Những Người Thất Hứa: Tại Sao Họ Không Thể Giữ Lời?

Bạn có hay nói ra những lời hứa mà bạn không thể thực hiện không? Mọi người sẽ luôn có lúc thất hứa, nhưng đối với một vài người thì tần suất này thường xuyên hơn.

Bạn có hay nói ra những lời hứa mà bạn không thể thực hiện không? Mọi người sẽ luôn có lúc thất hứa, nhưng đối với một vài người thì tần suất này thường xuyên hơn. Nhưng tại sao mọi người lại thất hứa? Tại sao lại nói ra những điều bạn không thể làm? Trong bài báo này, chúng ta sẽ khám phá ra những lời giải thích hợp lí cho hiện tượng này. 


Nhiều người thất hứa một lần rồi lại lần nữa. Họ làm vỡ vụn niềm tin của bạn, từng chút một, rồi để lại trong bạn không gì ngoài những từ ngữ sáo rỗng và nỗi thất vọng. Những người như thế này rất độc hại vì hành động thể hiện nhiều điều hơn lời nói. Mối quan hệ được xây dựng dựa trên những lời hứa đã được thực hiện, chứ không phải là những lời hứa không thành hiện thực.


Trong lĩnh vực này, có một số chuyên gia tranh luận rằng bạn càng đưa ra ít lời hứa thì càng tốt. Chắc chắn sẽ có những người đồng ý với ý kiến này, nhưng cũng cần phải cân nhắc mặt còn lại của vấn đề nữa.


Con người cần cảm nhận được sự an toàn thì mới có thể thân thiết với người khác. Lời hứa là lời tuyên bố những dự định giúp củng cố niềm tin giữa con người với nhau. 



“Hãy thực hiện mọi lời hứa bạn nói ra và chỉ nói ra những lời hứa mà bạn có thể thực hiện.”
– Anthony Hitt –

Lời hứa và mối quan hệ

Ví dụ, trẻ con cần những lời khẳng định từ cha mẹ chúng để cảm thấy an toàn trong cả khoảng thời gian ngắn và dài hạn. “Bố hứa là khi con tan học, bố sẽ đi đón con và chúng ta sẽ vui chơi một chút ở công viên.”


Điều tương tự xảy ra với những cặp đôi. Lời hứa rất quý giá vì chúng thêm vào gia vị của sự chắc chắn và mong đợi. Khi người kia của bạn hứa làm gì đó và rồi thực hiện nó, bạn cảm thấy được yêu thương và gắn kết.


Thất hứa là cách nhanh nhất để giết chết một mối quan hệ. Điều đó đặc biệt đúng nếu người thất hứa là một kẻ liên tục xúc phạm người khác. 


Tại sao mọi người lại thất hứa?


Rất dễ để đánh giá người khác vì những gì họ làm hoặc không làm và quên đi cách cư xử của mình. Con người là loài sinh vật phức tạp kinh khủng, đến nỗi mà đôi khi bạn mâu thuẫn với chính mình mà không biết. 


Nói cách khác, chắc chắn là vài người thất hứa một cách công khai và hiểm độc. Tuy nhiên, cũng có những người cư xử theo cách này vì họ không nhận thức được những vấn đề gốc rễ. 


Đôi khi mọi người thất hứa vì họ cảm thấy bất an, như một phụ huynh không biết cách nói không với những yêu cầu của con họ. Những khi khác (hầu hết mọi khi) bạn bị phấn khích bởi những khoảnh khắc thân thiết và hạnh phúc khi mà việc hứa hẹn quá cám dỗ và dễ làm. Những lời hứa mà có vẻ rất quan trọng vào thời điểm đó có thể dễ dàng gây ra rất nhiều vấn đề. 


Có một điều bạn nên ghi nhớ về việc thất hứa là không chỉ bạn làm cho người khác thất vọng, mà bạn còn đang tự hủy hoại lòng tự trọng của mình. Sự tàn phá này gây ra những ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng phụ. Nó tạo ra những mâu thuẫn cảm xúc, bạn đánh mất sự thành thật và mối quan hệ của bạn bị phá hủy bởi sự bất tín. 


Hãy nhìn sâu hơn vào lý do khiến mọi người thất hứa…


Hành vi gây hấn thụ động


Những người có hành vi gây hấn thụ động dường như rất tốt bụng và cởi mở vào một số lúc nhất định. Họ phản ứng lại những ý kiến và yêu cầu của bạn rất sôi nổi. Không chỉ thế, họ sẽ nuôi dưỡng giấc mơ của bạn và nói về tất cả những điểm chung của hai người. Tuy nhiên, sẽ không lâu trước khi họ vứt bỏ từng lời hứa mà họ vừa mới nói. 


Nếu từng đó giận dữ là chưa đủ, họ sẽ phủ nhận trống trơn rằng họ chưa từng hứa hay đồng ý bất cứ điều gì với bạn. Những người có hành vi gây hấn thụ động bị nghiện việc thất hứa. 


Tự lừa dối bản thân


Chúng ta đã đề cập trước đó rằng những người thất hứa, không phải ai cũng giống nhau. Vài người không nhận thức được hành động đó của mình, hoặc ít nhất họ cũng không làm chúng dựa trên một niềm tin sai lầm như những người có hành vi gây hấn thụ động.


Vài người bị sự tự dối bản thân đưa đi quá xa. Họ thực sự tin rằng họ sẽ có thể làm mọi thứ họ hứa. Hoặc thậm chí là họ không nhận ra được thực tế bị phấn khích bởi sự hào hứng nhất thời của khoảnh khắc đó. Họ hứa những thứ mà đơn giản là họ không thể thực hiện được. 


Những người như thế này thường thiếu chín chắn và không nhận thức rõ được giới hạn của bản thân. Tuy nhiên, họ thường hứa hẹn từ tận đáy lòng. Sự nhiệt tình của họ thường dễ lây từ người này sang người khác, và họ làm người khác tin rằng những gì họ nói là khả thi

Một điều quan trọng cần nhắc đến trong tình huống trên là, những lời hứa không được thực hiện cũng ảnh hưởng đến người thất hứa đó. Họ bị mắc kẹt trong chính những thất bại và sự thất vọng của mình, và tâm trí của họ có thể rất mệt mỏi. 


Mơ mộng để nhận lại là một thứ gì đó


Có những lời hứa hai mặt. Những chấp thuận bạn đồng ý để đổi lại cái gì đó. Bạn thường thấy điều đó khi nhìn vào các cặp đôi hoặc các thành viên trong gia đình. Bạn có thể đưa ra một lời hứa với ai đó để đổi lại người ta sẽ làm gì đó cho bạn.

“Cuối tuần này, chúng ta sẽ ra biển nếu anh giúp em hoàn thành dự án này” hoặc “Mẹ hứa sẽ đưa con đến bữa tiệc sinh nhật của Mark nếu con làm tốt bài kiểm tra toán.”


Trong trường hợp này, đôi lúc một người giữ lời hứa chỉ để nhận ra rằng người kia không hề giữ lời. Có thể chỉ đơn giản là nó hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của họ, nhưng thỉnh thoảng, họ cố tình.


Sợ phải từ chối


Vài người thất hứa vì họ không biết cách trở nên quyết đoán. Họ không thể nói không khi người yêu, con cái hoặc bạn bè họ yêu cầu họ cam kết gì đó. Nếu bạn không biết cách vạch ra ranh giới, cuối cùng bạn có thể phải chịu trách nhiệm cho những điều mà bạn biết là bạn không có khả năng làm.


Dần dần, từng chút một, cảm giác kém cỏi, không thoải mái và bất hạnh bắt đầu đè nặng lên tâm trí bạn. Đặc biệt là khi bạn muốn được tha thứ và bạn phải đối mặt với việc bị từ chối và sự thất vọng trước mặt những người mà bạn yêu thương. 


Tóm lại là, những người thất hứa không phải lúc nào cũng có ý định xấu. Họ có thể phải đối mặt với những vấn đề cá nhân khó khăn và họ vẫn phải cố gắng để trở nên quyết đoán, tự tin và có trách nhiệm. Sau tất cả, chúng ta đều đang cố gắng. Vài người hiểu được sức nặng của một lời hứa, và vài người thì vẫn chưa rút ra được bài học.. 


Khi bạn hứa một điều gì đó, bạn đang chịu trách nhiệm và đặt niềm tin vào bản thân. Nếu bạn không có sự tự tin đó, thì sẽ rất khó để giữ được lời hứa.



A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

Nguồn: People Who Break Promises

Dịch: Lộc

Biên tập: #Zealous

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan