Những tính cách phát triển mạnh mẽ trong sự cô lập

Khác biệt trong việc ứng phó với sự giãn cách xã hội và có nhiều thời gian một mình hơn.

Khác biệt trong việc ứng phó với sự giãn cách xã hội và có nhiều thời gian một mình hơn.

viết bởi Luke Smillie and Nick Haslam

Đại dịch Corona vi-rút đã gây ra hàng chục ngàn trường hợp tử vong trên toàn thế giới và đẩy các nền kinh tế lớn vào tình trạng suy sụp. Ngoài những tác động đó, hầu hết chúng ta đều sẽ đối mặt với những thách thức về mặt tâm lý. Đó chính là cố gắng duy trì chế độ giãn cách xã hội một cách có trách nhiệm mà không rơi vào sự cô lập và cô đơn về tinh thần. 

Dù sao thì ít nhất chúng ta cũng cùng hội cùng thuyền, đồng bệnh tương liên đúng không nào?

Thực sự thì, không phải tất cả chúng ta đều ở trên một chiếc thuyền đâu. Nhìn chung, việc các nước phong tỏa/ đóng cửa do dịch bệnh COVID-19 sẽ ảnh hưởng đến chúng ta, song lại bỏ qua thực tế rằng con người có những tính cách khác nhau. Tất cả mọi người sẽ phản ứng theo những cách khác nhau trước thời thế thay đổi.

Người hướng ngoại và người hướng nội

Hãy lấy Bob làm ví dụ. Sau 2 ngày làm việc tại nhà, Bob rất háo hức để thử một buổi tiệc rượu xã giao qua Zoom. Nhưng uống một ly bia trước cái laptop của mình thì chẳng giống tí gì với một tiệc rượu cả. Anh ấy tự hỏi không biết mình sẽ đối mặt thế nào trước tình trạng ngồi lì trong nhà và xa cách bạn bè trong những tuần và tháng sắp tới.

Anh ấy nói ra điều anh băn khoăn trong một cuộc nói chuyện điện thoại với chị gái của mình: “Chị Jan à, em có lẽ không dính cái con vi-rút corona nhưng chắc là em sẽ bị ‘cơn sốt cabin’ mất thôi!” (cảm giác buồn chán, cáu gắt khi ở trong nhà quá lâu mà không được ra ngoài)

Jan chẳng thể hiểu được sự bồn chồn của Bob hay tại sao em ấy lại quá lo lắng về việc ở nhà. Nếu Jan cảm thấy tệ vì bất cứ điều gì thì đó chắc hẳn là cảm giác tội lỗi khi nhận ra cô ấy có lẽ đang thực sự tận hưởng ngày tận thế – những buổi tối tĩnh lặng một mình, tránh xa đám đông điên cuồng. Thật hạnh phúc làm sao!

Jan và Bob là kiểu mẫu của những người chúng ta đều biết rất rõ. Bob đại diện cho người hướng ngoại điển hình. Anh ấy nói nhiều, thích giao du bạn bè và đời sống xã hội cao. Trong khi đó, Jan lại là một người hướng nội. Cô ấy thích sự cô độc và thấy Bob ồn ào một chút.



Những con người khác nhau, những phản hồi khác nhau (“Chín người mười ý”)

Sự khác biệt trong hướng nội và hướng ngoại xuất hiện ở giai đoạn đầu đời và tương đối ổn định trong suốt khoảng thời gian sống. Chúng ảnh hưởng đến kiểu môi trường mà chúng ta tìm kiếm và cách ta phản ứng với những môi trường đó.

Trong một nghiên cứu gần đây, những người hướng ngoại và hướng nội được yêu cầu dành thời gian một tuần tham gia vào các mức độ cao hơn của tính cách hướng ngoại với các hành vi đặc trưng, chẳng hạn như nói nhiều, thích đời sống xã hội, v.v. Người hướng ngoại gặt hái được hàng loạt những lợi ích bao gồm tâm trạng được cải thiện và cảm giác chân thực. Ngược lại, người hướng nội lại chẳng thấy lợi ích nào. Họ cảm thấy mệt mỏi và cáu kỉnh theo như báo cáo ghi lại. 

Những quy tắc giãn cách xã hội mà tất cả chúng ta đều đang cố gắng tuân thủ cũng giống như hình ảnh phản chiếu của sự can thiệp này. Bây giờ, tới lượt những người hướng ngoại có những hoạt động không hợp với tính cách của mình, và có lẽ tình trạng sức khỏe sẽ suy giảm trong những ngày tháng tới. Mặt khác, những người hướng nội đã được rèn luyện cho giây phút này cả cuộc đời.

Tại sao những người hướng nội có lẽ thấy đối phó với cô độc dễ dàng hơn những người hướng ngoại? Rõ ràng nhất là, họ có xu hướng ít bị thúc đẩy bởi các cuộc gặp gỡ xã hội. Người hướng nội cũng cảm thấy ít cần phải trải nghiệm niềm vui và hứng thú. Điều này có thể làm họ đỡ bị nhàm chán khi mà sự nhàm chán ấy sẽ khiến nhiều người trong số chúng ta đau khổ nếu giãn cách xã hội kéo dài.

Khi nghiên cứu sâu hơn

Các khía cạnh khác trong tính cách của chúng ta cũng có thể định hình cách ta đối phó trong thời kỳ cô lập. Hãy xem xét 4 nét đặc điểm còn lại trong mô hình tính cách 5 yếu tố (thang tính cách Big Five):

hể định hình cách ta đối phó trong thời kỳ cô lập. Hãy xem xét 4 nét đặc điểm còn lại trong mô hình tính cách 5 yếu tố (thang tính cách Big Five):

Theo như nhiều chuyên gia khuyến nghị, những người có sự tận tâm cao, có tổ chức hơn, ít phân tâm hơn và cũng dễ thích nghi hơn sẽ thấy việc thiết lập và tuân thủ lịch trình hàng ngày dễ dàng hơn.

Những người có sự dễ chịu cao, có xu hướng lịch sự, có lòng trắc ẩn và tính hợp tác, sẽ được trang bị tốt hơn để vượt qua cuộc sống trong khuôn khổ thành viên gia đình hay bạn cùng nhà.

Những người có tính sẵn sàng trải nghiệm cao, có xu hướng hiếu kỳ và giàu trí tưởng tượng, sẽ dễ đắm mình vào những trang sách, những bản nhạc và những giải pháp sáng tạo trước cuộc sống buồn tẻ do đóng cửa đất nước.


Ngược lại, những người có tâm lý bất ổn cao, dễ bị căng thẳng và nảy sinh các cảm xúc tiêu cực hơn những đồng nghiệp khác với tâm lý ổn định hơn sẽ có nguy cơ lo lắng và bị trầm cảm cao nhất trong suốt thời điểm đầy thách thức này.

Dĩ nhiên, tất cả những điều trên chỉ là khát quát chung chung mà thôi. Những người hướng nội không tránh khỏi sự cô đơn, và những ai sở hữu tính cách dễ bị tổn thương có thể phát triển mạnh mẽ với những nguồn lực và hỗ trợ xã hội phù hợp. 

Cuộc sống trong nhộng

Đối với một số người, việc sống trong nhà khi đất nước thực hiện chính sách đóng cửa có lẽ giống như làm việc trên một trạm không gian hay một cơ sở nghiên cứu ở Nam Cực. Vậy chúng ta có thể rút ra bài học nào từ nghiên cứu tính cách ở những môi trường khắc nghiệt này? Nghiên cứu đó cho thấy những người ổn định về mặt cảm xúc, tự lực và tự chủ, hướng đến mục tiêu, thân thiện, kiên nhẫn và cởi mở có xu hướng ứng phó tốt hơn trong điều kiện cô lập khắc nghiệt. Đặc biệt, người ta đã nhận thấy rằng “những người hướng nội hòa đồng [hiểu là dễ chịu] – người yêu thích nhưng không cần tương tác xã hội – dường như rất phù hợp với cuộc sống trong nhộng.”


Để có thể quản lý tốt nhất khu vực xung quanh và “những cái kén” không phân cực của mình, chúng ta có lẽ khao khát có được một vài phẩm chất được lưu ý ở trên, bao gồm: bình tĩnh và có tổ chức, quyết đoán nhưng kiên nhẫn, tự lực nhưng vẫn gắn kết với mọi người. 

Sự cô đơn vs thời gian một mình

Đại dịch corona vi-rút đã xuất hiện theo sát gót điều mà một vài người mô tả như là “đại dịch cô đơn”, song những tiêu đề này dường như đã bị thổi phồng. Một lần nữa, một phần còn thiếu ở trong những mô tả như vậy chính là thực tế rằng đối với một vài người sau cơn mưa trời lại sáng.

Cân bằng với cái được gọi là dịch bệnh cô đơn chính là nghiên cứu về “sự cô độc”, những cảm xúc tiêu cực mà nhiều người trải nghiệm do không có đủ thời gian ở một mình. Như Anthony Storr từng viết trong quyển sách mang tên “Solitude: A Return to the Self” (tạm dịch: Cô độc: Hành trình về với chính mình), “cô độc cũng là liệu pháp điều trị như hỗ trợ về mặt cảm xúc,” và khả năng ở một mình cũng là một dạng trưởng thành về cảm xúc cũng như khả năng hình thành sự gắn kết gần gũi.

Tất nhiên, một vài người trong giai đoạn đóng cửa đang phải đối mặt với những thách thức to lớn mà chẳng có gì liên quan đến tính cách của họ. Nhiều người mất công ăn việc làm và phải đối mặt với khó khăn kinh tế. Một vài người thì hoàn toàn cô lập với bên ngoài trong khi những người khác lại đang cùng chung mái nhà với những người thân yêu. Ngay cả khi như vậy, phản ứng của chúng ta trước những thách thức này không chỉ phản ánh tình cảnh khó khăn của ta mà còn cả bản thân chúng ta nữa.

Dịch: Hannah

Nguồn: https://www.psychologytoday.com/intl/blog/the-patterns-persons/202004/personalities-thrive-in-isolation

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: https://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

Theo dõi các kênh chính thức của A Crazy Mind tại:

Website: https://acrazymind.vn/

A Crazy Mind (Page): https://www.facebook.com/acrazymindVN/

Viết để trưởng thành (Page): https://www.facebook.com/acm.vietdetruongthanh

Viết kết nối (Page): https://www.facebook.com/VietKetNoi.yennhi/

A Crazy Mind – Viết để trưởng thành (nhóm công khai): http://bit.ly/Group-VDTT

Câu chuyện điên rồ của tôi (nhóm riêng tư): https://bit.ly/acm-cauchuyendienro

A Crazy Mind – Hỏi đáp tâm lý: http://bit.ly/Group-HDTL

A Crazy Mind – Mỗi ngày một trang sách: http://bit.ly/ACM-MNMTS

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan