Phân chia nhân loại: Người tốt hay kẻ xấu?

Việc định nghĩa một thứ gì đó cực kì tốt và cực kỳ xấu có sự cám dỗ đặc trưng đối với tâm trí. Giống loài con người không giỏi trong việc chỉ ra sắc thái hay mức độ riêng …

Việc định nghĩa một thứ gì đó cực kì tốt và cực kỳ xấu có sự cám dỗ đặc trưng đối với tâm trí. Giống loài con người không giỏi trong việc chỉ ra sắc thái hay mức độ riêng biệt, mà việc chỉ ra sắc thái hay liệt kê mức độ cũng không phải là điểm dừng cuối cùng trong việc đánh giá của con người.

Nhà phân tâm học trẻ em Melanie Klein đạt được thành tựu xuất sắc vào giữa thế kỷ 20 về việc nghiên cứu vấn đề này ở thời thơ ấu của những đứa trẻ. Đối với Klein, trẻ sơ sinh và những đứa trẻ nhỏ chính là những người theo bản năng mà chia thế giới thành những nhóm người đối lập nhau, một bên là xuất sắc và bên còn lại là tồi tệ. Và chúng đã làm như vậy từ khi mới lọt lòng và thưởng thức giọt sữa mẹ đầu tiên của đời mình. Klein cho rằng, một đứa trẻ khi mới sinh ra chưa hề có nhận thức rằng mẹ của mình chính là một người toàn vẹn. Thay vào đó, thuở ban đầu, người mẹ chỉ là nguồn sữa dồi dào từ sự sống và những điều tốt đẹp. Đôi khi, việc uống sữa mẹ diễn ra tốt đẹp, khi mà dòng sữa mạnh mẽ, đầy dinh dưỡng rót vào cơ thể nhỏ bé, bầu sữa được xem như là một nguồn hạnh phúc và hoàn hảo, không thể chê vào đâu được, một thứ gì đó tuyệt vời được chuẩn bị chu đáo. Nhưng ở một khía cạnh khác, khi việc cố định bầu sữa trở nên khó khăn, và cũng như việc nguồn sữa bị tắc nghẽn, cảm giác bực dọc, khó chịu là không thể tránh khỏi được. Đứa trẻ sẽ xem bầu sữa như thứ gì đó chống đối lại nó, trả thù nó, vô dụng và chắc chắn là một thứ không tốt đẹp gì. Và như thế, trong quá trình suy nghĩ mà Klein gọi là “splitting” (tạm dịch: phân chia), đứa trẻ nghiễm nhiên chia mẹ của mình ra thành dạng không khác gì một cái là bầu sữa ngon, và một cái thì dở tệ.



Cuối cùng đứa trẻ cũng sẽ phát triển được khả năng suy nghĩ tổng hợp và phức tạp hơn. Điều này khiến chúng nhận ra một sự thật thú vị rằng: bầu sữa kia vốn dĩ thuộc về một con người. Và quan trọng hơn nữa rằng trùng hợp (một cách kì lạ) là người này vừa là người tốt, mà cũng là người xấu, vừa hữu ích cũng vừa khiến mình khó chịu, nhưng cũng vừa làm hài lòng mà cũng vừa khiến người khác phải phát điên. Hơn nữa, có vẻ có rất nhiều người sở hữu những nét tính cách trái ngược nhau, trong một lúc họ có thể rất vui vẻ và hoạt bát, nhưng sau đó lại cọc cằn khó chịu với người khác. Đừng vội chê trách khuyết điểm ẩn tiềm của con người, bản chất trái ngược cùng tồn tại trong một con người, xét cho cùng, chính là một phần của loài người. Đứa trẻ dần chấp nhận rằng thực thể kia chính là một thứ hỗn tạp lộn xộn của những cái tốt và xấu – nhưng đó không phải là lý do để nó từ bỏ mọi thứ. Con người vẫn có thể sống, dù không hề có làn ranh phân biệt rõ ràng giữa mọi thứ.


Klein không hề ảo tưởng trong việc tiếp cận những nhận thức này dễ như thế nào. Cô cho rằng thật không dễ dàng gì cho trẻ con khi trói buộc chúng vào góc nhìn, một là đúng, hai là sai. Trẻ con sẽ rơi vào việc suy nghĩ quá nhiều, đắn đo, tư lự, và Klein gọi quá trình này là “chủ nghĩa hiện thực trầm cảm”. Ở trạng thái u sầu này, chúng sẽ giải phóng vài phần sức sống tự do trước đây của mình và cho rằng những suy nghĩ khó khăn và u sầu kia là bản chất mâu thuẫn của mọi thứ. Chúng bắt đầu nhận ra thế giới chẳng còn gì trong sạch để chúng ham muốn – nhưng một lần nữa, thế giới chính là vận hành theo cách ‘có qua có lại’, chẳng có thứ gì hoàn toàn hay tuyệt đối tồi tệ. Mẹ có vẻ rất tốt bụng, nhưng cũng phiền phức không kém; bố thì rất vui tính nhưng cũng chẳng khác gì một đồ ngốc. Nhà trẻ không phải lúc nào cũng vui, nhưng nó cũng đâu phải là một nơi tồi tệ kinh hoàng gì.


Trong quá trình trị liệu của Klein, bà nhận ra không phải người trưởng thành nào cũng thoát khỏi giai đoạn “chủ nghĩa hiện thực trầm cảm” ấy. Phần lớn chúng ta vẫn mắc kẹt ở vực thẳm nào đấy trong giai đoạn “phân chia”. Đó là khi chúng ta cứ tiếp tục xem người khác và các tình huống là đơn thuần và tươi đẹp hay kinh hoàng và đáng ghét. Ví dụ như, những kẻ bất đồng quan điểm xã hội chí là những kẻ côn đồ: thối nát, đáng ghét, đáng để bị người đời bêu xấu. Tên đồng nghiệp cũ lúc nào cũng khiến chúng ta bực mình chính là một con quái vật đầy tội lỗi với những hành vi ghê tởm và những động cơ không thể tồi tệ hơn. Ai mà cứ giữ chân chúng ta ở công ty thì chắc chắn chẳng có ý gì tốt lành.

Nhưng là anh chàng, cô gái kia mà chúng ta vừa gặp hai ngày lẻ 12 tiếng trước trên một trang web hẹn hò thì lại vô cùng xinh đẹp và tuyệt vời đến tận xương tủy. Thế giới chỉ có một hay hai người chính diện thực sự, còn rất những kẻ phản diện đang đợi công lý hành xử họ.




Nghiên cứu của Klein chính là tìm mối liên kết giữa trưởng thành và việc gạt bỏ tất các quan điểm “phân chia” gây bất hoà. Để làm người trưởng thành chính là phải nhận thức được một người mẫu mực, hoàn hảo từ đầu đến chân hay là một con quái vật thì cả hai đều không tồn tại, chẳng con người nào là thánh thần và cũng chẳng ai hoàn toàn là một kẻ tội lỗi. Chỉ có ít người, ở giữa lằn ranh giới, cố gắng hành xử đúng mực, nhưng vẫn mắc sai lầm, để rồi cố gắng xin lỗi, và hy vọng có thể làm tốt hơn – và những con người ấy thì lúc nào cũng chất đầy hối hận trong tâm trí, xấu hổ và thiết tha cầu mong một lần xá tội. Mấy đứa bé, chúng ngọt ngào thật đấy, nhưng đối với phân chia thì lại không như thế. Nó nằm ở nơi tận cùng của trái tim, nơi mà bản chất độc hại của chủ nghĩa chuyên chế, báo thù, cố chấp và áp bức chính trị tồn tại. Ẩn tại bên trong một vị tướng quân ra lệnh hành quyết những kẻ tù tội hay một nhà cách mạng lạnh lùng nhìn nạn nhân bị khai trừ chính là một đứa trẻ mới biết đi đang giận dữ. Một trong những thành tựu vĩ đại nhất của chúng ta chính là nhận thức một sự thật tiêu cực mà thiết yếu này: mọi người, kể cả bản thân chúng ta, chính là một thực thể pha trộn giữa ác quỷ và thiên thần, và chính vì thế, thứ tha và kiên nhẫn là đặc điểm không cần bàn cãi của một thế giới dễ chịu.


Nguồn:  https://www.theschooloflife.com/thebookoflife/on-goodies-and-baddies/

Dịch:   Irene

Biên tập: Ngọc

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan