Nuôi dưỡng đứa trẻ bên trong bạn

Mọi người đều có một đứa trẻ bên trong mình, là phiên bản thực sự của con người bạn, là cốt lõi của bạn, là bản chất của bạn, hiện hữu và duy nhất. Là nơi mà bạn thuộc về.


Mọi người đều có một đứa trẻ bên trong mình, là phiên bản thực sự của con người bạn, là cốt lõi của bạn, là bản chất của bạn, hiện hữu và duy nhất. Là nơi mà bạn thuộc về.


Đứa trẻ đó là điểm tựa cho phép bản thân bạn là chính bạn, được thể hiện những gì thuộc về bạn. Khác hẳn với con người mà bạn tự tạo lên để đem ra giao tiếp với người khác, con người mà bạn sống theo những tiêu chí của xã hội thay vì sống thực sự là chính mình.


Đứa trẻ đó là sự tin tưởng, cởi mở và yêu thương. Đứa trẻ đó là thật, và khi để đứa trẻ đó tự do thể hiện những gì chúng muốn, tức là bạn đang cho phép mình sống một cuộc sống chân thực và yên bình.


Chúng ta thường bỏ mặc và ngó lơ đứa trẻ bên trong mình. Thay vào đó, chúng ta tự nói với chính mình những điều khó nghe và cay nghiệt, những chỉ trích, sợ hãi và không khoan nhượng. Chúng ta bỏ lại những nhu cầu thực sự của mình, bởi chúng ta quá bận rộn bảo vệ bản thân khỏi những mối đe dọa đã nhận thức được từ môi trường bên ngoài.


Đứa trẻ trong bạn luôn cố gắng giao tiếp. Đó là khi bạn cảm nhận được cảm xúc mạnh mẽ khi bạn nhận thấy bản thân có thể đang đưa ra một quyết định sai lầm, nhưng bạn vẫn làm vậy, đơn giản vì bạn cảm thấy như vậy sẽ an toàn và dễ dàng hơn. Đôi khi đứa trẻ đó thực sự hét lên theo đúng nghĩa đen, nhưng vì bạn đã bắt nó im lặng quá lâu, khiến tiếng hét giận dữ kia lại biến thành lời thì thầm thất vọng. Hay thậm chí, là bạn không hề nghe thấy lời cầu cứu nhưng cũng vô cùng giận dữ của nó.


“Cái tôi giả tạo luôn có xu hướng trở thành “những bậc phụ huynh phê phán”. Khiến đứa trẻ trong ta sợ hãi tránh xa việc vui chơi và hạnh phúc. Cái tôi đó giả vờ như bản thân rất “mạnh mẽ” và “quyền lực”, nhưng sức mạnh đó chỉ ở mức nhỏ bé nhất, thậm chí chẳng hề tồn tại. Và trong thực tế, thứ tưởng như quyền lực ấy rốt cuộc lại là nỗi sợ hãi, mất niềm tin và sự sụp đổ.”

Chữa lành đứa trẻ trong bạn - Charles Whitfield


Đứa trẻ đó muốn bạn vui chơi

Đứa trẻ đó muốn bạn cười

Đứa trẻ đó muốn bạn thư giãn

Đứa trẻ đó muốn bạn tươi cười nhiều hơn

Đứa trẻ đó muốn bạn rực rỡ tỏa ánh hào quang

Đứa trẻ đó muốn bạn hát, muốn bạn nhảy, muốn bạn cầm tay ai đó rồi xoay vòng theo điệu nhạc

Đứa trẻ đó muốn bạn thể hiện nhu cầu của bản thân mà không sợ hãi và thiết lập nên những ranh giới, và buông bỏ những định kiến, những con người và những câu chuyện đầy tổn thương và độc hại.

Đứa trẻ đó muốn bạn hãy tin tưởng nhiều hơn

Đứa trẻ đó muốn bạn hãy yêu nhiều hơn, hãy thấu cảm, biết ơn và cho đi lòng trắc ẩn

Đứa trẻ đó muốn bạn hãy mơ ước

Đứa trẻ đó muốn bạn cho phép bản thân mình làm những điều mà bạn sợ hãi, nhưng lại vô cùng khát vọng

Đứa trẻ đó muốn bạn cảm thấy hài lòng với cuộc sống

Đứa trẻ đó muốn bạn giải phóng bản thân khỏi những yêu cầu xã hội và những kỳ vọng mà người khác áp đặt lên bạn.

Đứa trẻ đó muốn bạn ngừng so sánh mình với người khác để đánh giá bản thân và mọi người

Đứa trẻ đó muốn bạn ngừng ngó lơ và bịt miệng nó

Đứa trẻ đó muốn bạn hãy lắng nghe


“Trong chúng ta là những đứa trẻ giàu cảm xúc, quyết đoán và sáng tạo. Nó có thể là đứa trẻ ngây thơ nhất, cũng trưởng thành nhất. Nó cần được vui chơi và vui vẻ, hạnh phúc, có lẽ vì nó rất cởi mở và dễ dàng tin tưởng. Nó đầu hàng chính nó, đầu hàng mọi người khác, và cuối cùng là đầu hàng Vũ Trụ, nhưng lại vô cùng mạnh mẽ. Nó ngông cuồng tận hưởng việc nhận lấy và việc được nuôi dưỡng. Nó cũng mở ra vùng vô thức rộng lớn và bí ẩn trong chúng ta. Nó chú ý đến những thông điệp được gửi đến chúng ta từ vùng vô thức đó qua những giấc mơ, những đấu tranh và bệnh tật. Bởi đứa trẻ đó là thật nên nó có quyền được phát triển. Và trong khi cái tôi giả tạo đã thực sự quên đi nó, bản ngã thật sự của chúng ta vẫn không thể quên được sự hợp nhất của chúng ta với những người khác và với Vũ Trụ thông qua đứa trẻ này.”

“Trong hầu hết thời gian, khi chúng ta vào vai với cái tôi giả tạo, chúng ta không cảm thấy thoải mái mà thấy tê liệt và trống rỗng, hoặc trong một trạng thái bị ép buộc đến co cứng. Chúng ta cảm thấy không thực, không đủ và không khỏe. Ở một cấp độ nào đó, chúng ta cảm nhận được có gì đó không đúng, có gì đó đang bị mất đi.”

Chữa lành đứa trẻ trong bạn - Charles Whitfield

Làm thế nào để nghe được tiếng gọi của đứa trẻ trong chúng ta?


Để thực sự nghe thấy đứa trẻ đó, chúng ta cần dừng mọi chuyện xung quanh, ngồi yên lặng và tự hỏi mình những câu hỏi quan trọng. 

Tiếp theo đó ta cần làm gì? Chúng ta phải tin vào những thông điệp mà mình nhận được. Những tiếng thì thầm lặng lẽ. Những cảm xúc cuồn cuộn trong lồng ngực, cảm thấy bản thân và Vũ Trụ như đang hòa vào nhau. Tất cả đều ở đó, nắm giữ câu trả lời mà ta cần, là đứa trẻ mà chúng ta cần lắng nghe để tiến về phía trước và thoát khỏi cái tôi giả tạo mà chúng ta tự xây dựng lên. Có thể sẽ mất một thời gian để bạn thực sự nghe thấy nó. Cũng phải thôi, chúng ta đều đã xa lánh nó quá lâu, đã bắt nó im lặng trong một thời gian quá dài, tước đi quyền lên tiếng của đứa trẻ đó. 


Hãy nhớ, tiếng nói đó bắt đầu như một lời thì thầm thủ thỉ. Hãy tiếp tục lắng nghe. Đứa trẻ ấy sẽ nói, ngày càng to hơn, mạnh mẽ hơn. Nó sẽ cho bạn câu trả lời, nó sẽ dẫn bạn trở về nơi thuộc về bạn, để được yêu thương.


Người dịch: LISA

Theo dõi dịch giả tại: Góc của LISA

Beta: Smultronställe- Góc nhỏ trong tim tôi

Tác giả: Kathryn Kos, M.Ed., NTP

Link bài gốc

BẢN THẢO
Bài viết liên quan