Những Loại Hình Stress Phổ Biến Nhất Mà Bạn Cần Biết

Nhiều người xung quanh chúng ta, và có lẽ chính bạn cũng vậy, đôi khi cảm thấy một vài mẹo giảm stress luôn có hiệu quả tốt đối với người khác, nhưng với mình thì lại không. Có rất nhiều …

Nhiều người xung quanh chúng ta, và có lẽ chính bạn cũng vậy, đôi khi cảm thấy một vài mẹo giảm stress luôn có hiệu quả tốt đối với người khác, nhưng với mình thì lại không. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc độ hiệu quả của các phương thức giảm stress đối với mỗi người là khác nhau. Nếu phương thức đấy không mang lại hiệu quả, thì có hai nguyên nhân chính sau: một là chúng không phù hợp với cá nhân người dùng, hai là không phù hợp với tình huống lúc đó. Ví dụ như bài tập hít thở, nó khá hiệu quả trong việc làm giảm stress, nhưng vẫn không đủ sức để giúp bạn chống chọi với gánh nặng khi làm người bảo hộ, căng thẳng trong công việc hoặc một loại căng thẳng kinh niên nào khác.

Có rất nhiều cách để giải tỏa stress, nên đôi lúc việc đi tìm cách phù hợp với bản thân và tình huống của bạn là cả một quá trình dài, hoặc ít nhất là nó sẽ vất vả hơn cả những lúc bạn giãy dụa cố thoát khỏi hố sâu căng thẳng, nhưng nó cũng rất đáng để thử. Trong khi cố thử nhiều phương thức khác nhau để tìm kiếm cách phù hợp nhất, bạn có thể thay đổi hoàn toàn trải nghiệm của bản thân trong việc giải tỏa stress.

Dù bạn đang thử thêm một số lựa chọn mới vào bảng danh sách những cách phù hợp cho mình, hay đang cần xem xét lại các cách giải tỏa và tạo ra một bảng danh sách mới cho bản thân, thì những cách chúng mình cung cấp dưới đây đều có ích cho bạn.
Bạn có thể xem xét những phương pháp giải tỏa căng thẳng được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau này, để lựa chọn cho mình cách tốt nhất.

1. Stress cấp tính

Stress cấp tính là loại căng thẳng khiến tâm trí bạn bị mất cân bằng trong chốc lát. Nó thường đến rất nhanh, không thể đoán trước và cũng không kéo dài, nhưng vẫn đủ khiến bạn thấy căng thẳng, ví dụ như một cuộc cãi vã, một bài kiểm tra mà bạn chưa kịp sẵn sàng.

Khi bạn rơi vào trường hợp stress cấp tính và phản ứng căng thẳng trong cơ thể sẽ được kích hoạt, các kỹ thuật làm giảm stress nhanh chóng sẽ giúp bạn cảm thấy ổn trở lại. Những kỹ thuật này có thể giúp bạn thả lỏng bản thân và nhanh chóng thoát khỏi stress cấp tính.

Bài tập hít thở: rất hữu ích trong trường hợp stress cấp tính, vì chúng thường phát huy hiệu quả nhanh.

Thay đổi nhận thức: Học cách thay đổi cách nhìn của bạn về tình huống có thể giúp kiểm soát mức độ căng thẳng.

Thư giãn cơ bắp: Cũng tương tự như bài tập hít thở, việc luyện tập thư giãn cơ bắp sẽ giúp bạn bình tĩnh lại hơn.

Các bài thiền định ngắn: Thực hiện các bài tập hít thở kèm với kỹ thuật thiền nhanh trong 5 phút để có thể bình tĩnh lại.

Woman meditating in nature. Premium Vector | Premium Vector #Freepik #vector #people #woman #nature #girl
2. Stress mãn tính

Stress mãn tính là loại có xu hướng xuất hiện thường xuyên. Loại stress này khiến bạn cảm thấy bất lực, và nếu bạn không biết cách kiểm soát nó, bạn sẽ dần dần kiệt sức vì nó. Điều này xảy ra do phản ứng căng thẳng trong cơ thể bị kích thích quá lâu, cơ thể bạn không kịp đưa về trạng thái thư giãn ban đầu đã phải hứng chịu cơn stress tiếp theo ập tới, khiến phản ứng căng thẳng bị kích hoạt gần như là vô thời hạn.

Căng thẳng mãn tính dẫn đến một loạt các vấn đề về sức khỏe, bao gồm các bệnh tim mạch, bệnh về đường tiêu hóa, lo âu và trầm cảm, kèm theo hàng loạt những căn bệnh khác. Đấy là lý do vì sao việc kiểm soát những cơn stress mãn tính lại quan trọng như thế.

Để kiểm soát loại stress này, cần kết hợp các phương pháp giải tỏa căng thẳng ngắn hạn (như các cách dùng cho stress cấp tính) với các phương pháp giải tỏa dài hạn để có thể đánh bại được stress. (Các kỹ thuật tập trung vào việc đối phó những cảm xúc khác nhau và các kỹ thuật tập trung vào việc giải quyết tình huống đều rất quan trọng.)

Những thói quen lâu dài sau đây có thể giúp bạn kiểm soát tốt hơn những cơn căng thẳng do stress mãn tính gây ra.

Tập thể dục thường xuyên: việc tập thể dục thường xuyên giúp kiểm soát những cơn stress hiệu quả bởi nhiều lý do.

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: việc ăn uống lành mạnh giúp các hệ thống trong cơ thể bạn hoạt động tốt hơn, từ đó giúp giảm mức độ căng thẳng.

Xây dựng những mối quan hệ tốt: Ở bên những người sẵn sàng hỗ trợ cho bạn sẽ góp phần quan trọng giúp bạn vượt qua căng thẳng.

Tập thói quen thiền định: Những lần thiền định ngắn giúp bạn vượt qua stress cấp tính, vậy nên hãy tạo cho mình thói quen thường xuyên ngồi thiền để nhanh chóng phục hồi sau stress hơn.

Tận hưởng âm nhạc: Âm nhạc chính là một nhân tố tuyệt vời giúp giảm stress sau ngày dài làm việc.

3. Căng thẳng cảm xúc.

Cơn đau đến từ căng thẳng cảm xúc có thể đánh gục bạn còn nhanh hơn cả những loại khác. Ví dụ như cơn căng thẳng đến từ việc mối quan hệ của bạn xảy ra mâu thuẫn, nó mang đến nỗi đau thể xác và tâm hồn, nặng nề hơn cả những áp lực đến từ công việc.

Vậy nên việc bạn học cách kiểm soát những căng thẳng này là rất quan trọng. Những chiến lược khác nhau giúp bạn xử lý, xây dựng và lan truyền cơ chế phục hồi sau stress trong cơ thể hoạt động một cách hiệu quả trong những tình huống khác nhau. Và dưới đây là một số cách để kiểm soát những cơn căng thẳng cảm xúc:

Viết nhật ký: có nhiều phương thức viết nhật ký đáng để thử, và tất cả đều có lợi cho bạn.

Tâm sự với bạn bè: học cách chấp nhận những lời đề nghị giúp đỡ và sự ủng hộ đến từ bạn bè.

Tận hưởng âm nhạc

Thực hành hướng tâm về chánh niệm: Chánh niệm có thể giúp bạn kết nối tâm mình với từng khoảnh khắc trong hiện tại.

Chia sẻ với bác sĩ tâm lý.

Creative illustration of cute girl in lo... | Premium Vector #Freepik #vector #invitation #school #book #star
4. Kiệt sức

Kiệt sức là hậu quả của một quá trình dài mà căng thẳng mãn tính mang lại, khiến bạn cảm thấy hầu như không thể kiểm soát được bản thân. Nhiều áp lực trong công việc – không chỉ bao gồm các kiểu đặt nặng yêu cầu mà còn với các yêu cầu không rõ ràng, thiếu đi sự công nhận cho những thành tích và những rủi ro có thể xảy đến khi bạn gây ra lỗi lầm – tất cả chúng đều có khả năng cao kéo bạn đến bờ vực kiệt sức.

Một khi bạn trượt đến cái giới hạn kiệt sức thì những mục tiêu, công việc, mọi thứ đều trở thành quá sức đối với bạn, bởi động lực đang rời bỏ bạn, trong khi cảm giác căng thẳng vì quá tải lại ghé thăm bạn thường xuyên hơn. Cùng với các phương thức giảm stress mãn tính và giảm căng thẳng trong cảm xúc, những cách sau có thể giúp bạn hồi sức sau giai đoạn kiệt sức – hoặc ngăn chặn chúng từ trong trứng nước.

Dành ra thời gian để nghỉ ngơi: nếu trong lịch làm việc của bạn chưa từng có ngày nghỉ nào, thì đây là lý do bạn nên thử chúng.

Đón nhận năng lượng tích cực vào cuộc sống: Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ, vậy nên hãy cười thật nhiều mỗi ngày nhé.

Làm điều mà bạn thích: đừng cứ đợi đến tuổi xế chiều rồi mới dám bỏ thời gian ra để thực hiện những sở thích của bạn.

Thực sự yêu thích công việc của mình: Nếu bạn đang chọn một công việc bạn không mấy yêu thích, cũng đừng mất hi vọng, hãy thử nhìn nhận khác đi và học cách tạo động lực để hoàn thành chúng.

Học cách nghỉ ngơi: hãy thư giãn, tạo niềm vui cho mình ngay cả trong những ngày làm việc để cảm thấy bớt áp lực hơn.


Dịch: Anne
Biên tập: Ngọc
Nguồn: https://www.verywellmind.com
Nguồn ảnh: Pinterest

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Vì vậy, chúng tôi cần sự đóng góp và ủng hộ của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan