúng ta không đối xử với nửa kia một cách công bằng. Trên thực tế, chúng ta thường yêu theo cách cực kỳ không lành mạnh. Hơn nữa, có một số người đã học được các kiểu quan hệ độc hại từ thời thơ ấu. 


Trong bài viết này, chúng ta nói về những dấu hiệu chính của loại tình yêu không lành mạnh. Chúng ta sẽ nói về nó với sự liên hệ ở các cặp đôi. Tuy nhiên, cần nhớ rằng các nguyên tắc tương tự có thể áp dụng cho bất kỳ mối quan hệ tình cảm nào giữa hai cá nhân.


Mức độ quan tâm nhau.


Trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ, tần suất của sự quan tâm thường ở mức cao.


. Bạn băn khoăn không biết nửa kia của mình đang làm gì. Bạn tự hỏi liệu mọi thứ có ổn thỏa không. Bạn lên kế hoạch dành nhiều thời gian cho nhau nhất có thể. Katie Hood, Giám đốc điều hành của One Love Foundation nói rằng việc một mối quan hệ bắt đầu như thế nào không quá quan trọng mà quan trọng là nó tiếp tục như thế nào.


Dù sao, ngay cả khi mối quan hệ của bạn mặn nồng trong những ngày đầu, bạn vẫn nên dành một chút thời gian để xem xét cảm xúc của mình. Hãy tự hỏi bản thân xem liệu người yêu của bạn, người luôn muốn ở bên bạn, cũng cho bạn thời gian riêng tư? Tìm hiểu xem liệu việc họ muốn biết mọi thứ về bạn chỉ đơn giản là để hiểu bạn hơn hay có thể có yếu tố kiểm soát hành vi trong đó? 


Sự quan tâm quá mức khi bắt đầu mối quan hệ đôi khi là sự ngụy trang cho một loại tình yêu tiêu cực. Mặt khác, một tình yêu lành mạnh ngay từ đầu có xu hướng dẫn đến một mối quan hệ ổn định hơn.



Cô lập


Tình yêu độc hại thường có dấu hiệu như ngay từ khi bắt đầu mối quan hệ, đối phương sẽ cố gắng tách bạn ra khỏi môi trường sống của mình thay vì cố gắng hòa nhập vào đó. Hơn nữa, họ có xu hướng chỉ trích bạn bè và gia đình của người yêu. Trên thực tế, mục đích của họ là gây ra sự chiarẽ hoặc chia tay.


Những người này sẽ soạn ra một danh sách các lời than phiền và trình bày nó cho nửa kia. Mục đích của họ là đối đầu và cuối cùng là tách người yêu ra khỏi bạn bè và gia đình. Ví dụ, họ có thể nói "Em đã nói với anh là anh trai anh ích kỷ mà" hoặc "Anh đã nói với em rằng bạn của em đang lợi dụng em". 


Loại hành vi này cực kỳ phổ biến ở những người muốn kiểm soát đối phương. Tuy nhiên, có thể bạn sẽ thấy rằng đây là những

cách nói chuyện mà bản thân bạn đã từng sử dụng vào một thời điểm nào đó

.


Vì lý do này, bạn nên nhớ rằng tất cả chúng ta đều có thể sửa sai và đôi khi chúng ta mắc lỗi vì cư xử ích kỷ với người yêu của mình. Trên thực tế, loại hành vi này thường mang tính bản năng. Bạn chỉ đơn giản là làm điều đó mà không thực sự cân nhắc.


Nhu cầu kiểm soát đối phương.


Theo quy luật, khi bạn cảm thấy mình có nhiều quyền kiểm soát đối với những người xung quanh, bạn càng cảm thấy tốt hơn. Khi bạn thực hiện một hành vi nào đó và thấy rằng nó có ảnh hưởng đến người kia, điều này sẽ đóng vai trò như một sự củng cố tích cực cho bạn. 


Khi bạn yêu một cách không lành mạnh, nhu cầu này vượt qua ranh giới giữa điều gì tốt và điều gì không tốt cho mối quan hệ.


Vấn đề thường bắt đầu với một sự nhầm lẫn. Bạn xem nửa kia của mình thuộc quyền sở hữu của bản thân. Bạn cũng có xu hướng đặt mình ở vị trí cao hơn họ. Tình huống này giống như là tướng quân trong tháp chỉ huy ra lệnh "Bạn phải làm theo những gì tôi nói", "Bạn luôn luôn sai, hãy nghe lời tôi".


Ghen tuông vô cớ.


Ghen tuông được sinh ra từ quan niệm sai lầm rằng người yêu thuộc sở hữu của bạn. Tuy nhiên, họ không phải là tài sản của riêng bạn. Bạn không sở hữu họ. Tuy nhiên, bạn có thể không để ý đến điều này và đối xử với họ như một chiếc xe hơi hay một ngôi nhà. Sau đó, khi bạn nghĩ rằng mình có nguy cơ đánh mất nửa kia, bạn có cho rằng "Anh/em không cò n yêu tôi nữa".


Ghen tuông vô cớ khác xa với tình yêu lành mạnh. Nó là biểu hiện của sự ngờ vực. Một cuộc trò chuyện có thể xoay quanh các câu thoại sau: 

"Anh làm gì lâu thế?" 

“Họp hành gì mà lâu như cả năm ấy”.

“Ồ… chắc vậy…” 

 “Ồ… chắc vậy” ở đây là một cách nói khác của “Tôi không tin anh”. Trên thực tế, đó là một cách nhắc nhở ẩn ý “Tôi không muốn anh đến muộn”. Thực tế, nó có nghĩa là “Nếu anh lại đến muộn, tốt hơn hết anh nên

có lý do chính đáng”. Yêu theo cách không lành mạnh thường kéo theo quá trình đánh giá sai lầm.

Ví dụ: Bạn có thể coi người yêu của mình là kẻ nói dối, tại sao không có ai chú ý đến bạn và không quan tâm đến cảm giác của bạn.


Hành vi coi thường


Bạn có thể đã có cảm giác này vào một thời điểm, rằng người kia có thể không làm được điều gì đó. Do đó, bạn muốn bảo vệ họ khỏi những đau khổ không đáng có. Tuy nhiên, bạn phải tránh sự cám dỗ dẫn đến hành động bốc đồng và nói những điều như “Em cố gắng như vậy để làm gì? Anh và em đều biết em sẽ không bao giờ làm được điều đó ”.


Trên thực tế, người yêu của bạn có thể có những khả năng nhất định mà bạn thậm chí không biết. Hoặc, có lẽ, họ sở hữu những khả năng mà bạn đã chọn bỏ qua. Đó là bởi vì, nếu bạn thừa nhận họ, thì bạn sẽ phải giúp họ đạt được mục tiêu và bạn không muốn bị làm phiền


Yêu một cách lành mạnh có nghĩa là tạo điều kiện cho đối phương tìm hiểu và coi trọng khả năng của họ. Thật vậy, có lẽ họ có thể đạt được mục tiêu của mình, họ chỉ cần thay đổi cách thực hiện nó.


Bạn có thể bỏ bớt thời gian làm việc của mình để giúp họ. Hãy dành thời gian rảnh sau bữa tối vài đêm trong tuần và giúp họ chuẩn bị cho buổi phỏng vấn, giúp họ soạn lại CV. Yêu thương một cách lành mạnh bao gồm việc vun đắp cho nhau chứ không phải hạ thấp nhau. Yêu thương là sự kết hợp hài hòa giữa chân thành với tầm nhìn chung về cuộc sống để giúp đỡ lẫn nhau.


Ngoài ra còn có một vài hình thức khác tinh vi hơn của sự coi thường:

  • Đối xử với người yêu của bạn như thể họ không bình thường. 
  • Đưa ra một bình luận gây tổn thương và buộc tội họ là quá nhạy cảm khi họ phản ứng tiêu cực trước câu bình luận đó. 
  • Chỉ trích họ trước mặt người khác bằng những bình luận đáng ra nên được giữ riêng tư. 
  • Trêu chọc những sai lầm của họ, quên rằng sai lầm luôn xảy ra và đó là điều hoàn toàn tự nhiên.


Tình yêu lành mạnh: Đặt mình vào hoàn cảnh của nửa kia. 


Tình yêu lành mạnh bắt đầu bằng việc đặt mình vào hoàn cảnh của người yêu. Hãy cố gắng thấu hiểu hơn là phán xét họ.


Những điều này có nghĩa là bạn có thể yêu theo cách tốt hơn nếu bạn tiếp tục học hỏi. Đảm bảo rằng bạn có sự kết hợp giữa trung thực với thận trọng và giữ lại cho mình những ý kiến, mặc dù chân thành, nhưng không vun đắp cho mối quan hệ của bạn.


Yêu thương lành mạnh có nghĩa là cho phép đối phương giúp đỡ bạn, đánh giá cao những nỗ lực của họ, do đó nâng cao lòng tự trọng của họ. Bạn cần tránh sự cám dỗ cho việc đặt họ vào một vị thế dễ bị tổn thương, khiến họ có cảm giác không an toàn để bạn có được quyền kiểm soát.


Mặt khác, đôi khi bạn sẽ phải đối mặt với những người yêu thương bạn theo cách độc hại. Trong những trường hợp này, bạn có thể nói với họ: "Em biết anh thực sự yêu em, nhưng anh đang thể hiện sai cách". Trên thực tế, một tình yêu không lành mạnh thường sẽ hoàn toàn biến đổi sau một nhận xét đơn giản như cách nói trên. Bởi vì nó mang đến cho người kia một cơ hội để xem xét lại hành động của họ.


Cuối cùng, sẽ có lúc bạn thấy mình phải rời xa những người yêu thương mình, nhưng không phải là một cách yêu lành mạnh. Thật không may, không có bài học nào có thể dạy bạn cách giữ khoảng cách với người yêu bạn nhưng đồng thời lại làm tổn thương bạn cùng lúc. 



Dịch: Jade

Editor: Ori


Nguồn bài: https://exploringyourmind.com/how-to-recognize-unhealthy-love/

Nguồn ảnh: artfinder

BẢN THẢO
Bài viết liên quan