Chúng ta nghĩ chứng trầm cảm đã được nắm rõ từ những năm 70 của thế kỉ trước. Thời ấy, các nhà nghiên cứu và tâm thần học đã đưa ra cách chẩn đoán và điều trị căn bệnh này. Nhưng dù vậy, trái ngược với sự chắn chắc trên, trong những năm qua, cách mà chúng ta tiếp cận chứng rối loạn này đã đi qua nhiều thay đổi đáng kể.
Nếu quan điểm của chúng ta về chứng bệnh trầm cảm cứ thay đổi liên tục, thì làm sao ta có thể biết được cách ta nhìn nhận nó trong hiện tại là cách chính xác? Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý học thậm chí còn cho rằng câu trả lời là không. Có lẽ bạn cho rằng mình đã hiểu về trầm cảm, những gì bạn biết về nó có thể không còn tính chính xác nữa.
Vấn đề của việc chẩn đoán
Thập niên bảy mươi của thế kỉ trước, các nhà tâm thần học đã tìm ra cách để chẩn đoán chứng trầm cảm. Họ lập nên một bảng hướng dẫn, còn được biết đến với tên gọi Bản Hướng dẫn Chẩn đoán và Số liệu với đầy đủ các triệu chứng của trầm cảm. Nếu bệnh nhân có từ năm triệu chứng trở lên trong nhiều tuần liền, rất có thể họ đã được chẩn đoán với chứng trầm cảm. Sau đó, phương pháp trị liệu và thuốc điều trị sẽ được cung cấp cho họ.
Vấn đề mà các bác sĩ gặp phải, đó chính là người mà người thân qua đời đều có các triệu chứng trên của trầm cảm. Dù cho sự đau buồn là một phản ứng tự nhiên chứ không phải là một chứng rối loạn, họ vẫn chẩn bệnh cho những người này chứng trầm cảm.
Cần có sự thay đổi
Nhận ra rằng thật vô lí khi chuẩn đoán bất cứ ai có người thân qua đời với chứng trầm cảm, các nhà tâm thần học đã bổ sung một bản hướng dẫn. Họ thêm vào đó "mất mát ngoại lệ". Tức là, không thể chẩn đoán một người nào đó có người thân qua đời trong khoảng thời gian một năm.
Mặc dù "mất mát ngoại lệ" có vẻ đã tháo bỏ được vướng mắc, vấn đề lại xảy đến những năm sau đó. Các bác sĩ được bảo rằng nguyên nhân chứng rối loạn này chỉ đơn thuần do sự thiếu serotonin. Bởi vì thế, họ không biết mình phải làm gì với các bệnh nhân có vấn đề tâm lí thực sự. Và không những thế, họ cũng không thể hiểu nổi vì sao mức độ seritonin lại ảnh hưởng đến bệnh nhân khi đã đó "mất mát ngoại lệ".
Mệnh đề trên khiến cho nó có vẻ như mất cân bằng hóa chất không phải là nhân tố duy nhất dẫn đến trầm cảm. Điều này đã tạo ra một bài toán nan giải cho bác sĩ và các nhà tâm thần học trong việc chữa trị. Bởi vì thế, họ giảm dần thời gian cho việc đau buồn trước khi chẩn đoán một ai đó. Và cuối cùng, "mất mát ngoại lệ" đã biến mất hoàn toàn.
Điều quan trọng là ngữ cảnh.
Một khi mệnh đề "mất mát ngoại lệ" đã được loại bỏ, nếu một người bày tỏ sự khóc thương cho người thân đã mất, họ có thể bị chẩn đoán với bệnh tâm lý và điều trị bằng các loại thuốc ngay lập tức. Dù đây chỉ là một phản ứng tự nhiên nhưng các bác sĩ lại bị ép buộc làm như rằng không phải thế.
Chúng ta đang làm việc như rằng cảm xúc con người có thể được phân loại đóng hộp và nên được đối xử y như nhau giữa người với người. Thay vì nhìn tình huống hiện tại, chúng ta lại chỉ biết tập trung vào các triệu chứng mà thôi. Bởi vì thế, gốc rễ của vấn đề vẫn còn đó mà chưa được xử lí. Nếu chúng ta thực sự để tâm đến nguyên nhân gây ra chúng, ta có thể tìm ra cách chữa trị thích hợp cho từng cá nhân.
Điều trị bằng thuốc không phải dành cho tất cả mọi người.
Với niềm tin cho rằng việc thiếu serotonin gây ra trầm cảm, điều trị bằng thuốc là biện pháp phổ biến nhất. Vào những năm 90, các nhà nghiên cứu khẳng định 70% số bệnh nhân sử dụng thuốc chống trầm cảm được cải thiện tình trạng hơn rất nhiều. Dù vậy, thông tin này có vẻ không hoàn toàn chính xác.
Sự thật là vào khi ấy, nhà nghiên cứu và công ty dược liệu đã chọn lựa rất cẩn thận các thông tin trước khi đưa ra thông báo. Ví dụ, trong một thí nghiệm về thuốc chống trầm cảm gồm có 245 bệnh nhân. Dù thế, họ chỉ tuyên bố kết quả của 27 bệnh nhân. 27 người đấy, không ngạc nhiên lắm, lại là những người có được hiệu quả của thuốc.
Mặc dù được khẳng định tỷ lệ hiệu quả lên đến 70% nhưng tất cả chỉ là sai sự thật. Có đến 65-80% bệnh nhân bị chẩn đoán với chứng trầm chỉ sau năm dùng thuốc. Theo bác sĩ David Healy, nguyên nhân là do suy nghĩ trầm cảm có mối liên hệ trực tiếp với mức độ serotonin là không chính xác. Ông nói "Chưa bao giờ có bằng chứng chắc chắn cho việc này. Tất cả chỉ là một kiểu marketing." Dù thuốc chống trầm cảm có tác dụng với một số ít bệnh nhân, nó không thể nào có hiệu quả với tất cả mọi người.
Nguyên nhân thật sự?
Có vô số nguyên nhân khác nhau dẫn đến chứng trầm cảm. Dù vậy, có vẻ chúng đều liên quan đến như cầu của con người. Nếu con người cần có thức ăn, nước và nơi ở thì dĩ nhiên họ cũng cần phải được thõa mãn các nhu cầu tâm lý. Nếu không, người ta sẽ dễ dàng rơi vào chứng trầm cảm.
Những người cảm thấy không được quan tâm, mong muốn, bất an, hay bất mãn đều có nguy cơ phát triển chứng trầm cảm hay lo âu. Vấn đề chính là sự không hài lòng và cảm giác công việc mình đang làm là vô nghĩa. Hiện tượng này đã được bác sĩ Michael Marmot phát hiện vào thập niên 70. Qua các nghiên cứu của mình, ông nhận ra những nhân viên cấp thấp sẽ bị stress nhiều hơn cả những người ở vị trí cấp cao.
Nếu con người thấy rằng những gì mình làm là vô nghĩa hoặc không có khả năng kiểm soát chúng, họ có thể rất dễ bị căng thẳng và rơi vào trầm cảm. Tương tự như thế với sự cô đơn. Chứng bệnh này không thể chỉ điều trị với serotonin được. Thay vào đó, bác sĩ nên để tâm đến tình huống của từng bệnh nhân và từ đó tìm được cách thích hợp nhất để giúp đỡ họ.
Chúng ta vẫn còn rất nhiều điều chưa biết về trầm cảm cũng như các chứng bệnh tâm thần khác. Dù chúng ta tin rằng ta biết rõ làm sao để chẩn đoán và điều trị các căn bệnh này, điều này đơn giản là không đúng. Chúng ta đã phạm sai lầm rất nhiều lần trước đó và rât có thể sẽ tiếp tục như thế. Vì thế ngay bây giờ đây, có vẻ như cách tốt nhất chính là cân nhắc kĩ lưỡng hoàn cảnh của từng bệnh nhân trước khi bắt tay vào điệu trị cho họ.
Nguồn: https://thepowerofsilence.co/what-you-think-you-know-about-depression-could-all-be-wrong/
Dịch bởi: Mai Nhi
Bạn có thể theo dõi các kênh chính thức của A Crazy Mind tại:
A Crazy Mind: https://www.facebook.com/acrazymindVN/
Viết sáng tạo: https://www.facebook.com/acm.vietsangtao
A Crazy Mind Books - Những trang sách chạm đến tâm hồn: https://www.facebook.com/ACMbook.Healing
BFN Academy - Nghệ thuật chữa lành: https://www.facebook.com/bfn.academy
----
A Crazy Mind – Viết để trưởng thành: http://bit.ly/Group-VDTT
Câu chuyện điên rồ của tôi: https://bit.ly/acm-cauchuyendienro
A Crazy Mind – Hỏi đáp tâm lý: http://bit.ly/Group-HDTL
A Crazy Mind – Mỗi ngày một trang sách: http://bit.ly/ACM-MNMTS
------------
Kênh youtube: https://bit.ly/3bBwaLJ
Kênh spotify: http://bit.ly/ACM-spoti
Kênh instagram: https://www.instagram.com/acrazymindvn/