Nhút Nhát Hay Hướng Nội – Lời Giải Đáp Của SUSAN CAIN

Trong một thế giới quá bận rộn và kích thích này, không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều người trong chúng ta cảm thấy “hướng nội” tại một số thời điểm nhất định. Trong một đoạn trích của cuộc …

Trong một thế giới quá bận rộn và kích thích này, không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều người trong chúng ta cảm thấy “hướng nội” tại một số thời điểm nhất định. Trong một đoạn trích của cuộc phỏng vấn với TED, nhà văn Susan Cain đã nói về cách mà môi trường làm việc có thể đáp ứng mặt yên tĩnh của con người, đồng thời cũng chia sẻ những bí quyết giúp cô chinh phục nỗi sợ diễn thuyết trước công chúng.

Năm 2012, Susan Cain đã khởi động một cuộc cách mạng thầm lặng: xuất bản cuốn sách “Sự im lặng: Sức mạnh của những người hướng nội trong một thế giới không thể ngừng nói”, và có một bài phát biểu tại TED về sức mạnh của những người hướng nội. Cả cuốn sách và bài thuyết trình đều đưa người hướng nội lên đầu nhận thức của cộng đồng, xua tan những định kiến vốn có và làm nổi bật những khả năng đặc biệt của họ. Chris Anderson, người đứng đầu TED, đã đích thân phỏng vấn Cain. Sau đây là một phần của cuộc trò chuyện của họ (đã được biên tập lại).

Chris Anderson: Trong cuốn sách, cô nói rằng nhút nhát không hẳn đồng nghĩa với hướng nội. Cô giải thích ra sao về điều này?

Susan Cain: Nhút nhát là nỗi sợ bị xã hội phán xét. Giả sử một người nhút nhát đang gặp phải một tình huống khó khăn, và phải giải quyết nó trong lúc mọi người đang nhìn vào, người đó sẽ cảm thấy một sự tự ý thức bản thân cao độ đến đau đớn. Điều này dễ dàng nhận thấy trong các cuộc phỏng vấn xin việc và những thứ tương tự. Còn hướng nội lại khác, nó không chỉ là khuynh hướng yêu thích đối với môi trường ít biến động. Đó là những nơi êm dịu và thoải mái hơn. Và đó cũng là nơi mà người hướng nội cảm thấy được sống nhất.

Fall in love with these white home decor ideas and start planning your next project | www.essentialhome.eu/blog

AndersonAi đó có thể nhút nhát nhưng lại là một người hướng ngoại, theo hướng thực sự muốn kết nối với người khác. Họ chỉ không biết cách bắt chuyện, và họ sợ hãi khi với việc bắt đầu sự liên kết, nhưng khi họ đã làm vậy rồi thì họ sẽ vui vẻ dành nhiều thời gian cho mọi người. Trong khi đó, người hướng nội có thể chào hỏi khá trơn tru trong lần đầu tiên, nhưng chỉ trong vòng nửa giờ, họ lại cảm thấy căng thẳng và muốn rút lui. Liệu đây có phải là sự khác biệt?

Cain: Một phần nào đó thì đúng vậy. Nhưng tôi nghĩ nhiều hơn về những trải nghiệm nội tâm. Khi gặp gỡ những con người mới, bạn cảm thấy như thế nào? Bạn vui và lo lắng đến mức nào khi bước vào đám đông này?

AndersonMọi người đều ở trên một thang đo đi từ hướng ngoại sang hướng nội, phải không? Tôi rất thắc mắc, thước đo đó trông như thế nào?

Cain: Nó phụ thuộc vào nghiên cứu mà anh đang đọc, và cũng rất khó nói bởi vì điều này còn liên quan tới cách bạn định nghĩa các thuật ngữ. Trong một nghiên cứu tôi tham khảo, 40% đối tượng tham gia là người hướng nội, 20% cảm thấy rằng họ ở giữa và hơn 40% ở phía hướng ngoại. Nhưng không có điều gì là tuyệt đối cả.

Anderson: Tôi cho là tính cách thể hiện bên ngoài và nội tâm bên trong là rất khác nhau. Có rất nhiều người trông như thể hướng ngoại, nhưng nếu bạn được nghe cuộc đối thoại nội tâm của họ, bạn sẽ phát hiện cảm giác về căng thẳng do xã hội, kiểu như “Nào, thở đi, thở đi”, “Thật muốn nghỉ ngơi”, hay “Tôi chịu không nổi nữa, tôi phải ra ngoài.”

Белая интерьерная свеча из соевого воска с деревянным фитилем и тонким ароматом белого чая. Натуральная свеча ручной работы в стеклянном подсвечнике с деревянной крышкой.#candles #interior #white #decor #home #decoration #burning #aromatherapy

Cain: Tôi không thể kể hết số người được mô tả bởi những gì anh vừa nói. Và tôi thực sự được trải nghiệm điều đó khi phát biểu ở TED Talk năm 2012. Anh có thể nhớ ra tôi là một trong những người thuyết trình đầu tiên và khi tôi bước ra khỏi sân khấu, toàn bộ phần còn lại của tuần đó đã bao vây tôi với các khán giả muốn nói  với tôi rằng những gì cô vừa miêu tả chính là thực tế cuộc sống của họ. Phải, đó chính xác là những gì đang diễn ra với rất nhiều cá nhân, kể cả người mà anh ít nghĩ đến nhất.

Anderson: Như vậy là chúng tôi không chỉ bắt cô diễn thuyết, mà sau đó còn đẩy cô qua tình huống khó khăn khi bị bao quanh bởi rất nhiều người.

Cain: À không, chuyện thực ra là: Tôi thực sự khá thích thú với điều đó, vì tôi muốn được nói chuyện với mọi người về những gì họ đang thực sự nghĩ và cảm thấy. Với tôi, những cuộc nói chuyện xã giao ngắn là một điểm yếu chết người. Vì vậy, điều tuyệt vời là, kể từ khi tôi viết cuốn sách này, tôi gần như không bao giờ phải đi bắt chuyện hay cố kéo dài một cuộc hội thoại, bởi vì mọi người sẽ nói với tôi về bất cứ điều gì khiến họ cảm thấy dễ bị tổn thương. Và chúng tôi cũng thường hiểu được đến tận gốc rễ của vấn đề.

Anderson: Điều đó thật thú vị. Dựa trên cơ sở đó, chẳng phải thay vì nói rằng dân số thế giới có tới một phần ba đến một nửa là người hướng nội, ta cũng có thể khẳng định phần lớn mọi người, đôi lúc, sẽ có những loại cảm xúc “hướng nội” mãnh liệt. Thậm chí ngay cả những cá nhân “hoàn toàn hướng ngoại” đều có thể học hỏi từ một số điều này.

Cain: Anh nói đúng. Đối với một số người, nhãn hiệu hướng nội luôn gắn lên lưng họ. Nhưng, một số khác chỉ thỉnh thoảng mới có những trải nghiệm tương tự, và điều đó tới rất bất thường, có thể nó diễn ra ngay đúng hội nghị chẳng hạn. Tất cả các cuộc nói chuyện về xã hội công nghệ ngày nay đều đề cập đến việc con người đang biến mất. Thế nhưng, điều thực sự xảy ra là, dù đang dần tự chìm sâu vào trong những công nghệ biệt lập của mình, chúng ta vẫn đang sống trong một xã hội thực sự trông mong chúng ta có một lượng thời gian đáng kể với những người mình không hiểu biết rõ hoặc thậm chí là chưa từng gặp. Đây không hẳn là mục đích của quá trình tiến hoá của chúng ta, và đó là lý do vì sao việc này khó khăn với hầu hết mọi người.

Anderson: Hãy nói rõ hơn về vấn đề này. Vậy, chúng ta có thể  đồng ý rằng phần lớn con người có những cảm giác mạnh mẽ về hướng nội, ít nhất là trong một khoảng thời gian đáng kể. Làm thế nào chúng ta trở nên tử tế với họ? Liệu chúng ta có thể làm tốt hơn điều gì chăng?

Cain: Trước hết, mong muốn tử tế hơn là điều tuyệt vời và tôi mong động lực như vậy là đủ, nhưng tôi sẽ đưa ra cho mọi người một cơ sở khác. Chúng tôi từng nghiên cứu các công ty và thấy rằng phần lớn nhân viên của họ tin rằng tài năng đến từ nửa hướng nội trong lực lượng lao động không được tận dụng. Đây chính là điểm mấu chốt.

Anderson: Vậy có điều gì đặc biệt trong tài năng của những người hướng nội?

Cain: Chúng rất đa dạng. Tôi sẽ bắt đầu với một thứ phản trực giác, đó là việc mọi người cho rằng lãnh đạo hướng nội sẽ kém hiệu quả. Nhưng nghiên cứu mà chúng tôi có và rất nhiều dữ liệu khác nữa lại cho thấy lãnh đạo hướng ngoại thực tế mang lại nhiều kết quả tuyệt vời. Còn các nhà lãnh đạo hướng ngoại – những người có sức lôi cuốn – thường được trả nhiều tiền hơn, nhưng không hẳn là mang lại kết quả tốt hơn. Chúng ta đã bỏ phí rất nhiều tiềm năng của những người hướng nội, những người thực sự có thể trở thành các nhà lãnh đạo hiệu quả. Cùng lúc, lại có những con số cho thấy khả năng lãnh đạo hướng nội hiệu quả và cũng sẽ có những dữ liệu khác chỉ ra rằng người hướng nội thường bị bỏ qua khi cân nhắc các vị trí lãnh đạo. Chúng tôi không sử dụng tài năng của mình. Mọi người cho rằng nếu bạn hướng nội, bạn không hề cạnh tranh hay tham vọng, và điều đó không nhất thiết phải như vậy. Biểu hiện của nó chỉ khác thôi.

Anderson: Đâu là những quan niệm sai lầm của mọi người về tính hướng nội?

Cain: Chà, có thể nói là rất nhiều, nhưng tôi nghĩ điều lớn nhất, phổ biến nhất là ý tưởng cho rằng người hướng nội là chống đối xã hội hoặc tách biệt với cộng đồng. Ở mức độ cơ bản, hầu hết mọi người đều có định kiến này, và điều ấy không đúng chút nào. Nguyên nhân gốc rễ nằm ở việc người hướng nội muốn xã giao theo cách khác và phân bố năng lượng theo những cách khác với bình thường.

bathrooms #bathrooms countryside #countryside building #building designs #designs crafts #crafts

Anderson: Giả sử cô đang điều hành một tổ chức và muốn thúc đẩy các nhà lãnh đạo hướng nội, vậy làm thế nào để cô có thể xác định được vị trí của họ?

Cain: Điều tôi luôn nói với bất cứ một công ty nào là: “Hãy tìm một ai đó bạn quen trong công ty, người bạn sẵn lòng miêu tả là cực kỳ có tài, trừ khả năng lãnh đạo mà mọi người hay gọi là bẩm sinh. Bạn có thể làm gì để thúc đẩy tài năng của người đó?”

Bước đi hay nhất là ngồi xuống với người đó và cho họ biết bạn chú ý và đánh giá cao những gì họ đóng góp; sau đó tìm hiểu ước mơ sự nghiệp điên rồ nhất trong một, ba hay năm năm tới của họ trông như thế nào. Mọi người cho rằng người trầm tính sẽ ít tham vọng, nhưng tôi chắc chắn bạn sẽ choáng váng khi nhận ra rằng, nếu bạn thực sự động viên những mộng mơ về sự nghiệp đó, nó sẽ rất táo bạo.

Sau khi biết đó là gì, bạn có thể, cùng nhau, lên kế hoạch với họ: “Chà, vậy hãy cho tôi biết, làm thế nào bạn có thể đi từ A đến B?” Tiếp đến, hãy giúp họ tận dụng sức mạnh có sẵn và giúp họ, từng chút một, xác định những nơi họ có thể bước ra khỏi vùng êm ấm của mình.

Anderson: Cô có thể nói nhiều hơn về vấn đề hướng nội và hướng ngoại trong công việc không? Tôi được biết là cô có khá nhiều quan điểm mạnh mẽ về việc có thể và nên tổ chức các văn phòng như thế nào.

Cain: Trước khi bắt đầu viết lách,, tôi đã từng là một luật sư. Dù sao thì, khi ấy, các luật sư được quyền sở hữu một văn phòng riêng, đó là tiêu chuẩn. Vì vậy, tôi đã có một không gian nhỏ đáng yêu nhìn ra Tượng Nữ thần Tự do.

Sau đó, khi bắt đầu viết quyển “Im lặng”, tôi đã ở lì Thung lũng Silicon một thời gian. Tôi hình dung nơi đây như một cõi niết bàn cho những kẻ trầm tính, vì vậy tôi muốn khám phá làm sao họ tạo dựng được một nơi như vậy. Điều đầu tiên tôi phát hiện ra là, thiết kế của rất nhiều công ty đều có thể quy về vài chữ “mở, nhưng không lối thoát”.

Hồi đó, thực sự không ổn khi phê bình những kiểu văn phòng như vậy. Những người tham gia phỏng vấn đã tâm sự rằng, “Tôi không thể tập trung. Tôi không thể hoàn thành cái gì cả. Nhưng tôi không muốn than phiền gì, vì tôi sợ mình sẽ bị coi như một kẻ phá bĩnh.”

Họ băn khoăn, “Cô có nghiên cứu nào mà có thể cho tôi mượn để đưa cho sếp xem theo kiểu “nghiên cứu thực nghiệm” không?” Và tôi nghĩ “Thực sự hay ho đấy” Tôi bắt đầu nghiên cứu, và phát hiện ra hàng đống kết quả. Đây là hồi 2006, 2007. Có rất nhiều con số cho thấy khi nhân viên của bạn làm việc trong các văn phòng mở, họ hoạt động kém hiệu quả, khó tập trung, và mỉa mai là, họ gặp vấn đề trong việc thiết lập những mối quan hệ xã giao.

Cứ nghĩ thử mà xem, giá trị của việc quen biết rõ một ai đó là bạn có thể chia sẻ với người đó những thông tin mà bạn giấu kín với những người xung quanh khác. Nhưng nếu tất cả mọi người đều có thể nghe những gì bạn nói, thì cơ hội cho sự nối kết thân mật là không tồn tại. Điều này có lẽ khá hiển nhiên, và khi tôi bắt đầu đề cập về nó, tất cả mọi người đều giật mình.

Anderson: Thật vậy! Tôi thực sự phải công nhận mình cũng thấy thế. Cô có thấy một tương lai nào cho cả đôi bên khi xây dựng nơi công sở không?

Cain: Nơi tốt nhất cho cả người hướng ngoại và hướng nội sẽ là nơi kết hợp đan xen giữa không gian mở và rất nhiều không gian riêng tư khác. Và bạn có thể di chuyển tự do qua lại giữa những không gian đó suốt cả ngày.

Anderson: Cô sẽ nói gì khi ai đó cho rằng “Đúng là có một số người ghét văn phòng mở, nhưng… còn nhiều thứ khác mà mọi người muốn có khi làm việc nữa. Một chút khó chịu thực ra lại tốt cho mọi người ở nơi làm việc, đó là cách mọi người sẽ cởi mở hơn và khám phá ra những thứ không thể biết được trong điều kiện ngược lại.”

Cain: Tôi sẽ trả lời với 2 thứ. Một, hãy nhìn vào những kết quả thực tế.. Đây không chỉ là “Hãy làm cho nhân viên luôn vui vẻ và thoải mái nhất có thể” mà còn là cả “Bạn muốn mọi người tập trung và làm việc năng suất nhất có thể như thế nào?” Tôi thực sự tin vào tính ngẫu nhiên khi mọi người tán gẫu với nhau, thế nên ngay cả trong thế giới lý tưởng của mình, tôi cũng muốn không gian làm việc có thật nhiều nơi để mọi người làm vậy.

Tôi chỉ muốn nói là: Hãy chăm sóc cho cả phía còn lại của nhu cầu con người nữa. Nếu bạn nghĩ về nó như là sự kích thích, thì với tất cả chúng ta, dù là hướng nội hay hướng ngoại, nhu cầu kích thích cũng thay đổi theo từng thời điểm trong ngày. Bạn sẽ muốn mọi người – khi họ đang ở trong lúc cần sự kích thích – có thể tìm được một chỗ nào đó đông người. Và khi họ muốn thư giãn, bạn sẽ muốn họ đến được một không gian kín, vì đó là cách để họ làm việc tốt nhất và vui vẻ nhất.

Nhưng cũng phải nói thêm rằng, có một điều còn quan trọng hơn cả không gian làm việc, đây cũng là điều mọi người thường nghĩ đến khi tôi nói “Không ai nên phải chịu sự bất tiện, dù là vào bất cứ lúc nào.” Tôi rất tin vào việc mọi người bước ra khỏi nơi tiện nghi của riêng mình để làm những điều khó khăn. Thực sự thì, tôi sẽ không phát biểu trong TED Talk nếu tôi không tin vào điều đó. Nhưng tôi tin vào việc thực hiện nó một cách chiến lược.

Anderson: Về buổi diễn thuyết năm 2012, tôi luôn thắc mắc, cô là một người hướng nội, và cô rất sợ nói trước đám đông. Vậy làm thế nào mà cô làm chủ được nó?

Cain: Nói trắng ra thì tôi đã sợ hết cả hồn. Và đây là bí mật của tôi khi vượt qua bất cứ nỗi sợ nào – trong trường hợp này, đó là nỗi sợ nói trước công chúng. Câu trả lời là bạn phải phơi bày ra điều mà bạn sợ, nhưng từng chút một thôi, để bạn không hoá rồ khi diễn thuyết trong TED Talk, kiểu vậy. Với trường hợp của tôi, đầu tiên tôi đã đăng ký tham gia một hội thảo về nỗi sợ nói trước công chúng. Tất cả những gì tôi cần làm trong ngày đầu tiên là xuất hiện, điểm danh, ngồi xuống và tuyên bố chiến thắng.

Sau đó, bạn sẽ quay trở lại vào tuần tới và làm nhiều hơn thêm một chút nữa, một chút nữa và một chút nữa. Điều tuyệt vời là bạn hoàn toàn có thể dập tắt nỗi sợ theo cách đó. Bây giờ nghĩ lại, từ một kẻ sợ hãi diễn thuyết, bây giờ tôi lại có một sự nghiệp hoành tráng với tư cách là một diễn giả công chúng, và liên tục đến nói chuyện với các công ty, tổ chức và trường học. Nếu bạn nói với tôi điều đó 1 tuần trước buổi TED Talk 2012, tôi sẽ nghĩ đó là một viễn cảnh không tưởng. Còn hiện tại, hoàn toàn không thành vấn đề.

Một phần tôi chưa nhắc tới là nó không chỉ là dập tắt nỗi sợ, mà còn là tôi quan tâm đến những gì mình nói và chia sẻ những suy nghĩ nhiều đến mức khi những điều khó chịu trở lại, tôi sẽ luôn nói với mình rằng, “Tôi chắc chắn sẽ có ít nhất một người trong khán phòng này sẽ trở thành một phụ huynh tốt hơn với con cái, hoặc một người sếp tốt hơn ở công sở, thế nên tôi sẽ làm việc này vì người đó.”

Dịch: Kuhe

Biên tập: #Zealous

Nguồn: What’s the difference between shyness and introversion?

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL


BẢN THẢO
Bài viết liên quan