Liệu nỗi đau có thể diễn tả hết được bằng lời?

Khi điều bí ẩn của triết học đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của y học...


Tất cả chúng ta đều quen thuộc với những nỗi đau. Đáng buồn là, nhiều người phải chịu đựng những tổn thương nhiều hơn người khác. Do đó chứng tỏ việc xác định rõ nỗi đau càng khó nắm bắt hơn. 


Tại sao nỗi đau khó định nghĩa đến vậy? Có lẽ là do nỗi đau được chia làm 2 khía cạnh, một là vật lý khách quan và còn lại thì hoàn toàn chủ quan. 


Xem xét về mặt vật lý. Nếu tay bạn bị bỏng, bạn thường sẽ cảm thấy rất đau và cơn đau đó là cảm giác ở bàn tay bị bỏng. Thông thường, nếu vết bỏng được chữa lành thì cơn đau sẽ tan biến. Theo cách hiểu này, nỗi đau chính là phản ứng vật lý bình thường ở cơ thể, không khác biệt nhiều so với vết bỏng.


Xem xét về mặt chủ quan. Trong lúc bác sĩ xử lý vết bỏng, họ sẽ không thể biết họ có chữa được cơn đau của bạn hay không. Đau hay không đau chỉ có đặt vào vị trí của bạn mới hiểu rõ nhất. Theo cách hiểu này, nỗi đau như nằm ngoài giới hạn của y học. Về cơ bản, cảm giác như nó nằm ở góc độ chủ quan và bất khả xâm phạm của cá nhân.


Tại sao định nghĩa nỗi đau lại quan trọng như vậy


Chúng ta nên định nghĩa nỗi đau như một phản ứng vật lý thường thấy ở cơ thể hay góc độ chủ quan cá nhân? Trong nhiều thập kỷ gần đây, vấn đề triết học này cũng đã trở thành mối quan tâm của y học. 


Ngành y tế dần coi nỗi đau là một tình trạng có thể điều trị theo cách riêng của nó, chứ không chỉ đơn giản là một triệu chứng như các tình trạng cơ bản khác. Rõ nét nhất, quan điểm này được thể hiện qua tuyên bố rằng đau là "dấu hiệu quan trọng thứ năm" (cùng với thân nhiệt, mạch đập, nhịp thở và huyết áp). 


Về mặt thể chế, sự chuyển biến này đã coi sự xuất hiện của thuốc giảm đau như một loại thuốc đặc trị theo cách riêng, trong các tạp chí và hiệp hội nghiên cứu chuyên nghiệp đã nhắc đến.


Năm 1979, Hiệp hội Quốc tế về nghiên cứu nỗi đau (IASP) đã đề xuất định nghĩa về nỗi đau như sau:

Đau là việc trải qua cảm giác và cảm xúc khó chịu liên quan đến tổn thương mô thực tế hoặc tiềm ẩn, hoặc được mô tả theo thuật ngữ của tổn thương đó.


Định nghĩa này kết hợp một cách khéo léo phản ứng vật lý của cơn đau ("tổn thương mô thực tế hoặc tiềm ẩn") cũng như góc độ chủ quan của nó ("việc trải qua cảm giác và cảm xúc khó chịu"), ràng buộc chúng với nhau và tránh sự đối lập triết học bằng thuật ngữ “liên quan”.


Tuy nhiên, vào năm ngoái, IASP đã thông báo rằng định nghĩa này không đầy đủ. Họ thay thế nó bằng định nghĩa về nỗi đau như sau:


Đau là việc trải qua cảm giác và cảm xúc khó chịu, hoặc tương tự liên quan đến tổn thương mô thực tế hoặc tiềm ẩn.



Điều gì đã thay đổi, và tại sao như vậy?


Một thay đổi đáng chú ý là việc bỏ qua thuật ngữ "được mô tả". Ủy ban IASP nhận thấy tiêu chí này chỉ đúng với trường hợp là những người có khả năng mô tả bằng lời nói hoặc âm thanh, khác với trẻ sơ sinh, người khuyết tật và động vật.


Thêm một thay đổi đáng chú ý khác là cơn đau không còn liên quan đến (hoặc được mô tả dưới dạng) tổn thương mô. Thay vào đó, nó chỉ cần giống với loại trải nghiệm liên quan đến tổn thương mô. Đáng chú ý, thoái hoá cơ xương là nguyên nhân hàng đầu gây đau mãn tính nhưng dường như không thực sự liên quan đến bất kỳ tổn thương mô nào. 


Đây là một điều bí ẩn của triết học. Các nhà triết học có nhiệm vụ lý giải vấn đề, nhưng họ lại dành phần lớn thời gian để phủ định chúng. Công lý không mang lại được gì. Điều tốt đẹp không phải là điều chúng ta khao khát. Kiến thức không phải lúc nào cũng là niềm tin đúng đắn.


Một vài người hoàn toàn ủng hộ sự nỗ lực tìm ra định nghĩa của nỗi đau. Có thể chúng ta sẽ không bao giờ tìm ra một định nghĩa ngắn gọn và chuẩn xác nhất. Nhưng chúng ta có thể định nghĩa gần như đầy đủ nhất. Chúng ta có thể xác định các thuật ngữ bằng cách chỉ vào (dùng cử chỉ hoặc lời nói) một số trường hợp thực tế, rồi sau đó xác định các thuật ngữ phản chiếu mô hình đó.


Định nghĩa mới của IASP nên được hiểu theo cách định nghĩa này. Chúng ta định nghĩa một trường hợp đau theo mô hình: một loại trải nghiệm khó chịu nhất định liên quan đến tổn thương mô. Đau được định nghĩa là trải nghiệm đó, hoặc bất kỳ trải nghiệm nào giống vậy. Do đó, trải nghiệm do thoái hoá cơ xương gây ra được coi là đau vì nó giống với trải nghiệm do bỏng hoặc đau răng. 


Tuy nhiên định nghĩa nào cũng luôn được đặt dấu chấm hỏi. Chẳng hạn như: Cần bao nhiêu điểm tương đồng hoặc trùng khớp? Xét cho cùng, mọi thứ đều sẽ có sợi dây liên kết với nhau, vì vậy điểm tương đồng thế nào để được coi là cảm giác đau, cần bao nhiêu điểm tương đồng để một cảm giác được coi là nỗi đau? Và ai có thể chỉ ra liệu cảm giác này có giống với cảm giác đau không? Nếu chính cá nhân là người quyết định, chẳng có sự ràng buộc nào cho quy chuẩn của một cơn đau cả.


Câu hỏi sau cùng này có thể đã được nhà triết học Ludwig Wittgenstein nghĩ đến trong "lập luận ngôn ngữ riêng" của mình. Vì vậy, trong phần 293 của tác phẩm Những Tìm Sâu Triết Học, ông viết:


Nếu tôi nói rằng chỉ khi đặt trường hợp là tôi, tôi mới biết từ "đau" nghĩa là gì — tôi cũng không phải nói như vậy với những người khác sao? Làm thế nào tôi có thể nói chung chung một cách vô trách nhiệm như vậy?


Giả sử mọi người đều có một cái hộp đựng vật gì đó: chúng tôi gọi nó là "bọ cánh cứng". Không ai có thể nhìn vào hộp của người khác, và mỗi người đều nói rằng chỉ cần nhìn vào con vật đó sẽ biết là bọ cánh cứng. Ở đây, rất có thể mỗi người đều có thứ gì đó riêng biệt trong hộp của mình... Nhưng giả sử mọi người đã dùng từ “bọ cánh cứng” thì sao? Nếu vậy, nó sẽ không được dùng dưới một tên khác.


Điều gì sẽ xảy ra khi không thể định nghĩa được nỗi đau? Trở lại câu hỏi khi nãy của chúng ta, định nghĩa về nỗi đau thể hiện được quan điểm chủ quan của cá nhân trong khi vẫn đủ khách quan để làm cơ sở cho thực hành lâm sàng là gì? Giờ đây, các bác sĩ cũng như các nhà triết học, nhận thấy cần phải trả lời thỏa đáng những câu hỏi như vậy. 


------------


Dịch bởi: Uyen Nguyen 

Biên tập: Ori

Ảnh: burst-shopify

[Online] Available at:

<https://www.psychologytoday.com/intl/blog/philosophy-and-therapy/202107/there-is-new-definition-pain-can-pain-be-defined>

[Posted July 18, 2021]




BẢN THẢO
Bài viết liên quan